Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

CÔNG TY TNHH HOANG NAM


Dự án chưa xây đã được thanh toán 5 tỷ

16:58:00 29/11/2011
(Theo CAND online) -Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dân cư N1.4 và N1.5 thuộc khu đô thị mới phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được UBND TP Buôn Ma Thuột, giao cho Ban Quản lý các dự án TP Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư. Dù công trình vẫn là khu đất rẫy, nhưng vẫn được thanh toán số tiền là 5 tỷ đồng.
Tổng giá trị gói thầu công trình hơn 10,1 tỷ đồng do Công ty TNHH Xây dựng cầu đường Hoàng Nam (Đắk Lắk) trúng thầu thi công, Công ty Tư vấn xây dựng Việt Khôi (TP Buôn Ma Thuột) là đơn vị giám sát. Theo hợp đồng thi công dự án được tiến hành từ tháng 3/2011, thời gian thực hiện 720 ngày. Tuy nhiên đến nay khu dự án này vẫn đang là khu đất rẫy chưa thực hiện thi công.


Khu dự án chưa thi công nhưng đã thanh toán tiền.
Điều đáng nói là ngày 20/7/2011, phía chủ đầu tư Ban Quản lý các dự án TP Buôn Ma Thuột và đơn vị trúng thầu thi công, tư vấn giám sát đã tiến hành làm thủ tục chứng từ thanh toán số tiền đợt 1 hơn 4,9 tỷ đồng tiền thi công và 113,9 triệu đồng tiền giám sát.
Ông Hồ Quang Hoàng, cán bộ Ban Quản lý các dự án TP Buôn Ma Thuột, được giao nhiệm vụ quản lý dự án này cho biết, đây là một việc làm sai nhưng vì đã lỡ… Vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành làm rõ để xử lý theo pháp luật

N.Như

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

THĂM SINGAPORE - GỬI ANH

SINGAPORE - MALAYSIA




Sân bay Changi (Changi Airport) là một trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế (cảng trung chuyển hàng không) lớn và là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Diện tích 1500 ha, cách trung tâm thương mại của Singapore 20 km đông đông bắc. Sân bay sử dụng 13000 nhân công và đóng góp đáng kể (4,5 tỷ Đô la Singapore) cho nền kinh tế của đảo quốc Singapore. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 37,203,978 triệu hành khách, tăng 1.3% so với năm 2008 - xếp thứ 19 thế giới và thứ 5 châu Á về lượng khách phục vụ. Sân bay này cũng là một trong những sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới


 
Khách sạn bình dân mà giá trên trời














Công viên sư tử biển (Merlion Park): Được mệnh danh là “Biểu tượng chào đón du khách đến Singapore”, Sư tử biển là nơi khách du lịch chụp ảnh nhiều nhất khi đến Singapore. Hàng năm có tới trên 1 triệu khách du lịch ghé chân tham quan nơi này.


Sư tử biển Merlion phun nước trêm vịnh Marina

Công viên sư tử biển với biểu tượng sư tử mình cá Merlion phun nước ra biển là nơi rất tuyệt vời để ngắm toàn cảnh vịnh Marina, Nhà hát hình quả sầu riêng Esplanade cũng như khu cao ốc văn phòng của thành phố. Có một điều mà không phải ai cũng biết là công viên này đã từng được di chuyển năm 2002 cách xa 120m tính từ địa điểm hiện tại với chi phí 7,5 triệu SGD.

Nhà hát Trái Sầu Riêng niềm tự hào của người Singapore
Nhà hát Esplanade - Nhà hát Trái Sầu Riêng: Nếu như Sydney có nhà hát Opera hình vỏ sò nổi tiếng thì người dân Singapore cũng có quyền tự hào với Nhà hát Esplanade - nhà hát hình quả sầu riêng, loại quả rất quen thuộc với những người ở xứ sở miền nhiệt đới.






Hàng ngày, tại đây diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể vào tham quan nhà hát trong vòng 45 phút/ lần với giá vé là 8 SGD.


















Gặp anh Nguyễn Ngọc Tương nguyên UVBCH Đảng bộ Hương khê Hà Tĩnh, nguyên Giám đốc Sở NNPTNT Hà Tĩnh sau 20 năm...











































Singapore và Malaysia không ăn thịt chim thú. Con công, con chim cu gáy không có gì phải sợ người...



Cây cảnh (là lá dong gói bánh chưng ở Việt Nam). Là cây bản địa, không cần cắt tỉa, mọc tự nhiên, thân thiện, không tốn tiền thuê nhân công chăm sóc cắt tỉa nhiều.

































Nhạc nước Sentosa (Song of the sea): Đây là màn biểu diễn nhạc nước thu hút số lượng khách du lịch kỷ lục. Mỗi tối có hai show diễn cố định là vào 19h40 và 20h40 tối. Ngoài ra vào những dịp cuối tuần còn có thêm xuất diễn 21h40. Thời lượng cho một màn trình chiếu là 15 - 25 phút.















Chim Hồng hạc







Cây cầu nối Sigapore với Malaysia

Eo biển Malacca
Eo biển Malacca nổi tiếng với các cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia. Singapore là điểm cuối cùng ở phía Nam của eo biển này. Năm 2003, một nửa số dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển đi qua Malacca, tương đương với khoảng 11 triệu thùng (1,7 triệu m)/ngày và mức độ nhộn nhịp của các hoạt động buôn bán tại khu vực này được dự đoán là sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao của Trung Quốc.

Điểm hẹp nhất của tuyến vận tải biển qua eo biển Malacca là ở đoạn kênh Phillips của eo biển Singapore. Đây cũng là một trong những điểm thắt cổ chai quan trọng nhất trên thế giới, nơi tiềm ẩn những nguy cơ va chạm, mắc cạn hoặc tràn dầu, cướp biển. 



Nơi làm thủ tục hải quan từ Singapore sang Malaysia
 
Trùng điệp rừng cọ dầu ở Malaysia


Malaysia đứng đầu thế giới, chiếm 47% sản lượng và 58% thị phần xuất khẩu của thế giới. Diện tích trồng cọ đến năm 2003 đạt khoảng 3,7 triệu ha, chiếm hơn 60% diện tích đất nông nghiệp. Sản lượng năm 1960 chỉ đạt 91.800 triệu tấn nhưng đến năm 2003 đã đạt khoảng 13 triệu tấn. Malaysia xuất khẩu dầu cọ đi 130 nước, đạt khoảng 19,6 tỷ RM mỗi năm.

Vì lý do giá nhân công tăng và thiếu lao động nên diện tích trồng cao su dự kiến sẽ giảm từ 1,8 triệu ha năm 1990 xuống 1,6 triệu ha năm 2010. Tuy nhiên, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật canh tác và cải tiến hệ thống sản xuất nên sản lượng dự kiến sẽ tăng từ 1,3 triệu tấn năm 1990 lên 1,7 triệu tấn năm 2010. Lượng cao su xuất khẩu sẽ vẫn ở mức 1,3 triệu tấn/năm. Giá trị gia tăng các sản phẩm cao su dự kiến sẽ ở mức 1,4%/năm trong thời kỳ 1991-2010. Năng suất cao su đạt 1.300 kg/ha năm 1995, 1.500 kg/ha năm 2000 và dự kiến sẽ đạt 1.800 kg/ha năm 2010.

Sản phẩm cao su chiếm thị phần ngày một tăng trong kim nghạch xuất khẩu của Malaysia, từ 2,77 tỷ RM năm 1994 lên 3,99 tỷ RM năm 1997. Năm 1998 là năm Malaysia có kim nghạch xuất khẩu cao su cao nhất, đạt 5,78 tỷ RM. Sau 3 năm liên tục giảm sút: 1990 (-11,9%), 2000 (-7,4%), 2001 (-7%), năm 2001 kim nghạch xuất khẩu bắt đầu được phục hồi, tăng 1,2% và năm 2003 tăng 14,1% đạt 5,2 tỷ RM (945.889 tấn các loại) và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 9 trong nhóm hàng chế tạo. Malaysia vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu găng tay cao su, ống cao su tự nhiên dùng trong y tế và chỉ latex, cung cấp 55% găng cao su, 80% ống cao su và 70% chỉ latex cho nhu cầu trên thế giới.





Malaysia có khoảng 20 triệu ha rừng, tập trung ở hai bang Sabah và Sarawak, sản xuất 37,7 triệu m3 gỗ, xuất khẩu hàng năm 25 triệu m3 gỗ cây và gỗ xẻ. Malaysia khuyến khích phát triển công nghiệp gỗ.




Malaysia có hơn 40 nghìn km đường loại tốt, không ngừng được nâng cấp đến tận những vùng mới phát triển. Tuyến đường cao tốc chạy từ Bắc xuống Nam dài 847 km được mở rộng, thông suốt phục vụ phương tiện ô tô rất thuận lợi. Malaysia là một trong số các nước trong khu vực có hệ thống đường bộ tốt nhất. Mạng lưới vận tải công cộng đã được nâng cấp nhiều hơn trong thủ đô Kuala Lampur và các vùng phụ cận để thống nhất các hình thức vận tải công cộng hiện có với hệ thống xe lửa chở hành khách mới và xe điện. Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm quản lý trục đường quốc lộ chính, gọi là Federal Highway. Các bang chịu trách nhiệm quản lý các đường nội bang.

Đền thờ của người Hoa tại Malaysia











































































Người Malaysia gốc Ấn Độ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà mình







Thêm chú thích


Trong những thắng cảnh nổi tiếng của Malaysia, ngoài cao nguyên Genting người ta còn hay nhắc tới hang động Ba Tu đồ sộ, hoành tráng nằm giữa dãy núi đá vôi thuộc ngoại vi Kuala Kumtur.
 
Không chỉ thu hút khách bốn phương bi những cảnh quan tuyệt mĩ, động Ba Tu còn gắn liền với những điển tích ly kì đến huyền bí, những nghi lễ độc đáo của Ân Độ Giáo.

Được phát hiện đầu tiên vào năm 1878, bi nhà tự nhiên học Mỹ Whornarry cùng bạn đồng hành H.Csyhresssĩ quan Anh.
Thế nhưng, một thời gian dài sau đó, động Ba Tu vẫn bị lãng quên dưới những cánh rừng già. Mãi đến năm 1900, trong lúc tìm kiếm nơim đền thờ các tượng thần, các công nhân Ấn Độ tại Malaysia mới phát hiện ra động.
Sự phát hiện tình cờ động đá được người Ấn xemmột “dấu hiệu” cho thấy thần linh đã chọn đâym nơi ngự trị. Kể từ ngày ấy hang động mang tên Ba Tu (động đá) nhanh chóng trthành thánh địa hành hương của cộng đồng người Ấn Độ sống tại Malaysia.
Hệ thống động Ba Tu bao gồm ba hang lớn, nhiều hang nhỏ nằm rải rác trên rẻo núi đá vôi. Hang nổi tiếng nhấthang đền thờ có chiều dài khoảng 200m, cao gần 100m. Lòng hang thoáng đãng, rộng rãi, có thể chứa hàng ngàn khách mộ đạo.
Cuối hangngôi đền thờ cổ kính, kiến trúc đặc biệt gồm bộ mái trang trí nhiều bức phù điêu sơn phết sặc sỡ, mô tả các câu chuyện truyền thuyết về thần Shiva. Phía sau đền thờcửa vào hang tối dài gần 2km,nơi trú ngụ của vô số đàn dơi từ bao đời nay.
Ngoài ra, hàng ngày nhiều đàn khỉ từ đỉnh núi xuống chầu chực ngay cửa hang xin khách hành hương thức ăn, hoặc nô giỡn đuổi nhau chí chóe trên vách đá khiến cảnh vật thêm hoang dã, sinh động.

Malaysia, người Ấn là cộng đồng người nhập cư lớn thứ hai sau cộng đồng người Hoa, chiếm khoảng 12,4% dân số toàn liên bang (thống kê 2004).
Người Ấn Độ tại Malaysia chủ yếu là người Hindu Tamil từ miền nam Ấn Độ nói tiếng Tamil, cũngcác cộng đồng Ấn Độ khác nói tiếng Telugu, Malayalam và Hindi, sống chủ yếu tại các thị trấn lớn ở ven biển phía tây bán đảo. Quan hệ giữa người Ấn với Malaysia được lịch sử ghi nhận cách nay khoảng 2000 năm và những người Ấn đầu tiên đến bán đảo Malay chính là những thương gia, những viên chức tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thiết lập các khu vực thuộc địa.
Đi cùng với họ là một nền văn hoá truyền thống độc đáo. Văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua nhiều cơ tầng nhưng tiêu biểu và đậm nét nhất đó là dựa trên nền tảng của đạo Hindu (Ấn giáo). Văn hoá Ấn Độ ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng văn hoá của người Malay, nhất là trước khi Malacca cải đạo tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Hồi giáo vào thế kỷ 15.










Người Ấn Độ thờ thần Bò, nên kiêng không ăn thịt bò... Trong Rigvega - tuyển tập những trường ca tại các vùng của Ấn Độ, mà trong số đó có một vài trường ca xuất hiện từ khoảng giữa năm 2000 trước Công nguyên, nói rằng: “Những con bò là thần thánh. Chúng là hiện thân của những phẩm hạnh tốt”. Từ đó đến nay những người theo đạo Ấn bị cấm ăn thịt bò, giết bò hay có hành vi bạo lực đối với chúng. Những con bò nghênh ngang đi dạo trong các thành phố của Ấn Độ, tại New Delhi có đạo luật cấm giết chúng. Đôi khi có người còn bỏ tiền ra mua cỏ cho chúng ăn và coi đó là việc thiện.