Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

SEAGAME BUỒN!

alt
alt
Bóng đá nước tôi
Vẫn chỉ … quả bầu
Thương nỗi hoài mong của mẹ
Bao lần đến Seagame
Bao lần khóc thầm lặng lẽ
Huy chương không về
Lòng mẹ lặng im

Bóng đá nước tôi
Xin cứ nguyện cầu
Huy chương Seagame
Vời xa như thế
Nỗi đau trong lòng
Tám mươi sáu triệu dân

Mỗi lần Seagame
Lòng như tan vỡ
Quả bóng thì tròn
Danh hiệu… chỉ ước mơ!

QUAN HỆ VIỆT - MỸ



KỊCH BẢN ISRAEL TẤN CÔNG IRAN

Đất rộng, người đông GDP năm 2010 ước tính tới 357 tỷ USD, Iran có đầy đủ các yếu tố để trở thành một trong những nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất khu vực.
Kỳ 1: Tiềm lực quân sự Iran

(ĐVO)
Trong thời gian gần đây, bất chấp những lời đe dọa trừng phạt của Mỹ, Israel và đồng minh, Iran vẫn bảo lưu quan điểm về chương trình hạt nhân của mình.



Chắc chắn Iran không thể không biết hậu quả của những nước đi ngược lại lợi ích của các nước phương Tây qua các cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq và mới đây nhất là Libya. Tuy nhiên thái độ cứng rắn của Iran không phải không có cơ sở nếu chúng ta nhìn vào tiềm lực quốc phòng của đất nước này.


Không giống như các nước khác, lực lượng vũ trang của Iran chia thành hai nhánh chính hoạt động khá độc lập với nhau gồm Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIA - Islamic Republic of Iran Army) chịu trách nhiệm về chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC - Islamic Revolution Guardians Corps) phụ trách các vấn đề an ninh.

Các binh sĩ Iran tham gia duyệt binh.
Dù quy mô và nhiệm vụ không giống nhau nhưng cả 2 lực lượng này đều có các binh chủng hải, lục và không quân riêng. Riêng IRGC còn có lực lượng đặc nhiệm Quds và Binh chủng tên lửa đối đất của Iran.

Hiện tại, IRIA đang có trong tay 465.000 binh lính, trong đó 230.000 người là quân nhân chuyên nghiệp và 235.000 người là lính nghĩa vụ, còn IRGC có quy mô 125.000 lính chính quy và khoảng 90.000 dân binh thuộc lữ đoàn bán vũ trang Basij.

Trước cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran là một trong những đồng minh thân cận của phương Tây, vì vậy quân đội nước này đều được trang bị những vũ khí Âu Mỹ tối tân hiện đại nhất như trực thăng tấn công AH-1J, máy bay tác chiến không đối không tầm xa F-14 Tom Cat...

Tuy nhiên, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979, bị phương Tây cấm vận, Iran đã mở rộng nguồn cung cấp vũ khí ra các thị trường mới như Nga, Trung Quốc, Brazil... và đặc biệt là đã đạt được nhiều thành công trong việc hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng, từ đó đã tự túc được rất nhiều loại vũ khí khí tài hiện đại.

Vị trí địa lý của Iran trong khu vực.
Hải quân

Nắm giữ vùng biển quan trọng, trong đó có eo biển Hormuz với 40% lưu lượng dầu thô giao dịch trên thế giới, Iran đang cố gắng xây dựng một lực lượng hải quân lớn và có sức mạnh đáng kể.

Đặc biệt, do yếu tố địa lý nhỏ hẹp của vùng vịnh Persian, xác suất cao phải chiến đấu với các quốc gia có tiềm lực hải quân mạnh hơn, Iran đã đầu tư mạnh vào lực lượng tàu cao tốc tấn công trang bị tên lửa và lực lượng tàu ngầm.
tàu đệm không khí trang bị tên lửa chống hạm của Iran.

Hải quân Iran hiện nay sở hữu một lực lượng lớn gồm 28.000 binh sĩ; 13 tàu ngầm các loại, 5 hộ vệ hạm; 3 tàu tàu hộ vệ cỡ nhỏ; 98 tàu tuần tiễu và hơn 100 tàu cao tốc tấn công có trang bị tên lửa.

Ngoài ra, binh chủng này cũng sở hữu lực lượng không quân riêng với 65 máy bay, trong đó có cả máy bay săn ngầm P-3 Orion do Mỹ sản xuất.
Iran đang vận hành 3 tàu ngầm tấn công lớp Kilo do Nga sản xuất.
Trong số tàu ngầm của Iran sở hữu, nổi bật nhất là 3 chiếc Project 877EKM lớp Kilo do Nga sản xuất. Dù vậy, đây là những chiếc Kilo biến thể đầu tiên nên tính năng hoạt động và vũ khí không thể so sánh với những chiếc Kilo Project 636 Nga bán ra sau này.

Ngoài ra, những chiếc tàu ngầm còn lại đều thuộc lớp Nahang và Ghadir do nước này tự sản xuất, vốn là những tàu ngầm mini có lượng giãn nước chỉ từ 150 - 400 tấn và khả năng chiến đấu rất hạn chế.

Một chiếc tàu ngầm mini lớp Ghadir đang được hoàn thiện trong nhà máy.
Năm 2008, Iran  công bố nước này đã bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm tấn công nội địa đầu tiên giãn nước trên 1.000 tấn có tên Qaem.

Theo những thông tin phía Iran cung cấp, loại tàu ngầm này sẽ được trang bị nhiều công nghệ hiện đại, trong đó vũ khí sẽ bao gồm cả ngư lôi và tên lửa.

tàu hộ vệ Jamaran là chiếc tàu chiến hiện đại nội địa lớn nhất hiện nay của Iran.
Về lực lượng tàu nổi, không chỉ đầu tư vào các tàu cao tốc tên lửa với nhiệm vụ phòng vệ, Iran cũng đang bắt tay đóng các chiến hạm lớn, trang bị vũ khí mạnh, có khả năng tác chiến dài ngày để gia tăng sự hiện diện của nước này trên các vùng biển quốc tế.

Tiêu biểu cho những chiến hạm này là hộ vệ hạm lớp Moudge có tên Jamaran mới được Iran hoàn thành. Jamaran là một tàu chiến tấn công có khả năng tác chiến rất mạnh, được trang bị 4 tên lửa chống hạm Noor (biến thể nội địa Iran sản xuất theo tên lửa C-802 của Trung Quốc) tầm bắn 200 km; tên lửa phòng không Fajr (copy tên lửa SM-1 của Mỹ)  cùng ngư lôi và pháo hạm 76 mm.

Vào thời điểm hiện nay, Iran cũng đang tiến hành đóng tàu hộ vệ lớp Moudge cải tiến với khả năng tác chiến vượt trội so với Jamaran. Dự tính chiếc hộ vệ hạm mới có tên Velayat sẽ phục vụ hải quân Iran trong tương lai gần.

Những chiếc tàu cao tốc này có thể đạt tốc độ tới 150 km/h. Cùng với tên lửa chống hạm, nó sẽ là mối đe dọa chết người với các tàu chiến tại vùng biển nông thuộc vịnh Persian
Máy bay F-14A Tomcat của Không quân Iran.
Một phi đội gồm máy bay F-14, F-4 và Mig-29 của không quân Iran bay biểu diễn.
Máy bay Azarakhs (sấm sét) của Iran chế tạo dựa trên F-5E của Mỹ
Máy bay F-16 Mỹ bán cho chính quyền Shas của Iran.
Phòng không - không quân
Nhằm bảo vệ các mục tiêu quan trọng, đặc biệt là cơ sở hạt nhân, Iran đã xây dựng một lực lượng phòng không - không quân đông đảo và có chất lượng cao trong khu vực.

Không quân Iran vào giai đoạn trước cách mạng Hồi giáo đã sở hữu những trang bị hiện đại nhất khu vực. Dưới sự trị vì của vương triều Shas, Mỹ đã viện trợ và bán cho Iran 160 máy bay F-16, 79 máy bay F-14A Tomcat, 32 máy bay F-4D Phantom, 177 máy bay F-4E, 16 máy bay trinh sát điện tử RF-4E Phantom II, 140 máy bay F-5E và 28 máy bay F-5F hai chỗ ngồi.

Sau khi bị cấm vận từ năm 1979 cùng với cuộc chiến tranh Iran - Iraq, Iran đã dần cạn kiệt nguồn phụ tùng thay thế cho những máy bay này, do đó, số máy bay phương Tây còn phục vụ hiện nay trong quân đội Iran không còn nhiều (chỉ còn khoảng 25 chiếc F-14A và hơn 100 máy bay F-4; F-5 còn đang hoạt động).

Dù vậy, Iran cũng đã đạt được thành tựu khi không chỉ sản xuất được phụ tùng thay thế mà còn có khả năng tự nâng cấp những loại máy bay này. Tiêu  biểu Iran đã sản xuất được máy bay Saeqeh, biến thể nâng cấp của máy bay F-5A và Azarakhsh là loại máy bay tự sản xuất hoàn toàn dựa trên máy bay F-5E của Mỹ.

Sau nămm 1979, Iran cũng đã mua khá nhiều máy bay từ các nước khối XHCN như máy bay tiêm kích J-7M của Trung Quốc, Mig-29, Su-24MK của Nga và máy bay vận tải Il-76TD.

Một nguồn cung cấp máy bay cho Iran không thể không kể đến là những chiếc máy bay do phi công Iraq đào tẩu khi Mỹ tấn công Iraq trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất gồm các loại như Mirage-F1 (ít nhất một phi đội), Su-24MK (Fencer-D), Mig-29, Su-22M, Su-25, Mig-24 và Il-76.

Trong số các máy bay này, những chiếc Mirage F1 và Su-24MK vẫn còn đang phục vụ bình thường trong lực lượng Không quân Iran.

Chiếc máy bay cảnh báo sớm (AEW) Il-76 Adnan này là do các phi công Iraq "biếu không" cho Iran
Ngoài ra, công nghiệp Iran cũng đã tự chủ trong việc sản xuấ nhiều loại máy bay trực thăng và máy bay huấn luyện theo các nguyên mẫu nước ngoài như Shavabiz 75 (biến thể của trực thăng Bell 214C), Shahed 274 (chủ yếu dựa theo trực thăng Bell-206), máy bay huấn luyện JT2-2 Tazarv, máy bay huấn luyện hạng nhẹ Parastu ( biến thể của máy bay F33 Bonanza do Mỹ sản xuất).

Không những sở hữu số lượng máy bay hùng hậu, không quân Iran cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm tác chiến từ cuốc chiến tranh 9 năm với người láng giềng Iraq. Đồng thời, qua cuộc chiến này, Iran cũng đã làm chủ được nhiều loại vũ khí của cả phương Tây và khối XHCN.

Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tự phát triển các loại máy bay chiến đấu mới, Iran cũng đang nỗ lực tìm nguồn cung cấp các chiến đấu cơ hiện đại. Trong số các loại máy bay nước này quan tâm có thể kể đến máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30 của Nga, J-10 hay JF-17 Thunder của Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới áp lực của Mỹ và phương Tây, hiện Iran chưa ký được một hợp đồng nào để mua những loại máy bay này.

Iran tự nhận là nước đầu tiên chế tạo tên lửa đánh chặn tên lửa không đối không.
Tên lửa có thiết kế giống S-300 của Nga.
Tên lửa phòng không 2K12 Kub (SA-6) của Iran.
Dù sở hữu số lượng máy bay khá lớn, nhưng hầu hết những loại máy bay này đã lỗi thời khi so sánh với máy bay F/A-18 của Mỹ hay F-15, F-16 của Israel, do đó nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Iran vẫn phải dựa nhiều vào lực lượng phòng không.

Tương tự không quân, lực lượng phòng không Iran cũng sở hữu nhiều loại vũ khí khác nhau của cả phương Tây và Nga.

Ngoài các hệ thống tên lửa phòng không cũ như S-200, 2K12 Kub, S-125 (Nga), MIM-23 Hawk, SM-1 (Mỹ), mới đây Iran cũng đã mua 29 hệ thống phòng không tầm ngắn Tor của Nga. Đây là hệ thống phòng không cơ động, có khả năng phản ứng nhanh và có thể đối phó với các tên lửa hành trình.

Ngoài ra, quân đội Iran cũng được trang bị nhiều loại tên lửa tầm nhiệt vác vai hiện  đại như SA-16/18 Igla, RBS-70 của Thụy Điển.
Bên cạnh tên lửa phòng không, Iran cũng được trang bị mạng lưới pháo phòng không tầm thấp dày đặc, trong đó có cả những hệ thống hiện đại điều khiển bằng máy tính, dẫn bắn bằng radar và thiết bị ngắm quang điện tử như Skyguard do Thụy Sĩ sản xuất.

Ngoài ra, công nghệ quốc phòng của Iran cũng làm chủ, sản xuất được nhiều loại tên lửa phòng không hiện đại khác.

Đáng kể nhất là tên lửa biến thể S-300 (Iran tuyên bố tự sản xuất sau khi hợp đồng mua bán với Nga bị đổ bể, có thể có sự hỗ trợ kỹ thuật và linh kiện từ Nga hoặc Belarus), tên lửa Messad (là biến thể nâng cấp của tên lửa MIM-23 Hawk của Mỹ với radar và thiết bị điều khiển mới, có độ chính xác và tầm bắn vượt xa nguyên bản.

Binh sĩ Iran đang vận hành pháo 35 mm trong hệ thống phòng không Sky Guard
Tên lửa

Lực lượng tên lửa đối đất là “nắm đấm” đáng gờm của Iran đối với các quốc gia có ý định tấn công nước này, đặc biệt là Israel.
Từ những tên lửa Scud mua ban đầu của Nga và một phần nhờ sự giúp đỡ của Trung Quốc, Triều Tiên, Iran đã tự chế tạo được rất nhiều loại tên lửa đạn đạo nguy hiểm.

Bước đầu, Iran đã thành công trong việc chế tạo các tên lửa đạn đạo tầm ngắn hoạt động bằng nhiên liệu lỏng như Shahab-1 (tầm bắn 350 km, dựa trên tên lửa Scud-B), Shahab-2 (tầm bắn 750 km, dựa trên Scud-C).

Tên lửa đất đối đất Fateh-110 có tầm bắn 300 km với tốc độ tới 1.200 m/s nên gần như không thể đánh chặn.
Sau đó, Iran ngày càng tiến bộ khi đã thành công trong việc chế tạo các tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 2.000 - 3.000 km, có khả năng vươn tới Israel và toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ tại vùng Vịnh.

Đặc biệt, các tên lửa mới này (như Shahab-3 tầm bắn từ 1.200 - 2.000 km; Ghadr-110 tầm bắn 2.500 - 3.000 km, Sajjil-2 tầm bắn 2.000 - 2.500 km) đều sử dụng nhiên liệu rắn, do đó thời gian triển khai phóng sẽ nhanh hơn và đối phương có ít thời gian chống trả hơn.

Tên lửa Sajjil có tầm bắn tới 2.500 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân
Thêm nữa, những tên lửa như Ghadr-110 có thể mang đầu đạn nặng tới 750 kg, nghĩa là chúng hoàn toàn có thể được vũ trang bởi đầu đạn hạt nhân nếu Iran làm chủ được công nghệ vũ khí nguyên tử này.

Súng trường tấn công Khaybar KH-2002 do Iran tự chế tạo
Bộ binh

Dù xác suất có một cuộc tấn công bằng bộ binh của Mỹ hay Israel vào Iran là rất nhỏ nhưng không vì thế mà Iran sở hữu lực lượng lục quân yếu.

Lực lượng lục quân Iran đang sở hữu một lực lượng lớn với 350.000 binh sĩ, trong đó 130.000 người là quân nhân chuyên nghiệp, còn lại là lính nghĩa vụ.

Kể từ sau cách mạng Hồi giáo năm 1979, lực lượng lục quân Iran đã được biên chế lại với ba sư đoàn bộ binh cơ giới, 7 sư đoàn bộ binh, một lữ đoàn dù và một sư đoàn đặc nhiệm.

Năm 2004, lực lượng này lại được tổ chức lại một lần nữa với bốn sư đoàn cơ giới, 6 sư đoàn bộ binh, hai lữ đoàn đặc nhiệm và một lữ đoàn dù cùng một số đơn vị độc lập khác.

Pháo Koksan 175 mm do Triều Tiên sản xuất trong biên chế quân đội Iran
Sư đoàn đặc nhiệm số 23 của Iran hiện là đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội nước này với 5.000 quân nhân chuyên nghiệp. Sư đoàn này được chia thành 4 lữ đoàn bao gồm một lữ đoàn hỗ trợ đường không và các lữ đoàn cơ giới hỗn hợp, bao gồm cả một lữ đoàn đổ bộ đường biển được tổ chức tương tự lực lượng thủy quân lục chiến của phương tây.

Hỗ trợ lực lượng bộ binh này là 65 máy bay tấn công mặt đất cùng 320 trực thăng chở quân và chiến đấu, bao gồm chủ yếu là máy bay AH-1J do Mỹ sản xuất.

Hiện lục quân Iran vẫn vận hành nhiều loại vũ khí của cả Nga và phương Tây như xe tăng M-60 của Mỹ, Chieftaincủa Anh, T-54, T-62 và T-72 của Nga. Ngoài ra, Iran cũng có loại xe tăng nội địa với tên Zulfiqar.

Ba biến thể của xe tăng này là Zulfiqar-1 và Zulfiqar-3 sử dụng nhiều chi tiết của cả xe tăng Mỹ và Nga như pháo 2A46 125 mm sản xuất theo pháo của xe tăng T-72 và hệ thống xích, nhún lấy từ xe tăng M-60 của Mỹ.

Iran cũng tự nâng cấp hầu hết số xe tăng T-54 của mình lên chuẩn mới với tên Safir-74 hay còn gọi là T-72Z.

Xe tăng Zulfiqar-3, mẫu xe tăng mới nhất của Iran được cho là có tính năng không kém các xe tăng hiện đại phương Tây
Ngoài ra, Iran cũng tự sản xuất được nhiều hầu hết các loại vũ khí bộ binh như súng trường tấn công Khaybar KH-2002, tên lửa chống tăng Toophan...mặc dù những vũ khí này vẫn dựa một phần hay hoàn toàn vào thiết kế của vũ khí nước ngoài.

Có thể thấy hiện nay Iran đang sở hữu một lực lượng quân đội hùng mạnh trong khu vực. Vũ khí nước này dù chưa phải quá hiện đại và khá lộn xộn do pha trộn giữa hai hệ vũ khí phương Tây và Nga - Trung Quốc, tuy nhiên, nhờ đầu tư nghiêm túc vào công nghiệp quốc phòng, Iran dần đã tự chủ và ngày càng hiện đại hóa được trang thiết bị quân sự của mình.

Nếu Mỹ và Israel muốn đối phó với đất nước này thì những gì đã làm với Iraq hay Afghanistan chắc chắn là không đủ.

Là một đất nước có diện tích nhỏ, dân số hạn chế nhưng Israel lại thắng thế trong hầu hết các cuộc xung đột với cả khối Arab rộng lớn xung quanh.
Vị trí của Israel trong khu vực và các nước tiếp giáp

(ĐVO) Nguyên nhân không chỉ ở sự ủng hộ của phương Tây mà còn nằm ở tiềm lực quốc phòng cực mạnh của đất nước này.


Kỳ 2: Tiềm lực quân sự Israel

So với các nước trong khu vực Trung Đông, Israel là một nước có diện tích khá nhỏ, chỉ gần 21.000 km vuông (bằng 1/9 diện tích Syria, 1/50 Ai Cập hay 1/80 Iran). Dân số của Israel cũng ở mức khiêm tốn với gần 8 triệu dân.


Tuy nhiên, Quân đội Israel là một lực lượng không hề nhỏ bé trong khu vực. Với quân số 187.000 quân, đội quân này đông bằng gần một nửa Quân đội Iran, vốn có dân số đông hơn 9 lần và diện tích rộng hơn 80 lần, chưa kể về trang bị vũ khí hiện đại, Israel không thua kém bất kỳ đất nước nào trong khu vực.


Hải quân

Với bờ biển ngắn, chỉ 273 km, trong đó ngoài 7 km đường bờ biển giáp với biển Đỏ, còn lại hầu hết đường bờ biển của Israel thuộc về biển Địa Trung Hải, một vùng biển ít nguy cơ xung đột kể từ sau khi nước này kết thúc chiến tranh với Ai Cập. Chính vì lẽ đó, hiện nay Israel xây dựng lực lượng hải quân khá hạn chế với 1.000 sĩ quan và 8.000 binh lính, trong đó có 3.200 lính là quân nghĩa vụ.



Được thành lập lại năm 1987, sau gần 25 năm, lực lượng này đã có trong tay 3 tàu ngầm tấn công, ba tàu hộ tống cỡ nhỏ, 10 tàu cao tốc tên lửa, 40 tàu tuần tiễu và hai chiếc tàu đổ bộ đệm khí.

tàu ngầm tấn công Dolphin đóng tại cảng Haifa
Ba chiếc tàu ngầm Israel sở hữu thuộc loại tàu ngầm tấn công chạy diesel thuộc lớp Dolphin do Đức sản xuất dựa trên loại tàu ngầm Type-209 chuyên để xuất khẩu của nước này.

Những chiếc tàu ngầm này có giãn nước 1.640 tấn lúc nổi và 1.900 tấn khi chìm. Dù chỉ có kích thước bằng một nửa tàu ngầm Project 877EKM  lớp Kilo của Iran nhưng vũ khí của tàu ngầm lớp Dolphin cũng không hề thua kém, thậm chí còn vượt trội Kilo. Trong khi Kilo chỉ có 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm thì Dolphin vũ trang đến 10 ống phóng ngư lôi, gồm 6 ống cỡ nòng 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống hạm Harpoon phiên bản phóng từ tàu ngầm và 4 ống cỡ nòng 650 mm.

Hiện có thông tin cho rằng Israel đã phát triển loại tên lửa hành trình có tên Popeye Turbo có khả năng phóng đi từ những ống phóng này. Tên lửa Popeye Turbo có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân nặng 200 kg và đạt được tầm bắn lên tới 1.500 km trong một cuộc thử nghiệm của Israel vào tháng 5/2000.

Tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm Popeye Turbo biến thể cải tiến của Israel có tầm bắn tới 1.500 km
Ngoài 3 chiếc Dolphin trên, Israel cũng đã đặt hàng Đức đóng thêm 3 chiếc Dolphin khác ứng dụng nhiều công nghệ mới so với những chiếc tàu ngầm cũ, trong đó có công nghệ động cơ hoạt động không cần tiếp khí AIP. Những chiếc tàu ngầm mới này dự tính sẽ phục vụ hải quân Israel trước năm 2015.

Xương sống chính của lực lượng tàu nổi Israel khá hạn chế, gồm 3 tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Saar 5 và 10 tàu tấn công tên lửa Saar 4 và Saar 4.5.

Những chiếc Saar 5 có lượng giãn nước đầy tải đạt 1.227 tấn, vũ trang 8 tên lửa chống hạm Harpoon và tên lửa phòng không Barak cùng hệ thống CIWS Phalanx và ống phóng ngư lôi Mark 32.

Cả 3 tàu này đều đóng tại cảng Haifa, phía Bắc Israel trong biển Địa Trung Hải. 10 chiếc tàu tên lửa còn lại của Israel thuộc lớp Saar 4.5 cũng chỉ được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon hoặc loại tên lửa chống hạm tầm ngắn nội địa của Israel là Gabriel có tầm bắn khoảng 36 km.

Xương sống của lực lượng tàu nổi Israel, tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Saar-5
Ngoài một số tàu tuần tiễu có chức năng bảo vệ bờ biển khác, lực lượng hải quân Israel cũng vận hành 2 máy bay vận tải C-130H và 26 chiếc trực thăng bao gồm trực thăng vận tải như Bell 212 và trực thăng săn ngầm AS-565SA, SA-366G.
Chỉ có một căn cứ hải quân duy nhất nằm trên bờ biển Đỏ là cảng Eilat, còn lại toàn bộ các căn cứ hải quân của Israel nằm trên bờ biển Địa Trung Hải tại các thành phố như Haifa, Tel Aviv.

Cùng với đội hình tàu chiến thiếu vắng các tàu có khả năng thực hiện nhiệm vụ dài ngày trên biển (ngoại trừ 3 tàu ngầm Dolphin có khả năng tấn công răn đe bằng tên lửa hành trình), Hải quân của Israel chỉ làm nhiệm vụ chính là phòng thủ.

Trong tương lai, nếu Israel phải tấn công phủ đầu Iran, khi so sánh với các binh chủng khác của nước này, hải quân sẽ là lực lượng sau cùng được huy động.

Máy bay chiến đấu F-15 của Israel đã có bề dày thành tích qua chiến tranh (mỗi dấu tròn được sơn trên thân máy bay tương ứng với một máy bay đối phương bị tiêu diệt)
Kfir, sản phẩm nội địa của Israel.
F-16I hiện đại nhất trong dòng F-16.
F-16I, tên lửa Derby, Python và bom JDAM.
Phi đội AH-64 Apache của Israel.
UAV Heron của Israel.
Phòng không - Không quân

Qua hàng loạt các cuộc chiến với sự tham gia tích cực của không quân từ năm 1967 cho tới nay, Israel đã xây dựng được một binh chủng không quân đông đảo, trang bị hiện đại và nhiều kinh nghiệm.

Hiện tại, Không quân Israel có tổng cộng 32.500 binh sĩ, trong đó có 22.000 lính nghĩa vụ (chủ yếu phục vụ trong các đơn vị phòng không). Ngoài ra, lực lượng này có tới 54.000 lính dự bị có thể điều động bất cứ lúc nào cần thiết.

Toàn bộ lực lượng này phục vụ tại 11 căn cứ không quân trải dài khắp đất nước. Ngoài các đội bay chiến đấu, Israel còn sở hữu một số đơn vị đặc biệt như đơn vị tác chiến điện tử số 555 “Sky Crow”, đội bay thử nghiệm tên lửa số 151, đơn vị đặc nhiệm số 5101 Shaldaq.

Xương sống của không quân Israel là khoảng 400 máy bay chiến đấu thuộc bốn loại chính: Máy bay chiến đấu đa nhiệm F-16, phục vụ trong quân đội Israel từ năm 1980. Chiếm ưu thế trên không là những chiếc máy bay chiến đấu hạng nặng hai động cơ F-15, được mua về từ năm 1976.

Israel cũng sử dụng loại máy bay cũ hơn là F-4 loại 2 chỗ ngồi cho một số nhiệm vụ đối không và tấn công mặt đất và một loại máy bay nội địa khác là Kfir, chế tạo theo thiết kế máy bay Mirage-III của Pháp từ năm 1975.

Trước đó, Israel cũng vận hành một số máy bay A-4 Skyhawk mà nước này nhận được từ năm 1966, tuy nhiên toàn bộ số máy bay này đã được thải hồi để thay thế bằng những loại lớn hơn.

Trong giai đoạn 1998 - 1999, Israel cũng đã mua thêm hai loại máy bay F-16I và F-15I là những biến thể hiện đại hóa.

Hiện tại Israel sở hữu 102 chiếc F-16I và 25 chiếc F-15I. Những chiếc máy bay này, nhất là F-16I đã được nâng cấp lên biến thể Block 52 gần như hiện đại nhất của không quân Mỹ, có khả năng mang được các loại bom thông minh cũng như tên lửa diệt phong không tầm xa JASSM.

>> F-16 và các biến thể

Trong tương lai, Israel tiếp tục đàm phán mua thêm loại máy bay thế hệ thứ 5 siêu hiện đại là F-35 của Mỹ. Nếu thương vụ này thành công, năm 2015 Israel có thể sở hữu thêm 25 máy bay F-35 JSF nữa.

Các phi đội máy bay chiến đấu của Israel cũng được hỗ trợ tối đa bởi những chiếc EC-707 Phalcon, loại máy bay cảnh báo sớm (AEW) được Israel tự chế tạo dựa trên máy bay Boeing 707 có khả năng vận hành vượt qua cả máy bay cảnh báo sớm E-2C mà Israel đã mua của Mỹ trước đó.

Nhằm đối phó với các nhóm du kích Hồi giáo và lực lượng thiết giáp của đối phương, Israel cũng trang bị một lực lượng đáng kể trực thăng vũ trang diệt tăng. Lực lượng này bao gồm 18 chiếc AH-64D Apache Longbow, 30 chiếc AH-64A Apache và 55 chiếc AH-1 thuộc hai biến thể E và F.

Thêm nữa, không thể không kể đến lực lượng UAV (thiết bị bay không người lái) của Israel. Trong những năm trở lại đây, Israel là một trong những nước phát triển UAV đi đầu trên thế giới để sử dụng trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài.

Các sản phẩm UAV của Israel rất đa dạng: UAV tấn công tự sát như Harpy, UAV trinh sát, chỉ điểm  mục tiêu Scout, Heron, Hermes-450.

Ngoài một phần vũ khí nhập khẩu từ phương Tây, ngành công nghiệp quốc phòng phát triển rất mạnh của Israel cũng cung cấp được một lượng lớn vũ khí cho không quân nước này.

Các sản phẩm vũ khí của Israel đều có chất lượng cao và được chào đón nhiệt tình tại các thị trường nước ngoài. Tiêu biểu có thể kể đến như tên lửa không đối không tầm nhiệt Python đã được xuất khẩu đi châu Âu và Nam Mỹ (nguyên mẫu của tên lửa Python là Shafrir có hiệu suất tiêu diệt cực cao khi chỉ với 176 quả Shafrir-2, Không quân Israel đã hạ 89 máy bay đối phương trong cuộc chiến tranh Yom Kippur).

Để phục vụ cho mục đích đánh các trận địa phòng không và công trình được gia cố vững chắc, Israel cũng sở hữu loại bom thông minh JDAM, JDAM-ER (Extended Range - Tăng tầm) mua của Mỹ. Ngoài ra, các loại tên lửa không đối đất nội địa như Popeye-I, Popeye-II với đầu đạn nổ phá nặng 340 kg cũng là lựa chọn tốt cho những nhiệm vụ loại này.

Nhằm chống lại nguy cơ tấn công bằng tên lửa của đối phương, toàn bộ đất nước Israel cũng được bảo vệ bằng một hàng rào dày đặc các hệ thống phòng không hỗn hợp từ tầm thấp, tầm trung và tầm xa.

Chịu trách nhiệm phòng thủ chống tên lửa đạn đạo trong hệ thống này là các tên lửa phòng không tầm xa Arrow và biến thể hiện đại hơn là Arrow-2. Các tên lửa này được tin rằng có khả năng phòng thủ tên lửa tốt hơn cả hệ thống MIM-104 Patriot của Mỹ và đang được triển khai đại trà tại Israel sau các cuộc thử nghiệm thành công từ cuối những năm 1990 và đầu 2000.

Arrow là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa có tầm bắn tới 148 km (Arrow-2), độ cao mục tiêu tối đa 60 km (vượt cả S-400 của Nga), và có tốc độ tên lửa đạt đến 2.500 m/s (Mach-9). Với các thông số này, Arrow có thể hạ gục hầu hết các tên lửa đạn đạo có tầm bắn dưới 3.000 km được phóng vào đất nước Israel.

Tên lửa phòng không tầm xa Arrow-2 của Israel đang khai hỏa.
Hệ thống phòng thủ chống lại đạn pháo phản lực và đạn cối Iron Dome nổi tiếng của Israel đã được cả Mỹ đặt mua
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung của Israel cũng được đầu tư thích đáng với tên lửa Barak-8 với chức năng tương tự như tên lửa hải đối không ESSM của hải quân Mỹ. Barak-8 có tầm bắn tới 70 km và có thể đối phóng với các mục tiêu tên lửa hành trình siêu âm tốc độ tới Mach 3 như tên lửa đối hạm Yakhont mà Syria có thể mua của Nga.

Lớp phòng thủ cuối cùng là hệ thống đã quá nổi tiếng của Israel có tên Iron Dome (vòm sắt). Với radar có độ nhạy cao cùng thời gian phản ứng siêu tốc, Iron Dome có thể ngăn chặn cả những quả đạn pháo phản lực hay đạn pháo cối được bắn từ lãnh thổ đối phương vào đất nước này.

Hiện Iron Dome là mô hình tên lửa tầm ngắn tiên tiến được nhiều nước quan tầm. Thậm chí, Nga cũng đang phát triển một hệ thống phòng không điểm tương tự Iron Dome có tên là Morfei.

>> Israel triển khai David's Sling từ 2012
>> Iron Dome chỉ đánh chặn trên 90% mục tiêu
>> Iron Dome lập chiến công

Binh sĩ Israel với mũ trùm vải Mitznefet đặc trưng.
Nam và nữ quân nhân bình đẳng.
Lục quân và các lực lượng đặc nhiệm

Trong Quân đội Israel, lực lượng có tần suất tham chiến không kém không quân là lục quân nước này. Liên tục được thử lửa trong các cuộc chiến tranh với Lebanon, Syria, 125.000 quân nhân lục quân Israel là một trong những lực lượng được huấn luyện tốt nhất thế giới.

Israel là một trong những nước có chế độ quân dịch chặt chẽ nhất toàn cầu. Các công dân Israel đủ 18 tuổi kể cả nam và nữ đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thời gian phục vụ trong quân đội của những người này là 36 tháng đối với nam và 21 tháng đối với nữ. Hết thời gian phục vụ, những quân nhân này sẽ được giải ngũ nhưng họ có thể bị gọi lại bất kỳ lúc nào cho đến lúc 45 tuổi.

Bên cạnh đó, lục quân Israel cũng sở hữu một lượng khí tài khổng lồ, thậm chí là gấp nhiều lần những người hàng xóm rộng lớn xung quanh. Họ có trong tay 3.000 xe tăng chủ lực, hơn 10.000 xe bọc thép các loại, 600 pháo tự hành, 200 hệ thống pháo phản lực bắn loạt và khoảng 1.000 hệ thống pháo phòng không.

Xe thiết giáp Israel đang bắn tên lửa chống tăng Tamuz
Trong 3.000 chiếc xe tăng Israel đang sở hữu, 900 chiếc thuộc các loại Magach-6 và Magach-7 (biến thể của xe tăng M-60 của Mỹ được Israel cải tiến bằng cách lắp thêm giáp phản ứng nổ và hệ thống điều khiển bắn mới) và 1.800 chiếc thuộc dòng xe tăng Merkava các loại, trong đó số lượng loại xe tăng hiện đại nhất Merkava Mk4 là 300 chiếc.

Xe tăng Merkava Mk4 là một trong những loại xe tăng có chất lượng có thể coi là đứng đầu thế giới. Thiết kế của xe có nhiều đặc điểm ưu việt như vỏ giáp composite đa lớp, đạn pháo được chứa trong khoang chống cháy riêng tách rời khỏi tháp pháo, trang bị hệ thống phòng thủ chủ động (APS) Trophy tiên tiến, cơ cấu pha loãng khí thải giảm bức xạ hồng ngoại...

Đặc biệt, các dòng xe tăng Merkava có một đặc điểm mà không chiếc xe tăng nào có được là thiết kế động cơ ở phía trước với cửa thoát hiểm phía sau giúp lái xe dễ dàng thoát thân khi xe bị bắn hạ (so với xe tăng truyền thống thiết kế cửa thoát hiểm dạng nắp phía trên).

>> Xe tăng Israel gầm rú trên cao nguyên Golan
>> Pháo đài di động Merkava
>> 
Hóa phép cho Merkava MK-4 bất khả chiến bại

Thiết kế đặc biệt với cửa thoát hiểm đằng sau của xe tăng Merkava
Tuy nhiên, đóng vai trò chính nếu xung đột xảy ra giữa Israel và Iran sẽ không phải lực lượng lục quân hùng hậu trên mà chính là các lực lượng đặc nhiệm nổi tiếng của Israel.

Israel đã có truyền thống xây dựng lực lượng đặc nhiệm từ rất lâu, ngay từ khi lập nước năm 1948. Lực lượng đặc biệt đầu tiên nước này xây dựng là biệt đội Tzanhanim, đơn vị lính dù tinh nhuệ xây dựng vào tháng 6/1948 với nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhất.

Trong các cuộc xung đột quy mô nhỏ trong những năm 1950 giữa Israel và các nước Arab, không chỉ lính bộ binh bình thường, lực lượng Tzanhanim cũng chưa đủ kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, do đó, năm 1951, Israel thành lập tiếp đội 30 gồm những nhóm tác chiến nhỏ và được huấn luyện cực kỳ kỹ càng. Mặc dù vậy, với sự tiến triển của tình hình, tính chuyên nghiệp của đội 30 cũng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, do đó đội này bị giải tán năm 1952.

Ảnh chụp đội đặc nhiệm 101 của Israel năm 1955
Tháng 8/1953, Israel tiếp tục xây dựng một lực lượng tinh nhuệ khác có tên đội 101, chỉ huy bởi nguyên thủ tướng Ariel Sharon với vai trò thực hiện các nhiệm vụ khó khăn tại nước ngoài. Nòng cốt của đội đặc nhiệm này là 20 - 25 binh sĩ cực kỳ tinh nhuệ được tuyển chọn từ đội Tzanhanim và đội 30 trước kia.

Việc thành lập đội 101 là một mốc rất quan trọng của quân đội Israel khi xây dựng lực lượng đặc nhiệm chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, đội 101 cũng không tồn tại lâu, sau vụ tấn công vào ngôi làng Qibya tại bờ Tây sông Jordan làm thiệt mạng 42 dân thường, đội này đã bị giải tán và sau đó hợp nhất với lực lượng Tzanhanim còn lại để tạo thành hai tiểu đoàn đặc nhiệm số 869 và số 101.

Không lâu sau đó, năm 1958, đội đặc nhiệm chính thức của Israel được thành lập với thành phần chính là các thành viên đã giầu kinh nghiệm từ đội 101. Đội đặc nhiệm này có tên là Sayeret MATKAL và có tổ chức, huấn luyện tương tự như đặc nhiệm SAS của Anh.

Đặc nhiệm Sayeret MATKAL của Israel ngày nay
Mặc dù có năng lực chống khủng bố rất kém khi mới thành lập, nhưng sau đó các đội đặc nhiệm của Israel đã tiến bộ rất nhanh và ngày nay họ là những người sở hữu kỹ năng chống khủng bố tiên tiến nhất. Các chiến công có thể kể đến của lực lượng này như ngăn chặn vụ khủng bố tại Olympics Munich 1972 hay giải cứu con tin Israel tại sân bay Entebe (Uganda) năm 1976.

>> Đặc nhiệm Israel giải cứu con tin năm 1976 (kỳ 1)
>> Đặc nhiệm Israel giải cứu con tin năm 1976 (kỳ 2)

Tuy nhiên, lực lượng đặc nhiệm Israel cũng gặp phải những thất bại, trong đó lớn nhất là thảm họa năm 1974 tại trường trung học Mahalot. Hoạt động giải cứu con tin bất thành tại trường trung học Mahalot, nơi 3 tên khủng bố bắt giữ học sinh ngôi trường này làm con tin đã dẫn tới cái chết của 21 học sinh và bốn nhân viên khác. Thậm chí, hai trong số các con tin bị giết đã bị trúng đạn của các lực lượng giải cứu.

Bên cạnh đặc nhiệm quân đội Sayeret, đội đặc nhiệm không quân 5101 Shaldaq  cũng không kém thành tích. Dù mới thành lập năm 1974 với quân số chỉ từ 40 - 50 người, nhưng Shaldaq có bề dày thành tích không kém các đội dặc nhiệm khác khác.  Năm 1991, đội Shadaq đã bảo vệ thành công 14.000 người Do Thái đào thoát an toàn khỏi thủ độ Addis Ababa của Somalia bằng đường hàng không.

Năm 2006, tại Baalbek, đội này đã bắt giữ thành công một lãnh đạo cấp cao của Hezbollah, giết 19 chiến binh Hezbollah khác trên đường trốn thoát mà không có tổn thất nhân mạng.

Gần đây nhất, năm 2007, đặc nhiệm Shaldaq đã đột nhập thành công vào một cơ sở hạt nhân ngầm dưới lòng đất của Syria và sau đó chỉ điểm thành công cho máy bay Israel ném bom hủy diệt cơ sở này.

Ngoài các đội đặc nhiệm đã nổi tiếng, Israel cũng sở hữu nhiều đội quân bí mật khác như Yamas, Duv Devan... và  một số dưới quyền cơ quan tình báo Mossad với rất nhiều “thành tích” ám sát lãnh đạo cấp cao của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, các cựu sĩ quan phát xít Đức lẩn trốn tại Nam Mỹ hay các nhà khoa học hạt nhân của Iran.

Các thành viên của đội đặc nhiệm Yamas. Lực lượng này có vai trò chuyên giả trang, trà trộn vào các nhóm cực đoan người Arab để thu thập thông tin hoặc ám sát
Tên lửa đạn đạo

Israel gia nhập hàng ngũ các nước sở hữu tên lửa đạn đạo từ khá sớm. Năm 1962, với sự giúp đỡ của công ty Marcel-Dassault, Israel bắt đầu nghiên cứu chế tạo loại tên lửa đạn đạo đầu tiên của mình có tên Jericho-1.

Trong 16 cuộc thử nghiệm được tiến hành từ năm 1965 tới năm 1968, 10 lần đã thành công. Năm 1973, tên lửa Jericho-1 được đưa vào biên chế quân đội Israel đóng tại Zacharia, phía  Nam Tel Aviv.

Tầm "bao phủ" của các loại tên lửa Israel
Jericho-1 là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mang đầu đạn thông thường nặng 450 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân 20 kT. Tầm bắn của loại tên lửa này đạt 500 km, có thể dễ dàng tấn công thủ đô Cairo của Ai Cập hay Damascus của Syria nều cần thiết.

Tuy nhiên, độ chính xác của Jericho-1 khá nghèo nàn với mức CEP tới 1.000 m, chỉ tương đương các tên lửa Scud-B, do đó, Israel đã thải hồi loại tên lửa này để sử dụng các loại tên lửa mới hơn là Jericho-2 và Jericho-3

Tên lửa Jericho-3 được thử nghiệm đầu năm 2008
Tên lửa Jericho-2 cũng là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn sử dụng bệ phóng lưu động như Jericho-1. Việc nghiên cứu loại tên lửa này được tiến hành từ năm 1977 và bắt đầu hoàn thiện bắn thử năm 1986.

Năm 1990, Jericho-2 được đưa vào sử dụng và đóng quân chủ yếu cũng tại Zacharia cùng với Jericho-1. Jericho-2 có tầm bắn tới 1.400 km, có khả năng mang một đầu đạn thông thường nặng 1.000 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân sức nổ 1.000 kT. 

Một số nước phương Tây tin rằng, với thiết kế của Jericho-2, Israel có thể dễ dàng nâng tầm tên lửa bằng cách giảm nhẹ khối lượng đầu nổ và tầm tối đa tên lửa này có thể đạt được sẽ lên tới 4.000 km, đủ sức tấn công tất cả các mục tiêu tại châu Âu và một phần Nga, Trung Quốc. Hiện nay, Israel sở hữu 90 tên lửa loại này.

Loại tên lửa mới nhất hiện đang được phát triển là tên lửa Jericho-3 với tầm bắn tối đa lên đến 6.500 km. Tên lửa này có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân nặng 750 kg hoặc ba đầu đạn hạt nhân MIRV.

Với tầm xa và tốc độ của nó, Jericho-3 dễ dàng đánh phủ đầu tất cả các quốc gia thù địch trong khu vực và vượt qua mọi hàng phòng thủ tên lửa các nước này có thể tiếp cận.

>> Israel nâng tầm tên lửa đạn đạo

Có thể thấy, mô hình xây dựng quân đội Israel chủ yếu nhằm vào mục đích răn đe phủ đầu kết hợp với việc tấn công chính xác, đập tan đầu não quân địch ngay từ khi mới bắt đầu cuộc chiến.

Ngay cả khi đối thủ là một quốc gia lớn, có tiềm lực như Iran, việc Israel giành ưu thế cũng là điều có thể dự đoán trước.
Trước việc Iranthể sở hữu vũ khí hạt nhân vàlập trường đối đầu với Nhà nước Do Thái, các nhà phân tích đang xem xét đánh giá các kịch bản xung đột giữa 2 nước.
(ĐVO) Mối quan hệ giữa Israel và thế giới Hồi giáo Trung Đông chưa bao giờtốt sau 5 cuộc chiến lớn giữa Israel và các nước Arab cùng rất nhiều cuộc xung đột nhỏ khác.


Bằng sức mạnh quân sự đáng nể, sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây kết hợp với chiến lược ngoại giao khôn khéo, Israel đã ký được những thỏa ước hòa bình tạm thời với những người láng giềng như Ai Cập, Lebanon, Syria, Jordan qua đó chung sống hòa bình với các đồng minh Arab của Mỹ như Arab Saudi, Qatar, UAE...


Tuy nhiên, với tiềm lực quân sự ngày càng phát triển mạnh mẽ của Iran, thế cân bằng này đang dần bị lung lay, dự báo trước một đợt bất ổn mới cho khu vực.


Với câu trích dẫn từ giáo chủ Khomeini cho rằng: “Thể chế đang chiếm đóng Jerusalem phải bị loại bỏ”, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đặt Israel trên đống lửa khi nước này càng ngày càng phát triển mạnh về quân sự cùng với khả năng sở hữu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.


Về phần Israel, với câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Nếu người Hồi giáo Arab từ bỏ vũ khí, sẽ không còn bạo lực - Nếu người Israel từ bỏ vũ khí, sẽ không còn Israel”, chắc chắn nước này sẽ không chịu ngồi yên nhìn Iran từ từ “kề dao vào cổ” mình.

Cuộc chiến tranh giữa Israel và Lebanon năm 2006 cho thấy hòa bình giữa Israel và các nước Arab trong khu vực còn quá mong manh
Năm 2007, diễn biến chính trị khu vực diễn ra tương tự những sự kiện gần đây. Sau khi Syria từ chối hợp tác toàn diện với thanh sát viên IAEA, tổ chức này đã đưa ra một bản báo cáo không chính thức cho rằng Syria đang thực hiện các hoạt động trái phép về năng lượng nguyên tử. (Tháng 4/2011, IAEA đã chính thức xác nhận vị trí nàymột cơ sở hạt nhân).

Ngay sau đó, phi đội 69 “Hammer” của Israel với các máy bay F-15I, F-16I đã tấn công phá sập hoàn toàn cơ sở này dưới sự hỗ trợ chỉ điểm mục tiêu của đặc nhiệm không quân Shaldaq và đặc nhiệm lục quân Sayeret Matkal.

Về phía Syria, họ đã không kịp thực hiện bất cứ hành động nào đáp trả vụ tấn công này và kết quả cơ sở này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Theo Bloomberg, khoảng 10 nhân viên hạt nhân của Triều Tiên cũng đã bị thiệt mạng trong cuộc không kích.

Chiến dịch Orchard của Israel nhằm phá hủy một cơ sở hạt nhân của Syria đã thành công trọn vẹn.
Đối với Iran, một đất nước vị trí địa lý khá xa Israel và một lực lượng quân đội đông đảo, việc tấn công bằng hải quân hay bộ binh tổng lựcđiều bất khả thi. Vì thế, sử dụng đặc nhiệm, không kích và bắn tên lửa là tất cả các khả năng mà Israelthể tính đến.

Không kích Iran

Đối với một đất nước tiềm lực quân sự mạnh và quá rộng lớn như Iran (diện tích đến 1,6 triệu km2, gấp gần 80 lần Israel), việc tấn công tổng lực, không kích phá hủy hoàn toàn các cơ sở quân sự của Iran chắc chắnđiều không tưởng. Chính vì thế, nếu lựa chọn phương án không kích, Israel chỉthể chọn những mục tiêu giá trị nhất: các cơ sở hạt nhânkhả năngm giàu uran và chế tạo đầu đạn nguyên tử.

Tuy nhiên, việc không kích Iran lại không hề đơn giản như điều Israel đã từngm với Syria.

Thứ nhất, về địa hình, Syria giáp biên giới phía Bắc với Israel, việc bay qua đường biên giới, chế áp phòng không Syria và tấn công mục tiêu cần thiết ở khoảng cách chỉ vài trăm kmđiều đơn giản. Tuy nhiên, đối với Iran, Israel sẽ phải “mượn” không phận của rất nhiều nước, thậm chí bắt buộc phải tiếp dầu trên không tại không phận những nước Arab này, vốn sẵnquan hệ “cơm chẳngnh, canh chẳng ngọt” đối với nhà nước Do Thái.

Thêm nữa, khoảng cách từ Israel tới các cơ sở quân sự Iranquá lớn đối với các máy bay mang bom: Từ Hadera (Haifa, Israel) tới nhà máym giàu uranium tại Natanz, đường bay thẳng dài tới 1.400 km, thậm chí tới căn cứ Esfahal , khoảng cách này lên tới 1.538 km.

Các con đườngthể tấn công Iran của Israel đềucự ly từ 1.500 km - 2.400 km và vi phạm không phận nhiều nước Arab
Trên thực tế, Israel khóthể bay thẳng tới Iran do các lý do ngoại giao. Để tấn công Iran, Israel chỉthể tấn công với ba đường:

Thứ nhất, từ Haifa, bay men theo bờ biển của Lebanon, sau đó bay bám theo biên giới Syria, mượn không phận Thổ Nhĩ Kỳ và tấn công các căn cứ phía Bắc của Iran như thủ đô Tehran, cơ sởm giàu uranium bí mật tại Qom ở khoảng cách trên 2.000 km. Tuy nhiên, những diễn biến mới gần đây trong quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳthể khiến kịch bản này bất khả thi.

Bản đồ các căn cứ không quân và bố trí máy bay của Israel
Con đường thứ hai, máy bay từ cảng Tel Aviv, bay qua không phận Palestin, Jordan, một phần Iraq, Israelthể dễ dàng tấn công cơ sở hạt nhân Arak và nhà máym giàu urani Natanz.

Đâymột trong những mục tiêu quan trọng nhất vì Iran đãm giàu urani lên tới mức 20% ở nhà máy này, một bước tiến rất quan trọng để sau đóm giàu urani tới 90% phục vụ vũ khí hạt nhân (urani trong nhiên liệu lò phản ứng nước nhẹ chỉ cầnm giàu đến mức 3-4% còn đểm nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân nước nặng thì không cần thiết phảim giàu). Đây cũngcon đường ngắn nhất vì hầu hết các chặngbay thẳng với khoảng cách đến Natanz dưới 1.500 km.
Tuy vậy, để bay qua được con đường này, Israel cũng phải giải quyết nhiều vấn đề. Thỏa ước hòa bình mong manh của Israel với Jordan, Arab Saudi sẽ khóthể tồn tại được nếu máy bay chiến đấu Israel bay qua không phận của các nước này, nhấttrong bối cảnh Mỹ, đồng minhtiếng nói của Arab Saudi tuyên bố không giúp đỡ Israel nếu nhà nước Do Thái đơn phương thực hiện cuộc tấn công.

Con đường thứ ba cho phép máy bay Israel bay xuống biển Đỏ, sau đó lần lượt bay qua không phận Arab Saudi, Iraq và cuối cùngtấn công nhà máy điện hạt nhân Busher nằm trên bờ vịnh Persian. Khó khăn của Israel khi sử dụng con đường này cũng tương tự như sử dụng con đường thứ hai.

Bom GBU-28thể khoan sâu tới 6 m bê tông trước khi phát nổ
Với khoảng cách xa như vậy, chắc chắn Israel sẽ sử dụng các máy bay F-15I (biến thể dành riêng cho Israel) của máy bay tấn công F-15E Strike Eagletầm bay xa nhất trong số các máy bay chiến đấu của nước này.

Tuy nhiên, nếu F-15I mang đầy đủ vũ khí (bom khoan hầm, tên lửa không đối không Python) thực hiện chuyến bay dài 1.500 km sẽ phải thực hiện tiếp dầu trên không, nhiều khả năng ở bầu trời Iraq, khi nước này còn nằm trong sự chiếm đóng của Mỹ.

Ngoài ra, để hộ tống F-15I phải cần tới các tiêm kích F-16 tuy không quá hiện đại nhưng rất đông đảo của Israel.

Để tấn công những cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Iran (ví dụ nhà máym giàu uranium tại Natanz nằm sâu 8 m dưới đất và bọc trong lớp bê tông cốt thép dày 2,5 m), Israel bắt buộc phải sử dụng những loại bom khoan hầm hạng nặng như loại bom nặng gần hai tấn GBU-28 sử dụng đầu khoan BLU-113khả năng khoan sâu 6 m bê tông hoặc 30 m đất.

Thế nhưng, dù Israelkhả năng đàm phán để bay qua không phận các nước Arab, mang được bom khoan hầm đến Iran, vượt qua lực lượng không quân và tên lửa nước này thì việc ném được bom vào các cơ sở hạt nhân Iran vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Bản đồ bố trí các hệ thống radar cảnh báo của Iran
Iranrất nhiều hệ thống radar cảnh báo đặt dọc bờ biển vịnh Persian, biên giới với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đóloại radar Ghadir nội địakhả năng phát hiện mục tiêu xa tới 1.000 km.

Thậm chí, năm 2010, thiếu tướng Amir-Hamid Arjangi, chỉ huy căn cứ không quân Khatamolanbia còn khẳng định nước này đang sản xuất loại radar mớitầm phát hiện mục tiêu xa tới 3.000 km, nghĩathể phát hiện được các máy bay Israel khi chúng vừa cất cánh.

Tầm bảo vệ của các loại tên lửa SA-5, Hawk và Hồng Kỳ - 2 của Iran

Sơ đồ bố trí hệ thống phòng không tại cơ sở hạt nhân Esfahan
Tại nhà máy điện hạt nhân Busher
Tại cơ sởm giàu uranium Natanz
Tại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak
Về vũ khí, Iran sở hữu loại tên lửa phòng không tầm xa SA-5 Gammontầm bắn tới 250 km. Dù cho Mỹ  và Israel đã quá quen với loại tên lửa này và dễ dàng chế áp (như cách phương Tây đãm khi tấn công Libya và Iraq) nhưng với năng lực quốc phòng và khả năng cải tiến vũ khí của Iran thì đây cũngloại tên lửa rất đáng gờm.

Một mũi nhọn phòng không khác của Iran chínhloại tên lửa tầm xangoại hình giống với S-300 mà nước này đã công bố đã tự sản xuất được. Nếu như loại tên lửa nàythật thì mối nguy đối với các máy bay của Israel còn tăng lên gấp bội.

Thêm nữa, với các dàn tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1,khả năng phát hiện các mục tiêu với tiết diện phản xạ radar tới 0,1 m2, Iran cònthể bắn hạ các tên lửa diệt radar hay bom lượn của Israel  trước khi chúng kịp chạm đất.

Cũng không thể không kể đến các hệ thống pháo phòng không - tên lửa tầm ngắn dày đặc của Iran xung quanh các cơ sở hạt nhân. Tại những địa điểm này, trận địa phòng không dày đặc, nhiều tầng được xây dựng với nhiều loại vũ khí như pháo phòng không 100 mm Iran tự sản xuất theo pháo KS-19 của Ngatầm bắn tới 21 km; hệ thống phòng không Skyguard với pháo 35 mm bắn bằng radar tầm bắn 4 km, pháo 23 mm - 2,5 km và súng máy 12,7 mm sẽ trám nốt chỗ trống còn lại. Cùng với các loại tên lửa tầm nhiệt khác như RBS-70, ngay cả việc máy bay hay tên lửa hành trình bay cực thấp cũng khóthể lọt qua.

Đặc biệt, Iran còn phát triển thêm hệ thống pháo phòng không 23 mm Meshbar gồm 8 nòng pháo,thể đạt tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút, điều khiển bằng hệ thống ngắm quang điện tử và radar, hoàn toànthể đóng vai trò như hệ thống C-RAM (Counter Rocket, Artillery, Mortar - Vũ khí đánh chặn đạn rocket, pháo và cối) của Mỹ.

Chính vì những lý do trên, một nguồn tin của Israel đã dự đoán muốn phá hủy được các cơ sở hạt nhân của Iran, ít nhất Israel phải trả giá bằng 1/3 lực lượng không quân của mình.

Với một dân tộc coi trọng sinh mạng binh lính như Israel, chắc chắn đây không phảimột giải pháp được ưa thích.

Pháo 23 mm 8 nòng Meshbartốc độ bắn tới 4.000 phát/phútthể được sử dụng như một vũ khí chống lại các loại bom và tên lửa hành trình
Sử dụng lực lượng đặc nhiệm

Trên thực tế, Iran cũng không phải một nước ổn định về chính trị. Nhà nước Hồi giáo Shiite của Iran chưa bao giờm hài lòng những bộ tộc Hồi giáo Sunni sống ở phía Bắc.

Chính vì thế, năm 2009 đã xảy ra một vụ đánh bom đẫm máu do nhóm vũ trang Hồi giáo Sunny Jundallah gây ram 31 người thiệt mạng, trong đó2 vị tướng trong Quân đội Iran.

Vì nguyên nhân này, việc cử những lực lượng đặc nhiệm nhỏ, tinh nhuệ đột nhập vào Iranvẻ đơn giản hơn với Israel. Trên thực tế, đãkhá nhiều vụ đặt bom hay bắn súng giết chết các nhà khoa học hạt nhân Iran bị tình nghibàn tay của Israel dính líu. (>> xem thêm)

Hiện cũnghai cách để các lực lượng đặc nhiệm Israelthể dùng để đánh phá tiềm lực quân sự của Iran.

Thứ nhất, họthể kích động các bộ tộc Hồi giáo Sunni nổi dậy chống lại nhà nước Iran, qua đó giúp sức về nhân lực và vũ khí cho các nhóm này giành lợi thế trước chính quyền tương tự những điều đã diễn ra ở Libya từ tháng 4 -10/2011.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, bộ phận dân cư theo Hồi giáo Sunni quá ít so với cả dân số Iran và quân đội Iran cũng chuyên nghiệp hơn đội quân của ông Gaddafi rất nhiều.

Một máy bay Mỹ bị bắn cháy trong chiến dịch Eagle Claw
Thứ hai, chắc chắn lực lượng an ninh của Iran đã tính đến khả năng này và đã tăng cường an ninh cho các cơ sở hạt nhân và quân sự đến mức tối đa. Với khoảng cách xa, khôngyếu tố bất ngờ, rất khó cho lực lượng Israelthể tấn công.

Hơn thế nữa, lực lượng an ninh Iran cũng không phải khôngkinh nghiệm trong việc chống biệt kích đối phương đột nhập, phá hoại.

Ngày 25/4, trong chiến dịch Eagle Claw, Mỹ đã sử dụng 9 chiếc trực thăng RH-53D và 6 chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules nhằm giải cứu 52 con tincông dân Mỹ đang bị giam giữ trong Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Tuy nhiên, chiến dịch này của Mỹ đã kết thúc với kết quả thảm hại khi họ không giải cứu được các con tin và để mất 6 trực thăng, một máy bay C-130, 8 binh sĩ thiệt mạng, 4 người khác bị thương.

Lực lượng đặc nhiệm Iran cũngđối thủ khó nhằn đối với biệt kích Israel
Hơn thế nữa, Irantrong tay khá nhiều cơ sở hạt nhân trải dài trên một diện tích rộng (Cơ sở hạt nhân Arak nằm cách nhà máy điện Busher tới gần 2.000 km) trong khi đặc nhiệm Israel chỉtrong tay một lực lượng hạn chế, việc phá hoại tất cả những cơ sở này trong thời gian ngắnkhông thể thực hiện được.

Chính vì vậy, nếu được sử dụng trong cuộc chiến chống Iran, Israel chỉthể đóng vai trò hỗ trợ thông tin, chỉ điểm mục tiêu cho không quân oanh kích hơnđóng vai trò chủ đạo đột nhập, phá hoại.

Tấn công bằng tên lửa

Đâythể coiphương án tấn công đơn giản nhất và ít thiệt hại nhất nếu Israel chọn tấn công phủ đầu. Để vươn tới các cơ sở hạt nhân nằm sâu trong nội địa Iran, Israeltrong tay khoảng 30 tên lửa đạn đạo Jericho-III tầm bắn 6.500 km hoặc các tên lửa hành trình Popeye Turbo phóng từ tàu ngầm Dolphin.

Tên lửa Jericho-III của Israelthể dễ dàng vươn tới các cơ sở hạt nhân của Iran
Tuy vậy, trên thực tế nếu sử dụng đầu đạn thuốc nổ thông thường, số tên lửa trên khóthể đánh gục ngay tiềm lực hạt nhân của Iran do hầu hết các cơ sở hạt nhân nước này đều nằm sâu trong các boongke bê tông kiên cố.

Thậm chí, Israelthể chịu thiệt hại nặng nề khi Iran trả đũa bằng các loại tên lửatầm bắn trên 2.000 km của nước này như Shahab-3, Sajjin. Với diện tích và dân số hạn chế, nếu để điều này xảy ra, Israel sẽthể bị thiệt hại đến mức không thể khôi phục được.

Nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân (thông tin không chính thống dự đoán Israeltrong tay khoảng 200 đầu đạn hạt nhân), Israel chưa thể xóa sổ ngay toàn bộ lực lượng vũ trang Iran, hơn thế, lúc đó Israel sẽ mất đi hoàn toàn sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả với các đồng minh khi đơn phương tấn công một quốc gia khác bằng vũ khí hạt nhân.

Cùng lúc đó, Israel sẽ hứng chịu sự trả thù khốc liệt hoàn toànthể dự báo trước của thế giới Hồi giáo, và đâykết cục nhà nước Do Thái chắc chắn không mong muốn.
Iran cũng có thể đáp trả bằng tên lửa Shahab-3, dù sẽ khó khăn hơn vì phải vượt qua các hệ thống Arrow của Israel
Tựu chung, Israel gần như không thể tấn công phủ đầu đánh gục tiềm lực hạt nhân của Iran mà khôngMỹ và phương Tây giúp sức trong điều kiện hiện nay. Với khoảng cách địa lý xa và tiềm lực quân sự không hề yếu, Iran quá dễ xoay sở khi đứng vào vai trò phòng thủ và Israel quá khó khăn trong vai trò tấn công.

Chính vì thế, lựa chọn tốt nhất của Israel bây giờ một mặtdùng lực lượng tình báo hiệu quả cao, ngấm ngầm phá hoại,m suy yếu khả năng hạt nhân của Iran (ám sát, thả virus tương tự như vụ virus Stuxnet phá hoại các máy tính điều khiển trong cơ sở hạt nhân), một mặt vận động được Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành hợp sức cùng tấn công hoặc chí ít tiếp tục đặt gánh nặng trừng phạt lên Tehran.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi Mỹ còn phải đối mặt với nhiều mối quan tâm hơn tại các chiến trường Iraq, Afghanistan, lợi ích ở châu Á - Thái Bình Dương, còn Tây Âu còn vật lộn với khủng hoảng kinh tế, nếu muốn chắc thắng, chắc chắn Israel sẽ tiếp tục phải “nhẫn nhịn” thêm một thời gian nữa.
Đồng Tâm (tổng hợp)