Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

VÕ NGUYÊN GIÁP - ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN LOẠI TIẾN BỘ

VTH:  Tuy đã 70 tuổi nhưng Mẹ tôi - phó tiến sỹ Sử học Đỗ Nguyệt Hương, Chủ tịch Hội Sử học Tỉnh BRVT vẫn viết sách và tạp chí... Nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mẹ tôi có bài viết hồi tưởng lại quãng thời gian bà còn công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania năm 1979 và vinh dự cùng quan chức nước sở tại đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp ghé thăm Châu Phi, mời quý vị đọc bài viết đã đăng và phát  trên Tạp chí Quốc tế  - Bộ Ngoại Giao, Báo Bà Rịa Vũng Tàu, Đài phát thanh  Tỉnh BRVT và sẽ đăng trên Tạp chí Xưa và Nay:




alt
Mẹ VTH - Bà Đỗ Nguyện Hương năm 1979- 1980 tại Tanzania


“ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
CŨNG LÀ ĐẠI TƯỚNG CỦA NHÂN DÂN CHÂU PHI ”
……. Năm 1979, Đại sứ quán Việt Nam ở Tanzania nhận được điện ở nhà báo sang là đoàn đồng chí Võ Nguyên Giáp sẽ đi thăm một số nước Châu Phi và có quá cảnh tại sân bay quốc tế Dar-es-Salaam khoảng một giờ đồng hồ. Như thông lệ, mỗi khi có đoàn cấp cao đi công tác qua, chỉ quá cảnh một lúc tại sân bay, chúng tôi thông báo cho Bộ ngoại giao bạn. Ngay lập tức, chỉ 15 phút sau, đích thân ông Sêpêtu (Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao bạn, có vợ người Đức) gọi điện tới Đại sứ quán ta báo cho biết: Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng quốc phòng và các quan chức hai Bộ của bạn sẽ ra sân bay đón đoàn “Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Điện biên phủ” khi đoàn ghé sân bay, để bày tỏ sự kính trọng của Nước bạn đối với Đại tướng. Thật là sự bất ngờ đối với chúng tôi vì, Đại tướng và đoàn đại biểu của ta không tới thăm chính thức nước bạn, chỉ quá cảnh sân bay một lúc mà bạn đón chào trọng thị như vậy, các quy định đã thành văn của ngành Ngoại giao đã bị phá bỏ để tỏ lòng tôn trọng của bạn đối với Đại tướng của ta.



alt
Đón tướng Giáp tại sân bay Dar-es-Salaam, người mặc áo dài hoa phía xa là bà Đỗ Nguyệt Hương


Nhưng, đây chưa phải là bất ngờ duy nhất, mà một bất ngờ lớn khác đến với chúng tôi khi chúng tôi đến liên hệ phòng VIP ở sân bay cho đoàn dừng chân. Ông giám đốc sân bay đã trả lời chúng tôi: “Sân bay có hai phòng VIP để đón nguyên thủ quốc gia. Hôm đoàn Đại tướng tới cũng là ngày Tổng thống Nyêrêrê đi công tác. Sân bay đã dành phòng VIP lớn hơn cho Tổng thống. Nhưng được tin có đoàn Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam quá cảnh sân bay, Tổng thống đã ra lệnh chuyển sang phòng nhỏ để dành phòng VIP lớn cho Đại tướng”. Và, “tất cả chi phí của đoàn nghỉ ở sân bay, Bộ ngoại giao bạn sẽ thanh toán, các bạn Việt Nam không phải lo”. Việc làm này của Tổng thống Nyêrêrê đã xóa bỏ mọi nghi thức ngoại giao quốc tế (vì lúc đó Đại tướng ta đi công tác chỉ danh nghĩa là Đại tướng của quân đội nhân dân Việt Nam mà không kèm theo chức vụ gì). Vị Tổng thống nước chủ nhà đã dành lòng trân trọng nhất đối với một vị Đại tường của quân đội Việt Nam anh hùng, một vị chỉ huy tài ba trong chiến dịch Điên Biên Phủ vĩ đại.
Đại sứ quán ta còn được Bộ ngoại giao bạn thông báo là “nếu chuyến bay của Tổng thống kịp gặp chuyến tới của Đại tướng thì Tổng thống sẽ tới bắt tay chào Đại tướng”.




alt
Bà Tôn Nữ Thị Ninh tháp tùng Đại tướng
 Tất cả sứ quan ta những ngày đó vui như hội. Chúng tôi vừa cảm động vừa tự hào vì không ngờ chiến thắng Điên Biên Phủ trước đó một phần tư thế kỷ mà bạn bè năm châu, những lực lượng hòa bình thế giới vẫn còn nhớ và ngưỡng mộ như vậy. Điều này đã làm chúng tôi hiểu sâu sắc hơn nhận định sáng suốt của Đảng ta là: Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ thật sự đã tạo điều kiện căn bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta thắng lợi trong thời kỳ lịch sử hào hùng đó.
Sân bay quốc tế Dar-es-Salaam hôm đó rất trang nghiêm và được bảo vệ chặt chẽ vì có sự hiện diện của Tổng thống. Các quan chức bạn gồm Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ ngoại giao; Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Vụ báo chí, Vụ khu vực Châu Á, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và một số quan chức quân đội của bạn đều có mặt. Ngoại giao đoàn ở Dar-es-Salaam được tin cũng ra đón Đại tướng ta như Đại sứ Liên Xô, Cu Ba, Tiệp Khắc, CH DC Đức … Tất cả đều náo nức chờ đón vị “Đại tướng Điên Biên Phủ” của Việt Nam.
Rất tiếc máy bay chở Đại tướng hôm đó tới chậm vì thời tiết, nên máy bay của Tổng thống Nyêrêrê đã phải cất cánh không chờ được. Tổng thống đã ủy nhiệm cho Bộ trưởng ngoại giao chuyển lời thăm hỏi của Tổng thống tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn Việt Nam.
Khi máy bay chở Đại tướng hạ cánh, được Bộ trưởng ngoại giao bạn thông báo ý kiến của Tổng thống và giới thiệu thành phần quan chức ra đón đoàn, Đại tướng đã rất cảm động và cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của bạn.
Hôm đó, ngoài những câu chuyện thăm hỏi ngoại giao, vị Bộ trưởng ngoại giao bạn đã phát biểu rất chân thành: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là Đại tướng của Việt Nam mà còn là Đại tướng của nhân dân Châu Phi. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh rằng một nước thuộc địa nhỏ yếu có thể đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Chúng tôi rất trân trọng những thắng lợi trong đấu tranh cũng như bảo vệ, xây dựng Tổ quốc của nhân dân Việt Nam …”.
Bộ trưởng quốc phòng bạn cũng tranh thủ hỏi Đại tướng về vai trò của nhân dân trong chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt việc ta làm thế nào để kéo được pháo vào trận địa và thái độ của Tướng De Castries khi bị bắt như thế nào? …
… Đại tướng đã rất vui vẻ giải thích cho bạn nghe về cuộc chiến tranh nhân dân của ta và đánh giá thắng lợi Điện Biên Phủ là thắng lợi đỉnh cao của chín năm kháng chiến thần thánh của toàn dân tộc Việt Nam.
Thời gian quá cảnh tại sân bay đã hết, chủ và khách lưu luyến chia tay. Khi chia tay, Bộ trưởng ngoại giao bạn đã một lần nữa nhắc lại: “Đại tướng Giáp cũng là Đại tướng của nhân dân Châu Phi. Chúng tôi coi chiến thắng Điện Biên Phủ của các bạn cũng là chiến thắng của chúng tôi …”.




alt
“Đại tướng Giáp cũng là Đại tướng của nhân dân Châu Phi!"
 Đã nhiều năm trôi qua, nhưng niềm xúc động, lòng tự hào của những người cán bộ ngoại giao Việt Nam năm xưa ấy, mãi mãi vẫn ghi đậm trong tâm khảm chúng tôi …
  
Đỗ Nguyệt Hương
Nguyên cán bộ Vụ Tây Á – Phi Châu (Bộ ngoại giao).
Nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chủ tịch Hội Sử học Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nguồn vuthanhhoa.net

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

BIẾT LÀM SAO

LƠ, LƠ...

Chung | xuanlinh39 | June 20, 2011,15:25
alt
Bao ngày ta chẳng gặp nhau
Môi đào má phấn nhịp cầu đong đưa
Bụi hồng cuốn nẻo đường xưa
Cô đơn bướm đậu ngẩn ngơ cuối vườn
Đời thường biết mấy lo toan
Bất ngờ trang lịch đã sang cuối hè
Dắt nhau qua mấy quãng đê
Vẳng nghe còn đó tóc thề chấm vai
Khoai vùi sắn nướng còn đây
Khói sim nghi ngút còn cay đến giờ
Em rằng anh cứ “lơ lơ”
Em rằng anh đã hững hờ người xưa
Rằng người có nắng quên mưa
Rằng thu vừa đến đã “lơ” nắng hè…

Một lời em nhắc chân quê
Sông Lam còn đó
lời thề còn đây…

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

TRƯỜNG SA - HOÀNG SA