Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH QUANG - HOA KỲ


Thầy Dạy Sử Nguyễn Mạnh Quang
và Ý Nghĩa Cuộc Chiến Việt Nam 1954 - 1975.
SH Phỏng Vấn
28-Apr-2012
LTS: Sau những năm Việt Nam mở cửa kinh tế thị trường, những tư tưởng và quan niệm chính trị của nhiều người cũng thay đổi.
Xu hướng thay đổi theo mới đã đi đến đỉnh điểm và đang đà lọt sang mặt trái của nó. Bên cạnh những hậu quả tích cực về kinh tế lại chen vào một số những mặt tiêu cực về xã hội, văn hóa, và cả đến lịch sử nữa. Người ta chấp nhận tất cả cái gì mới, lạ, để nhanh chóng theo mức sống mới, vội vàng, thực tiễn cốt sao cho giống những người ở xứ tự do, đa phần là bề ngoài.
Tệ hại nhất là có một số người đòi đổi mới luôn cả sự thật lịch sử, tô điểm bộ mặt cho những nhân vật phản quốc để họ trở thành "hiền tài" của đất nước, như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Ký, Đắc Lộ (Alexendre De Rhodes), ....
Về lịch sử chiến tranh 1954 - 1975, một số người chỉ muốn chống lại “chuyện cũ” chỉ vì nghe mãi "đâm chán". Một số khác có nguyên do thực tế nào đó và tiềm tàng chờ cơ hội bộc lộ. Cũng khó nói, nhiều người khi vào miền Nam, thấy giàu hơn miền Bắc, cảm thấy bị lừa; thấy nhiều tác phẩm văn chương trong các tiệm sách, cho rằng miền Nam thực sự có tự do dân chủ; nhiều người bị tù hoặc đi cải tạo trong buổi giao thời sau năm 1975, mang lòng hận suốt đời,... Do đó, công việc khẳng định lại những sự thật lịch sử thời gian này hết sức cần thiết!
Thật ra, những lý do nêu ra như trên có vững chắc để đưa đến một kết luận ngược lại với ý nghĩa thực sự của cuộc chiến hay không? Nhân ngày 30 tháng 4 chúng tôi xin được nghe ý kiến của tác giả Nguyễn Mạnh Quang, một nhà giáo dạy sử thế giới bậc trung học 11 năm ở Việt Nam trước 1975, và 23 năm ở trung học đệ nhị cấp tại Hoa Kỳ, ngoài ra ông còn dành hết thời gian còn lại của mình để nghiên cứu sử. Xin mời bạn đọc theo dõi (SH)


1. SHPV: Một số người cho rằng Hoa kỳ không hề xâm lăng miền Nam như tuyên truyền của miền Bắc, vì Hoa kỳ là "người tốt". Họ dựa vào hai yếu tố: thứ nhất, nội chiến Hoa kỳ chấm dứt êm thắm; thứ hai, Hoa Kỳ giúp Nhật xây dựng sau thế chiến. Vậy theo Giáo sư, hai yếu tố đó có thể dùng để đánh giá tốt cho vị thế Hoa Kỳ ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975 không?
Các câu hỏi:
1. Một số người cho rằng Hoa kỳ không hề xâm lăng miền Nam như tuyên truyền của miền Bắc, vì Hoa kỳ là "người tốt". Họ dựa vào hai yếu tố: thứ nhất, nội chiến Hoa kỳ chấm dứt êm thắm; thứ hai, Hoa Kỳ giúp Nhật xây dựng sau thế chiến. Vậy theo Giáo sư, hai yếu tố đó có thể dùng để đánh giá tốt cho vị thế Hoa Kỳ ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 -1975 không?
2. Liên quan đến ý kiến trên, một số người cho rằng miền Bắc xâm lăng miền Nam, giáo sư nghĩ sao về ý kiến này?
3. Sự kiện miền Nam trù phú hơn miền Bắc, khiến cho một số người miền Bắc nghĩ rằng mình sai lầm khi tiến vào miền Nam. Giáo sư nghĩ sao về sự vỡ mộng của những người này?
4. Cũng cùng sự ngạc nhiên khi vào Nam, sự kiện các tiệm sách miền Nam đầy dẫy các tác phẩm văn chương, chứng tỏ miền Nam có tự do hơn miền Bắc, và do đó lẽ ra không cần giải phóng. Giáo sư nghĩ sao về kết luận này?
5. Ngay trong tháng 4 năm 1975, nhiều người đã liều chết ra biển, hoặc kinh hoảng chen nhau lên tàu ngoại quốc để đi nước ngoài. Theo Giáo sư, đâu là lý do chính cho tình trạng kinh hoàng như thế ?
6. Nhiều người so sánh những chính sách của nhà nước đối với những quân cán chính của miền Nam sau 1975 với việc kết thúc nội chiến ở Hoa kỳ. Giáo sư thấy việc so sánh đó có căn bản hay không?
7.- Một số người hải ngoại cho rằng miền Nam thua là vì họ được dạy "nhân đạo" hơn. Giáo sư có nhận xét gì về điểm này?
NMQ: Thưa quý độc giả và ban chủ biên Sách Hiếm. Đây là vấn đề đã được bộ máy tuyên truyền của các chính quyền miền Nam nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong những năm 1954-1975, và sau đó lại được những người Việt chống cộng đến cùng ở hải ngoại mà hầu hết là tín đồ Ca-tô Rô-ma giáo (xin gọi tắt là Ca-tô) hoặc những nguời thuộc giai cấp thống trị ở Miền Nam trong những năm 1954-1975 phổ biến rộng rãi qua các phương tiện truyền thông phong phú của họ.
Dĩ nhiên là luận điệu này hoàn toàn SAI, không đúng với sự thật. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi xin đề cập đến ba khía cạnh: (A) Vấn đề chia đôi Việt Nam tại Hội Nghị Geneva 1954 và vai trò Hoa Kỳ ở miền Nam trong những năm 1954-1975, (B) Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam có phải là đồng minh hay không, và (C) sự liên hệ giữa Nhật và Hoa Kỳ từ sau ngày 15/8/1945 cho đến ngày nay.
A.- Vấn đề chia đôi Việt Nam tại Hội Nghị Geneva 1954 và vai trò Hoa Kỳ ở miền Nam trong những năm 1954-1975.
Vấn đề đât nước Việt Nam bị chia ra làm hai miền Bắc Nam là do quyết tạm thời của Hội Nghị Geneva 1954 đưa ra để chấm dứt cuộc chiến tranh giữa một bên là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và một bên là lực lượng kháng chiến của nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Theo các quyết định của hội nghị này, (1) chính quyền Pháp công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam và rút quân về nước, (2) miền Bắc nằm dưới quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, (3) từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam tạm thời được giao cho chính quyền Bảo Đại quản lý để chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.
Không có một điều khoản nào trong Hiệp định Genève chia hai miền Nam Bắc ra làm hai miền riêng biệt về đất đai và chính trị. Hiệp Định Genève gồm hai phần:  Phần “Thỏa hiệp Ngưng Chiến Song Phương” giữa Pháp và Việt Minh (Bilateral armistice agreement between France and the VietMinh) làm căn bản cho Phần “Tuyên Ngôn Đa Phương Có Tính Cách Quyết Định” (The multilateral Final Declaration), đồng ghi nhận (endorsed) bởi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào, Cambod, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga Sô Viết, [với sự từ chối không tham gia của Mỹ và chính phủ Bảo Đại].
Phần “Thỏa Hiệp...”, gồm 47 điều khoản, được ký kết giữa Tướng Pháp Henri Delteil, Quyền Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương, và ông Tạ Quang Bửu, Thứ Trưởng Quốc Phòng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.  Có vài điều khoản chính như sau:
Điều khoản 1 (Article 1) nói về sự thiết lập “một đường ranh giới quân sự tạm thời” (A provisional military demarcation line) [Vĩ tuyến 17] để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, và lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở phía Nam làn ranh giới.
Điều khoản 8 ấn định quyền kiểm soát hành chánh ở phía Bắc Vĩ Tuyến 17 thuộc Việt Minh và ở phía Nam thuộc Pháp (Civil administration in the regroupment zone to the North of the 17th parallel was to be in the hands of the Vietminh, and the area to the South of the parallel was to be in the hands of the French)
Điều khoản 14, đoạn (a) [Article 14, Paragraph (a)] viết rõ: “Trong khi chờ đợi cuộc Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam, quyền hành chánh dân sự trong mỗi vùng rút quân nằm trong tay các phe có quân đội rút quân (nghĩa là Pháp và Việt Minh) theo tinh thần của bản Thỏa Hiệp.”  (Pending the general elections which will bring about the Unification of Vietnam, the conduct of civil administration in each regrouping zone shall be in the hands of the party whose forces are to be regrouped there in virtue of the present Agreement).
Điều khoản 14, đoạn (c) viết:  “Mỗi phe sẽ tự kiềm chế để không có bất cứ hành động  trả thù hay kỳ thị nào đối với những cá nhân hay tổ chức vì những hoạt động trong khi có cuộc tranh chấp quân sự, và phải bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ.” (Each party undertakes to refrain from any reprisals  or discrimination against persons or organizations on account of their activities during the  hostilities and to guarantee their democratic liberies)
Bản “Tuyên Ngôn...” gồm 13 đoạn, liên quan đến cả Cambod và Lào, có một đoạn đáng để ý:
Đoạn (6) [Paragraph (6)] nguyên văn như sau:

“Hội Nghị nhận thức rằng mục đích chính yếu của Thỏa Hiệp về Việt Nam là dàn xếp những vấn đề quân sự trên quan điểm chấm dứt những đối nghịch quân sự và rằng ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY  ĐẤT ĐAI .  Hội Nghị bày tỏ sự tin tưởng là thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn này và trong Thỏa Hiệp ngưng chiến sẽ tạo nên căn bản cần thiết để trong tương lai gần đạt tới một sự dàn xếp chính trị ở Việt Nam”
(The Conference recognizes that the essential purpose of the Agreement relating to Vietnam is to settle military questions with a view to ending hostilities and that THE MILITARY DEMARCATION LINE IS PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY.  The Conference expresses its conviction that the execution of the provisions set out in the present Declaration and in the Agrrement on the cessation of hostilities creates the necessary basis for the achievement in the near future of a political settlement in Vietnam.)
Vậy nếu không phải là đất nước chia đôi qua Hiệp định Genève thành hai miền độc lập về chính trị và đất đai, thì cuộc chiến hậu-Genève ở Việt Nam từ đâu mà ra, và tại sao Mỹ lại lâm chiến ở Việt Nam?  Câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi.  Nếu không biết đến thì ngày nay, chúng ta đã có vô số tài liệu do chính người Mỹ viết. Cũng nên biết là chính quyền Bảo Đại là do Tổng Giám Mục Anthony Drapier (Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican) đề nghị vào ngày 28/12/1945 và ra đời vào đầu tháng 6 năm 1948 để làm công cụ cho mưu đồ tái chiếm Việt Nam của Liên Minh Pháp Vatican. Vì thế, tại Hội Nghị Geneva 1954, chỉ có hai phái đoàn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Pháp trực tiếp bàn luận với nhau, chứ phái đoàn của chính quyền bù nhìn Bảo Đại (gọi là phái đoàn của chính quyền Quốc Gia) không được tham dự vào các cuộc bàn thảo của hai thế lực này.
Tình trạng ngồi làm cảnh như vậy của phái đoàn chính quyền Bào Đại giống y hệt như tình trạng ngồi làm cảnh của phái đoàn của chính quyền miền Nam sau này tại Hội Nghi Paris (1968-1973) giữa chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) và chính quyền Hoa Kỳ bàn về việc chấm dứt cuôc chiến đã diễn ra ở miền Nam lúc bấy giờ. Tại Hội Nghi Paris 1973, phái đoàn của chính quyền miền Nam cũng không được tham dự vào các cuộc thảo luận giữa hai phái đoàn của Miền Bắc Việt Nam và phái đoàn Hoa Kỳ. Tình trạng này cũng cho chúng ta thấy rõ Hoa Kỳ là thế lực xâm lăng và chủ động của cuôc chiến tại Việt Nam trong những năm 1954-1975, và các chính quyền miền Nam chỉ là công cụ làm tay sai cho Hoa Kỳ và Vatican mà thôi.
B.- Hoa Kỳ và Nam miền Nam Việt Nam có phải là đồng minh hay không?
Sự khác nhau giữa một bên là sự liên hệ đồng minh (về một phương diện nào đó) của hai hay nhiều quốc gia và một bên là liên hệ giữa mẫu quốc và thuộc địa như sau:
1.- Nếu là hai hay nhiều quốc gia đồng minh với nhau thì vấn đề  chủ quyền cúa mỗi quốc gia của mỗi bên phải được tuyệt đối tôn trọng, nghĩa là không bên nào đượ0c ỷ thế mạnh can thiệp tắng trợn vào công việc sắp xếp nguời lãnh đạo chính quyền cũng như không được xía vào nội tình và các công việc khác của các quốc gia đối tác.
 2.- Nếu là một thuộc đia của một đế quốc thực dân thì đế quốc đó:
a.- tự ý chọn và đưa người bản địa của họ lên cầm quyền để làm tay sai cho họ. Dù là đã chọn lọc kỹ qua cái sàng lọc của họ, họ vẫn cho nguời theo do xem nguời đó có tuyệt đối tuân hành lệnh truyền của họ hay không. Nếu lệnh phải sửa sai, và sau đó cảnh cáo mà ngời đó vẫn còn lì lợm, ngoan cố, hay hù dọa hay “làm eo” với họ, thì họ sẽ tìm cách “bứt đi” (loại bỏ hay khử diệt) cho rảnh mắt và đưa một nguời khác lên thay thế. Đây là sự thực lịch sử đã xẩy ra đúng như vậy tại Việt Nam từ cuối thập niên 1940 cho đến ngày 30/4/1975 với các truờng hợp:
Truờng hợp 1: Cựu Hoàng Bảo Đại được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đưa lên thành lập chính quyền Quốc Gia vào đầu tháng 6/1948, ngoan ngoan tuân hành các lệnh truyền của họ thì được họ tiếp tục sử dụng cho đến chót. Bằng cớ bất khả phủ bác cho sự kiện này là (1) việc ban hành Dụ số 10   vào ngày 6-8-1950, (2) việc ban hành lệnh động viên vào đầu thập niên 1950 để cuỡng bách thanh thiếu niên Việt Nam nhập ngũ, ra trận làm bia đỡ đạn chết thay cho quân lính nguời Pháp và nguời Âu Phi trong quân đội Pháp ở Đông Dương, v.v...
Ngày 14 tháng 8, 1945, Tổng Thống Pháp De Gaulle bổ nhiệm Tướng Leclerc làm Tổng Chỉ Huy lực lượng ở Đông Dương và chỉ định Thierry d’Argenlieu, một cựu linh mục,  làm Cao Ủy để cắm lại lá cờ tam tài của chúng ta ở đó (y replanter notre drapeau): Tài liệu từ Les Collections de L'Histoire: Indochine Vietnam: Cololonisation, Guerres et Communisme, Paris, Avril-Juin 2004, page 38) Do đó, Leclerc chỉ có một nhiệm vụ: tái lập chủ quyền của Pháp ở Đông Dương (Leclersc n'a donc plus qu'une mission: celle de rétablir la souveraineté francaise en Indochine). De Gaulle quan niệm Đông Dương là đất của Pháp (L'indochine est un territoire francais). Và đây chính là nguyên nhân cuộc chiến ở Việt Nam, trước và sau Hiệp Định Geneva, Việt Nam là Quốc Gia hay Cộng sản không liên hệ gì đến (irrelevant) chính sách thực dân, tuy có khác nhau, của Pháp và Mỹ .  Và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này
Truờng hợp 2: ông Ngô Đinh Diệm, giới tu si áo đen và băng đảng Càn Lao Công Giáo lợi dụng địa vì được nguời Mỹ trao cho quyền quản lý công việc nội chính ở mền Nam trong những năm 1954-1963 đa quá trớn, lạm dụng quyền hành (do nguời Mỹ trao cho), hăm hở dùng bạo lực tiến hành kế họach Ki-tô hóa miền Nam trong mưu đồ cuỡng bách toàn thể nhân dân dưới quyềnphải theo đạo Ca-tô hết trong vòng 10 năm (Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân, Tập 1 (Nhà Xuất Bản, 1988), tr 428), khiến cho nguời Mỹ phải ra lệnh sửa sai.
Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này là Phái Đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 27/9/1963 để trực tiếp ra lệnh cho rông Ngô Đình Diệm phải (1) ngưng ngay tức thì chính sách bách hại Phật Giáo, (2) phóng thích ngay tức khắc các sư sãi, phật tử, sinh viên, học sinh và các chính trị gia đối lập đang bị giam giữ trong các nhà giam và trại tù trên toàn lãnh thổ, (3) loại bỏ vợ chồng ông Ngô Đinh Nhu ra khỏi chính quyền. Ông Diệm không những vẫn ngoan cố, không tuân lệnh này của nguời Mỹ mà còn hù Mỹ bằng hành động vờ vĩnh bắt tay với chính quyền miền Bắc để tống Mỹ ra khỏi miền Nam. Chính vì thế mà Mỹ mới ngoảnh mặt đi, để mặc cho quân dân Miền Nam vùng lên làm lịch sử đạp đổ bạo quyền đạo phiệt của ông ta vào chiều ngày 1/1/1/1963, rồi lôi cổ cả hai tên bạo chúa Ngô Đình Diệm và Ngô Đinh Nhu ra đập chết và ban cho mấy phát súng ân huệ vào lúc gần 7 giờ sáng ngày 2/11/1963.
Truờng hợp 3: Rút bài học ngu xuẩn của tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian ông Ngô Đình Diệm, cho nên dù là tín đồ Ca-tô được cả Hoa Kỳ và Vatican chọn và đưa lên cầm quyền, ông Nguyễn Văn Thiệu cũng không hề nghĩ đến việc tiến hành kế hoạch Kitô hóa miền Nam bằng bạo lực (do Vatican chủ trương), không kỳ thị tôn giáo, không bách hại Phật giáo, chỉ để mặc cho “bọn dâm tặc quạ đen” làm mưa làm gió, lũng đoạn chính quyền, biến miền Nam thành một xã hội “Nhất đĩ, nhì Cha, tam sư, tứ tướng”, và cúi đầu tuân hành lệnh truyền của Hoa Kỳ. Bằng chứng là vào cuối trung tuần tháng 4/1975, Hoa Kỳ ra lệnh cho ông ta phải từ chức để cho họ chuẩn bị một giải pháp mới thích hợp cho họ cuốn gói ra đi, thì ông Thiệu răm rắp nghe lời.
C.- Sự liên hệ giữa Nhật và Hoa Kỳ từ sau ngày 15/8/1945 cho đến ngày nay:
Sau khi bị hai trái bom nguyên tử của Hoa Kỳ trút xuống lãnh thổ, thấy rằng không thể nào tiếp tục đối đầu với ưu thế sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ, ngày 15/8/1945, chính quyền Nhật phải đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và  bằng lòng chấp nhập tất cả các điều kiên của Đồng Minh (đúng ra là của riêng Hoa Kỳ) đưa ra. Trong số những điều kiện này, có các điều kiện (1) nước Nhật được đặt dưới quyển quản trị của Hoa Kỳ, (2) quân đội Hoa Kỳ trú quân ở trên lãnh thổ Nhật,  (3) chọn lựa chế độ chính trị và soạn thào hiến pháp cho nước Nhật, và (4), và đưa những nguời chịu trách nhiệm xâm lăng các quốc gia Á Châu ra Tòa Án Quốc Tế xét xử. Nói cho rõ hơn, nước nhật bị đối xử như các quóc gia bại trận, giống như các nước Đức, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ vào khi Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt, và các nước Đức và Ý vào khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, chứ không phải bị đối xử như một thuộc địa của một đế quốc thực dân xâm lược giống như Việt Nam bị Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đối xử trong những năm năm 1945-1954. Với cách đối xử như vậy, người dân Nhật được hoàn toàn độc lập quản lý công việc nội chính trong những năm dưới quyền giám sát của Hoa Kỳ để cầm giữ Nhật ở vào tình trạng không thể nào trở thành một quốc gia có thể gây ra tai họa chiến tranh hay gây hại cho nền hòa bình thế giới được nữa.
Dù là nằm dưới quyền giám sát như vậy của Hoa Kỳ như vậy, nước Nhật cũng gần như bi bó chân bó tay về nhiều phương diện. Không những thế, sau chiến tranh, bom đạn của Hoa Kỳ đã làm cho rất nhiều nhà cửa và thánh phố rất nhiều nơi trên lãnh thổ rơi vào thảm cảnh tan hoang, điêu tàn, đổ nát, dân Nhật đói khổ khốn cùng. Đói khổ đến độ có nguời nói rằng lính Mỹ chỉ cần bỏ ra một Mỹ Kim là có ngay một em bé gái đến tuổi cặp kê xinh đẹp mỹ miều cũng đi theo liền.
Thế rồi, lòng thiết tha yêu nước của các nhà hữu trách Nhật cũng như của dân Nhật và tình hình thế giới biến đổi đã làm cho Hoa Kỳ phải thay đổi chính sách đối với Nhật. Đó là những sự kiện dưới đây:
Thứ nhất là tất cả những nguời được Mỹ chọn lựa hay được dân Nhật chọ đưa lên cầm quyền đều là những nguời ái quốc xuất thân từ trong lòng dân tộc Nhật, được đào luyện theo nếp sống văn hóa cổ truyền của nguời Nhật. Vì thế mà tất cả họ đều là những nhà ái quốc, cương quyết đặt việc nước trước việc Nhà. Việc làm nào ích quốc lợi dân thì họ làm. Việc làm nào bất lợi cho đất nước hay nhân dân Nhật thì họ cương quyết loại bỏ, hoặc là cố gắng tranh đấu tối đa để loại bỏ (nếu bị cuỡng bách phải làm).
Thứ hai là, tại Nhật không có “vấn nạn Giáo Hội La Mã” như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Như vậy, họ không có vấn  đề Vatican can thiệp trắng trợn vào nối tình nước Nhật. Cũng vì thế mà họ (1) không có chuyên tiến hành Kế hoạch Ki-tô hóa bằng bạo lực với danh nghia là “các chiến dịch tố Cộng”, dù rằng nước Nhật có Đảng Công Sản và các đảng viên của chính đảng này hoạt động công khai, (2) không có nạn giới  tu sĩ áo đen hàng ngày ra vào dinh thủ tướng của họ để yêu sách hay đòi này đòi nọ và lũng đoạn chính quyền theo đúng truyền thống “thần quyền chỉ đạo thế quyền”. Cái truyền thống ghê tởm này của Giáo Hội La Mã mà nhân dân thế giới đời đời nguyền rủa đã có từ ngàn xưa trong đạo Ca-tô, (3) không có vấn nạn Đảng Cần Lao Công Giáo hoành hành tác oai tác quái trong nhân dân, (4) không có các tổ chức công an mật vụ như thiên la địa võng để tình rập nhân dân mag nạn nhân bị rình rập làà những thành phần phi Ca-tô, và (5) không có chế độ độc tài tôn giáo và gia đình trị.
Trong những năm 1954-1975, tất cả những gì mà nước Nhật không có thì ở miền Nam Việt Nam đều có. Ngược lại, những gì nước Nhật có (những người lãnh đạo và cán bộ cao cấp trong chính quyền đều là những người yêu nước và xuất thân từ trong lòng dân tộc) thì miền Nam Việt Nam không có. Khác nhau là như vậy.
Thứ ba là năm 1948, Mạc Tư Khoa bao vây kinh thành Bá Linh khiến cho Hoa Kỳ và các nước Anh Mỹ lo sợ về chính sách bành trướng của Liên Sô hay phe Cộng Sản. Biến cố này đưa đến việc Hoa Kỳ tiến hành thành lập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1949 để để phòng mọi sự bất trắc do Mạc Tư Khoa chủ mưu gây ra.
Thứ tư là ngày 25/6/1950, đột nhiên Bắc Hàn xua quân vượt vi tuyến, tấn công Nam Hàn, rồi Hoa Kỳ đem quân từ Nhật vào cứu Nam Hàn và kêu gọi các nước đồng Minh gửi quân tham chiến, rồi Trung Cộng nhẩy vào vòng chiến cứu Bắc Hàn. Tình trạng này làm cho cuộc chiến tại Hàn Quốc trở nên vô cùng khốc liệt và kéo dài đến ngày 27/7/1953 mới chấm dứt.
Cả hai biến cố Liên Sô phong tỏa Bá Linh và biến cố chiến tranh tại Hàn Quốc khiến cho Hoa Kỳ phải nghĩ đến việc phải thi hành chính sách be bờ (containement policy). Đây là sáng kiến của ông George F. Kennan (February 16, 1904 – March 17, 2005) để chống lại sự bànhtrướng của khối Cộng Sản đang dâng tràn trên các luc địa Âu, Á và tại các cựu thuộc địa của câc đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ. Vì cần có đồng minh hùng mạnh cho chính sách be bờ này ở Á Châu để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng, Hoa Kỳ phải thay đồi chính sách với Nhật Bản, bãi bỏ chính sách thù nghịch, không còn đối xử với Nhật như là một “địch quốc bại trận nữa. Mỹ quay ra nâng Nhật lên hàng “một quốc gia đồng minh” giống như đối với các quốc gia Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Úc Đại Lợi, Canada, v.v…
Tóm lại, do chính trường quốc tế, nước Nhật và nhân dân Nhật đã có được những điều may mắn hơn.
Trở về trường hợp và hoàn cảnh Việt Nam, một cách ngắn gọn cho câu hỏi của ban chủ biên Sách Hiếm, xin được thưa rằng, gắn kết với Vatican, vai trò của Mỹ ở miền Nam vào thời gian 1954 -1975 là hoàn toàn bất chính. Vatican và Mỹ là hai thế lực xâm lăng không hơn không kém, đã gây nhiều thành tích tàn phá đất nước chúng ta một cách vô cùng khủng khiếp.
 
2. SHPV: Liên quan đến ý kiến trên, một số người cho rằng miền Bắc xâm lăng miền Nam, giáo sư nghĩ sao về ý kiến này?
NMQ: Nói rằng miền Bắc xâm lăng miền Nam là lời nói bậy bạ của những đứa con nít chưa biết đọc, nếu không muốn nói là xuyên tạc lịch sử. Sự thực rõ ràng là:
a.- Miền Nam là một phần lãnh thổ của tổ Quốc Việt Nam,
b.- Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh với thủ đô là Hà Nội là chính quyền hợp tình với dân tộc và đất nước, hợp lý với tất cả mọi thành phần trong xã hội, và hợp pháp được toàn thể nhân dân Việt Nam như nhân dân thế giới đều công nhận. Công pháp quốc tế cũng đã công nhận thực trạng chính trị này của chính quyền Hà Nội. Do đó, chính quyền Hà Nội có quyền đem quân trú đóng ở bất kỳ noi nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể cả miền Nam vĩ tuyến 17 để phục vụ cho nhu cầu quốc phòng của đất nước. Việc này không khác gì việc là chính quyền Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Lincoln (1861 – 1865) di chuyển và đem quân trú đóng trong các tiểu bang miền Nam trong thời Chiến Tranh Nam Bắc Hoa Kỳ (1861-1865).
Luận điệu cho rằng Miền Bắc xâm lăng miền Nam là luận điệu để che đậy (1) bản chất bất chính xâm lược của Liên Minh Thánh Mỹ- Vatican. và (2) hành động đổ quân vào miền Nam của Hoa Kỳ trong những năm 1954-1975. Luận điệu này được bộ máy tuyên truyền của các chính quyền miền Nam trong những năm 1954--1975 và bọn văn nô của Vatican ở hải ngọai cao rao và cho phổ biến rộng rãi qua các phương tiên tiện truyền thông ở khắp mọi nơi trên thế giới theo chính sách “Tăng Sâm giết nguời” (nhắc đi nhắc lại nhiều lần thành chuyện thật) và “cả vú lấp miệng em” (ồ ạt và dồn dập) từ cuối năm 1975 cho đến ngày nay.
Nói rằng miền Bắc xâm lăng miền Nam là có ý muốn nói rằng miền Nam là một quốc gia riêng biệt như là một thực thể đã được toàn thể nhân dân Việt Nam  và công pháp quốc tế công nhận. Từ năm 1954, bộ máy tuyên truyền của Vatican và các con chiên ngoan đạo nguời Việt thường rêu rao như vậy. Nhưng họ không thể trưng dẫn được một tài liệu lịch sử nào chứng minh được rằng miền Nam Việt Nam là một quốc gia riêng biệt được cả nhân dân Việt Nam và công pháp quốc tế công nhận. Rõ ràng nói như vậy là nói láo, nặng tính cách phản quốc.
Trên đây là phần lý giải của cá nhân tôi về câu hỏi này. Nếu có điều gì không đúng, xin qúy vị cứ lên tiếng phản biện để rộng đường dư luận.
Nếu Mỹ không cho miền Nam thi hành điều khoản Tổng Tuyển Cử năm 1956 theo quy định của nhiều nước trong Hiệp Định Geneva thì tại sao Bắc Việt phải tôn trọng Hiệp Định Paris năm 1973 giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ?  Vả lại, chuyện thống nhất đất nước là chuyện nội bộ của Việt Nam, không liên quan đến bất cứ nước nào khác.


3. SHPV: Sự kiện miền Nam trù phú hơn miền Bắc, khiến cho một số người miền Bắc nghĩ rằng mình sai lầm khi tiến vào miền Nam. Giáo sư nghĩ sao về sự vỡ mộng của những người này?
NMQ: Những người vỡ mộng vì cho rằng miền Nam trù phú hơn miền Bắc là những nguời không đủ khả năng lý trí để nhìn ra sự thật về địa lý thiên nhiên và hoàn cảnh lịch sử nước nhà trong thời cận và hiện đại, đặc biệt nhất là trong những năm 1945-1975. Những sự thật đó là:
A.- Miền Nam (1) được thiên nhiên ưu đãi về ruộng đất bao la (đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn gần gấp bốn lần đồng bằng sông Hồng Hà), phì nhiêu hơn (do phù sa sông Cưu Long bồi đắp), lại không có nắng hạn, bão và lụt, (2) hàng năm tiếp nhận hàng tỉ tiền viện trợ Mỹ để nuôi báu cô bộ máy chính quyền miền Nam và gần triệu quân lính đánh thuê của miền Nam (3) những đồng tiền tung vãi ra theo “quy luật kinh tế giây chuyền” do sự tiêu xài hoang phí  trong đó có vấn đề du hí đú đởn (a) của hơn nửa triệu quân lính Hoa Kỳ và hàng trăm ngàn quân lính của các quốc gia đồng minh của Mỹ tham chiến như Úc, Thái Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, (b) của hàng trăm ngàn nhân viên dân sự Mỹ làm việc tại các công ty tư nhân Mỹ tại miền Nam Việt Nam, (c) của hàng trăm ngàn nhân viên người Việt làm cho các sở Mỹ được trả lương hậu gấp bội phần đồng lương hàng tháng của các nhân viên chính quyền và sĩ quan trong quân đội Miền Nam, (d) đặc biệt của những người nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong chính quyền cũng như trong quân đội có khả năng lạm dụng quyền hành để làm tiền bất chính bằng trăm phương ngàn kế, (e) những người giàu có lại xây nhà lầu cho Mỹ thuê và trở thành phong trào rầm rộ. Năm 1973, Mỹ rút đi, các căn nhà lầu này trở nên trống rỗng. Trong hồi ký của ông Vũ Quốc Thúc, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế thời bấy giờ, chính ông cũng có xây nhà cho Mỹ thuê.

Nạn đĩ điếm ở Miền Nam thời Mỹ
Sự tiêu xài hoang phí của những loại người trên đây cùng với sư lũng đoạn chính quyền của giới tu sĩ áo đen và dư Đảng Cần Lao Công Giáo đã làm cho xã hội miền Nam được phồn vinh một cách giả tạo, và biến thành một xã hội đĩ điếm được thể hiện ra qua câu vè “nhất đĩ, nhì cha, tam sư tứ tướng”, và nổi tiếng thế giới mà nhà viết sử Stanley I. Kutler viết trong Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996) như sau:
Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khỏang 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sàigòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giầy, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái điếm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội miền Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cặp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội miền Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm. Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giầu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữa cháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói cả. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Sàigòn kiểm soát.” [1]
B.- Miền Bắc nghèo khổ và ở vào thế yếu kém về nhiều phương diện:
1.- Đồng bằng sông Hồng chỉ có vỏn vẹn vào khoảng 15 ngàn cây số vuông (bằng khẳng ¼ diện tích đồng bằng sông Cửu Long), ruộng đất canh tác kém phì nhiêu, thường xuyên xẩy ra những thiên tai như nắng han, bão và lụt làm hư hại mùa màng,nhà cửa và nhiều tài sản khác.
2.- Phải tự cung tự túc về nhân lực và vật lực, cung cấp đầy đủ lương thực, quân trang và vũ khí cho hàng triêu quân lính đáp ứng cho nhu cầu chiến trường của cả hai cuộc chiến giải phóng dân tộc trong những năm 1945-1954 và cuộc chiến đòi lại miền Nam từ trong tay Liên Minh Xâm Lược Mỹ Vatican trong những năm 1954-1975 để hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước.
3.- Ngoài việc tiếp nhận vũ khí từ khối Cộng Sản, miền Bắc không nhận được một xu tiền ngoại viện về tài chính để phát triền kinh tế và mở mang giao dục.

B-52 chuẩn bị bom lên Việt Nam
4.- Phải gánh chịu cả một khối lượng bom đạn khổng lồ mà hầu hết là trút xuống các vùng do chính quyền miền Bắc kiểm soát. Số bom đạn này được sử gia Stanley I. Kutler ghi nhận như sau:
Diện tích Việt Nam không bằng 1/25 diện tích Hoa Kỳ. Diện tích của cả ba nước Cao Mên, Lào và Việt Nam cộng lại mới bằng diện tích nước Pháp. Từ năm 1965 cho đến năm 1973, Hoa Kỳ đã dùng tới hơn 14 triệu tấn thuốc nổ thuộc loại hiện đại nhồi trong bom và đạn đại pháo để đánh phá cái diện tích bé nhỏ này. Riêng về khối lượng bom do không quân Hoa Kỳ sử dụng cũng đã lên tới hơn 7 triệu tấn, hơn gấp 3 lần tổng số bom được sử dụng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Phần lớn những bom trong các trận không kích và đạn đai bác do pháo binh bắn phá (gần 12 triệu tấn) thực sự là những hóa chất có công dụng làm rụng lá cây đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam. Mục đích của nó là hủy diệt hạ tầng cơ sở của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và cũng là để Mặt Trận mất đi sự ủng hộ của quần chúng miền Nam bằng cách đẩy họ chạy về các vùng do chính quyền miền Nam kiểm soát. Trong một buổi điều trần tại Quốc Hội vào tháng 1 năm 1966, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara đưa ra chứng cớ về sự thành công của các cuộc tấn kích bằng trọng pháo và không kích kể cả những phi vụ B.52 nhằm mục đích cưỡng bách người dân trong vùng “phải di chuyển về những nơi an toàn, khỏi phải bị tấn kích như vậy bất kể là thái độ của họ đối với chính quyền Miền Nam.” Ông McNamara nói tiếp,” làm như vậy không những phá vỡ được những hoạt động của quân du kích Việt Cộng, mà còn làm cho nền tảng kinh tế của đối phương suy sụp.”
Tuy nhiên, những trận tấn kích bằng bom và đạn như vậy đã làm cho 1/3 ruộng đất trồng trọt và hơn một nửa xóm làng ở nông thôn bị hủy diệt. Vào năm 1972, theo bản tường trình của tiểu ban Thượng Viện Hoa Kỳ, những cuộc tấn kích bằng trọng pháo và không kích như vậy đã gây nên một số lớn dân chúng bị thiệt mạng, bị thương tật và khiến cho hơn 10 triệu dân trở thành những người tỵ nạn.” [2]
Riêng về vũ khí hóa học loại chất độc da cảm, nhà viết sử Nguyễn Văn Tuấn ghi nhận trong cuốn Chất Độc Màu Da Cam Và Chiến Tranh Việt Nam với nguyên văn như sau:
Trong thời gian từ 1962 đến 1971, quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.” [3]
Trong bài viết Luật Cá Lớn Nuốt Cá Bé (http://motgoctroi.com/Mtmchuyen/Luat_caloncabe.htm) của tác giả Tú Gàn, phổ biến ngày Thứ Bảy 18/11/2006, trong đó có nói đến số lượng bom và đạn đại bác mà Hoa Kỳ đã sử dụng tại Việt Nam trong những năm 1965-1972 như sau:
 “Tài liệu thống kê sơ khởi cho biết cuộc chiến tranh Iraq kéo dài từ tháng 3 năm 2001 đến 31/10/2006 đã khiến 2.818 quân nhân Mỹ bị giết, 21.419 bị thương; 655,000 thường dân, 155 giáo sư đại học và 250 bác sĩ người Iraq bị chết, và có ít nhất 6.000 bác sĩ và giáo sư đã phải bỏ nước ra đi.
Trong chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ có 58.156 quân nhân tử trãn, 2.338 mất tích khi thi hành nhiệm vụ, khoảng 75.000 bị tàn tật, trong đó có 23.214 bị tàn phế 100%, 5,283 bị mất chân tay, v.v…
Về bom đạn, trong Thế Chiến II, vì nước Đức là nước gây chiến nên lãnh nhiều bom đạn nhất. Tính trung bình, cứ mỗi cây số vuông bị dội xuống 5,4 tấn bom và mỗi người Đức phải lãnh 27 kg bom. Trong chiến tranh Việt Nam, Miền Bắc phải lãnh bom đạn rất nặng nề: Tính trung bình, cứ mỗi cây số vuông Mỹ đổ xuống 6 tấn bom và mỗi người dân miền Bắc lãnh 45,5 kg bom.
Ba tỉnh bị lãnh bom nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Riêng tỉnh Quảng Bình bị oanh tạc nặng nề nhất vì nằm sát với miền Nam Việt Nam. Người ta ước lượng từ 1965 đến 1972 đã có khoảng 40.000 phi vụ oanh tạc Quảng Bình và khoảng 3.000 trận pháo kích do các tàu chiến ở ngoài khơi hay phía Nam bờ Bền Hải bắn vào. Vì thế, Quảng Bình gần như bằng địa. Không một chiếc cầu nào bắc qua quốc lộ 1 còn tồn tại và quốc lộ này không còn xử dụng được nữa. Dân chúng phải di tản ra khỏi vùng ven biển. Thành phố Đồng Hới được dời lên Cổn ở vùng núi phía Tây...
Trên lãnh thổ Iraq bây giờ, không chỗ nào được gọi là tiền tuyến và không chỗ nào được gọi là hậu phương: Tất cả đều được biến thành tiền tuyến. Không một chỗ nào được coi là an toàn. Hai bên đều xử dụng bạo lực tối đa. Người ta chưa thể ước lượng được số bom đạn mà người dân Iraq phải gánh chịu, vì cuộc chiến đang tiến hành.
Về tiền bạc, trong Thế Chiến II (1941-1945) Mỹ tốn 288 tỷ Mỷ kim. Trong chiến tranh Cao Ly (1950-1953) Mỹ tốn 263,9 Mỹ kim. Và trong chiến tranh Việt Nam (1964-1972) Mỹ tốn 346,7 tỷ Mỷ kim. Trong cuộc chiến Iraq hiện nay, Mỹ đã xài 340 tỷ Mỹ kim, tính ra trung bình mỗi ngày Mỹ tốn 250 triệu Mỹ kim. Cơ quan “The Center for Strategic and Budgetary Assessments” ước tính lại phí tổn chiến tranh của Mỹ theo thời giá và cho biết như sau: Trong chiến tranh Cao Ly Mỹ tốn khoảng 430 tỷ Mỹ kim và trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ mất khoảng 600 tỷ Mỹ kim.
Còn với cuộc chiến Iraq hiện nay, các chuyên gia ước lượng rằng cho đến khi kết thúc, Mỹ phải tốn ít nhất 700 tỷ Mỹ kim. Như vậy, cuộc chiến Iraq hiện nay là cuộc chiến đắt giá nhất từ trước đến nay.”

những hố bom trên đồng ruộng
Các bản văn sử trích dẫn trên đây cho chúng ta thấy rõ chính những bàn tay của quân lính miền Nam và quân lính Hoa Kỳ đã sử dụng những thứ vũ khí hiện đại nhất và khủng khiếp nhất để giết hại nhân dân, tàn phá các công trình kiến trúc, hủy diệt mùa màng, hủy diệt luôn cả tài nguyên và ruộng đất canh tác của nhân dân ta. (Ây thế mà họ bảo rằng họ đã thua vì họ nhân đao! Quả thật là tổ sư bịp!).Tất cả đã làm cho đất nước chúng ta bị tàn phá vô cùng khủng khiếp.
Đến đây, thiết tưởng độc giả có thể nhìn ra (1) cái nguyên nhân làm cho miền Bắc và các vùng đất do miền Bắc kiểm soát trở nên nghèo khổ, và (2) sự thật là ngày nào quân đội Hoa Kỳ và quân đội các nước đồng minh của Mỹ còn hiện diện ở miền Nam để tàn phá đất nước và giết hại dân lành như đã trình bày ở trên, thì những ngày đó người dân miền Nam còn được sống bám vào sự chi tiêu hoang phí của các đoàn quân ngoai nhập này và trở nên phồn vinh giả tạo. Nhứng người miền Bắc (1) thiếu hiểu biết về lịch sử thế giới, (2) không hiểu rõ sự khác nhau về hoàn cản địa lý của miền Bắc và miền Nam Việt Nam, (3) không thấu hiểu rõ tình cảnh khó khăn và khốn khổ của người dân trong một quốc gia ở trong tình trạng chiến tranh kéo dài cả 30 năm trường để hoàn thành hai nhiệm vụ lịch sử đòi lại quyền độc lập cho dân tộc và  giành lại miền Nam đem lại thống nhất cho đất nước, cho nên họ mới rơi vào tình trạng vỡ mộng như ban chủ biên Sách Hiếm đã nêu trên!
Chú thích:
[1] Stanley I. Kutler, Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996. Pp. 600-601. Nguyên văn: “Life became increasingly hard for most people in the urban areas of South Vietnam. By 1972 approximatly 800.000 orphans were roaming the streets of Saigon and some other cities begging, shining shoes, washing cars, picking pockets, and pimping for their sisters or mothers. There were reportedly some 500.000 bargirls and prostitutes, many of whom were wives of South Vietnamese soldiers who participated in these activities to supplement their husbands’ salaries, which were usually inadequate to buy enough rice to feed one person. In addition, there were about 2 to 3 million persons, many of them older people or disabled RVNAF veterans, who could not find work at all. By 1974 hunger had become so widespread that, according to a poll conducted by Catholic students even in the wealthiest section of Saigon, the Tan Dinh district, only one-fifth of the families had enough to eat. Half of the families could afford only one meal of steamed rice and one meal of gruel per day, the remainder went hungry. Hunger and unemployment result in an increase in crime, suicides, and demonstration throughout the areas under South Vietnamese control.”
[2] Stanley I. Kutler (Ed.) Ibid. pp. 591-592. “Nguyên văn: Vietnam is less than 1/25 the area of the United States; Cambodia, Laos and Vietnam combined have about the same area as France. Between 1965 and 1973, the United States used more than 14 million tons of air – and artillery high explosives on the area. The bombing done accounted about 7 million tons or more than three times the tonnage used during World War II. Most of the bombs and artillery shells, and virtually all the defoliant (nearly 12 million tons), fell on the southern half of the country. The purpose to destroy the National Liberation Front revolutionaries’ infrastructure and to deprive them of popular support in the South by driving the population into areas controlled by the South Vietnamese government. In congressional testimony in January 1966, Secretary Defense Robert McNamara introduced evidence on the success of air and artillery attacks, including “the most devasting and frightening” B.52 raids in forcing the villagers “to move to where they will be safe from such attacks regardless of their attitude to the GVN.” This, Mc Namara contininued, not only disrupted Viet Cong guerrillas’ activities but also threatened” a major deterioration of their economic base.The effect, however, was to destroy nearly one third of the cropland and more than half of the hamlets. By 1972, according to a U.S. Senate subcommittee report, U.S. air and artillery attacks were responsible for great bulk of the ten million refugees and most of the civilian casualties.”
[3] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005) tr 171.


4. SHPV: Cũng cùng sự ngạc nhiên khi vào Nam, sự kiện các tiệm sách miền Nam đầy dẫy các tác phẩm văn chương, chứng tỏ miền Nam có tự do hơn miền Bắc, và do đó lẽ ra không cần giải phóng. Giáo sư nghĩ sao về kết luận này?
NMQ: Câu hỏi trên có hai phần cần phải lý giải cho đúng: Phần 1 là “sự kiện các tiệm sách miền Nam đầy dẫy các tác phẩm văn chương, chứng tỏ miền Nam có tự do hơn, và Phần 2 là “do đó lẽ ra không cần phải giải phóng.”
Về Phần 1: chúng tôi thấy rằng mệnh đề “sự kiện các tiệm sách miền Nam đầy dẫy các tác phẩm văn chương” là đúng 100%. Nhưng đó là những thứ văn chương thuộc loại nào mới là vấn đề quan trọng. Ai cũng biết rằng có nhiều loại văn chương:
A.- Văn chương tiểu thuyết: Đây là loại tác phẩm gồm những chuyện hư cấu được tác giả bịa đặt ra theo tài sáng tác của họ. Loại văn chương này cũng có nhiều loại:
a.- Loại chuyện giả tưởng, hư cấu hơn 70%, những chuyện bịa không hề có trên đời. Loại này được các tác giả bia đặt ra để lôi cuốn sự tò mò của những người ít học. Đó là những chuyện như Ma Cà Rồng, Khỉ Cà Mâu, Hà Bá Đòi Cưới Vợ, tương tự như những chuyện láo khoét trong kinh thánh (cả Cựu Ước và Tân Ước).
b.- Loại chuyện nói về nếp sống văn hóa, tiểu thuyết hóa những câu chuyện đời thường. Loại sáng tác này hoặc mang đậm nét văn chương, hoặc xây dựng nếp sống xã hội đả phá những thói hư tật xấu, phong tục cổ hủ trong xã hội đương thời. Tiêu biểu là các tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, cuốn Lều Chõng của nhà vàn Ngô Tất Tố, các tác phẩm của nhà Văn Vũ Trọng Phụng. Có thể nói là miền Nam trong những năm 1954-1975 thiếu vắng loại tiểu thuyết này.
c.- Loại chuyện với những nhân vật tiêu biểu (hoặc là thuộc giai cấp thống trị, hoặc là nằm trong giai cấp bị trị) với chủ ý nói lên dân tình trong xã hội đương thời do chế độ đương thời tạo nên. (Loại này cũng thiếu vắng ở miền Nam trong những năm 1954-1975).
d.- Các tác phẩm văn nghệ nói lên tình trạng khổ cực điêu đứng lầm than của người dân do hoàn cảnh chiến tranh tạo nên.
Nhân dân Việt Nam phải lao vào hai cuộc chiến trường kỳ vô cùng gian lao và cực kỳ gian khổ để thoát khỏi ách thống trị của Pháp và xâm Lược Mỹ (với sự cộng tác liên tục của Vatican) để đòi lại miền Nam cho tổ quốc. Ấy thế mà ở miền Nam Việt Nam rất hiếm có một tác phẩm nào nói lên tình trạng này của dân ta.
Những bài ca của Nhạc-sĩ Trịnh Công Sơn nói lên thực trạng này với tấm lòng mong mỏi một ngày tươi đẹp trở về trên quê hương một cách bi thiết trong dòng nhạc hết sức đặc biệt và tuyệt vời. Một thiên tài hiếm hoi như thế lại bị những người chống cộng điên cuồng ở hải ngoại thù hằn và đổ tội ông đã làm cho miền Nam thua trận.
Trong lúc đó, nước Roumanie (Lỗ Mã Ni) nhỏ bé với diện tích là 230,340 cây số vuông và dân số chỉ vào khoảng hơn 22 triệu (22,225,421) người (vào năm 2009, chỉ trải qua có 6 năm chiến tranh trong thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), ấy thế mà Constantin Virgil Gheorghiu (September 15, 1916 – June 22, 1992, Paris, France), một nhà văn của quốc gia này đã biên soạn được cuốn “Giờ Thứ 25” (La Vingt-cinquième Heure), xuất bản vào năm 1949, làm xúc động thế giới vì đã nói lên được tình trạng khốn cùng của người dân nước ông trong những năm này.
B.- Văn chương biên khảo.
Loại văn chương này cũng được phân ra thành nhiều loại:
1.- Biên khảo về văn chương và thi ca.- Loại biên khảo này, đặc biệt là văn chương thi ca ái quốc và cách mạng, bị kiểm soát vô cùng gắt gao qua cái sàng lọc của Vatican. Cũng vì thế mà miền Nam hoàn toàn không có những tác phẩm như (1) Thi Ca Quốc Cấm (Glandale, CA: Đại Nam, 1980?) của tác giả Thái Bạch, (2) Hợp Tuyển Thơ Văn Yêu Nước: Thơ Văn Yêu Nước Nửa Sau Thế Kỷ XIX 1858-1900 (Hà Nội: Văn Học, 1976), (3) Hợp Tuyển Thơ Văn Yêu Nước: Thơ Văn Yêu Nước Đầu Thế Kỷ XX (Hà Nội: Văn Hóa 1976), (4) cuốn Chơi Chữ của Lãng Nhân (Houston, Texas: Zieleks, 1978). Ngay cả 3 cuốn Thi Nhân Tiền Chiến (Sàigòn: Sống Mới, 1968) của tác giả Nguyễn Tấn Long mãi tới năm 1968 mới được phép xuất bản vì vào thời điểm này, chiến tranh bước vào giai đoạn vô cùng khốc liệt, chính quyền Sàigòn không còn đủ quyền lực và nhân lực để kiểm soát kỹ càng như trước.
2.- Biên khảo về lịch sử. Loại biên khảo này lại càng bị cái sàng lọc Vatican sàng đi sàng lại hết sức ký lưỡng. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này là (1) các sách báo, tài liệu nói về chủ nghĩa và các chế độ cộng sản bị cấm tuyệt đối, (2) Bộ Lịch Sử Thế Giới của ông Nguyền Hiến Lê xuất bản vào năm 1956 bị tịch thu và cấm lưu hành, tác giả bị mạt sát và sỉ vả vả là “đầu óc đầy rác rưởi” chì vì trong bộ sách này (a) có nói đến một số các giáo hoàng sống đời bê bối thối tha, và (b) có đề cập đến thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882), (3) tất cả các tác phẩm lịch sử đều không được phép đề cập đến vai trò của Giáo Hội La Mã cũng như vai trò của nhóm thiểu số con chiên người Việttrong dòng lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại mà đáng kể nhất là họ tiếp tay cho các đế quốc thực dân xâm lược Pháp, Tây Ban Nha đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến năm 1954.
Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là tại miền Nam Việt Nam (trong những năm 1954-1975) hoàn toàn không có tự do trong các lãnh vực văn chương, lịch sử, giáo dục, khoa học (thuyết tiến hóa là bằng chừng), tư tưởng và ngôn luận (vụ tờ Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện bị đánh phá và triệt hạ vào năm 1958, vụ tờ Tự Do của nhóm các ông Hiếu Chân bị đánh phá và triệt hạ vào đầu năm 1960 là bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này), ngoại trừ những thứ văn chương hư cấu vô bổ với những chuyện láo khoét tào lao (chẳng hạn như Chuyện Khỉ Cà Mâu, Chuyện Công Chúa Lọ Lem, v.v..), của nhóm thiểu số tiểu tư sản vong bản, trình độ kiến thức tổng quát rất yếu kém và bất quân bình hay khập khiễng, không biết gì về lịch sử thế giới, không biết gì về dòng sinh mệnh của đất nước và cũng không biết gì về tình tự dân tộc.


Về mệnh đề kết luận“do đó không cần phải giải phóng”, xin thưa rằng rằng, “giải phóng miền Nam” là một cách nói khác của "khát vọng thống nhất". Đó là nhiệm vụ lịch sử mà bất kỳ quốc gia nào lâm vào tình trạng đất nước qua phân, thì tất cả mọi người dân trong quốc gia đó đều phải thiết tha nghĩ đến việc phải làm thế nào bằng bất kỳ phương cách nào và bằng bất cứ giá nào để thống nhất đât nước. Trong khi đó, những phường vong bản phản quốc không những không hề nghĩ đến nhiệm vụ này mà còn chống lại những người yêu nước quyết tâm, chủ trương hay tham gia vào đại cuộc cứu nước để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trọng đại này.


5. SHPV: Ngay trong tháng 4 năm 1975, nhiều người đã liều chết ra biển, hoặc kinh hoảng chen nhau lên tàu ngoại quốc để đi nước ngoài. Theo Giáo sư, đâu là lý do chính cho tình trạng kinh hoàng như thế ?
NMQ: Thưa quý độc giả và ban chủ biên Sách Hiếm. Đây là một câu hỏi rất lý thú. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin được đặt vấn đề trong lịch sử di cư trên thế giới một cách tổng quát, và sau đó, nguyên nhân, và hoàn cảnh hoảng loạn của người miền Nam khi bỏ nước ra đi năm 1975.
A. Tổng quát: Có nhiều nguyên nhân hay động lực hoặc lý do chính khiến cho người ta phải bỏ nước ra đi:
Nói chung trong lịch sử loài người, đã từng xẩy ra nhiều lần hay nhiều đợt người ta bỏ quê quán hay bỏ nước ra đi để đến một nơi mà họ tin tưởng là sẽ tìm được nơi dung thân với hy vọng là sẽ gây dựng được một tương lai tốt đẹp và huy hoàng. Phần lớn các cuộc bỏ nước ra đi này đều do một trong những nguyên nhân sau đây.
1.- Bị bách hại và ngược đãi vì chính trị do một thế lực mới lên nắm chính quyền và thi hành chính sách trả thù đối với các nhân vật quan trọng trong chế độ cũ (Tị nạn chính trị):
Đây là những người đã từng nắm giữ (1) giữ vai trò lãnh đạo, (2) các chức vụ quan trọng và (3) các thành phần thuộc giai cấp thống trị của chế độ cũ. Tiêu biểu cho trường hợp này là: (1) Vào đầu thế kỷ 13, con cháu nhà Lý trốn chạy khỏi nước, phiêu bạt đến Triều Tiên (Cao Ly hay Hàn Quốc) để lập nghiệp, (2) những người Trung Hoa còn trung thành với nhà Minh bỏ Trung Quốc ra đi vào khi nhà Thanh đã hoàn toàn làm chủ cả Hoa Bắc và Hoa Nam vào giữa thế kỷ 17, (3) con cháu nhà Tây Sơn cũng chạy trốn chính quyền Nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ 19 để mai danh ẩn tích. Không biết có bao nhiêu người trốn ra ngoại quốc để lập nghiệp?
2.- Bị bách hại và ngược đãi vì lý do khác tôn giáo với nhà lãnh đạo chính quyền (Tị nạn tôn giáo):
Chuyện này chỉ xẩy ra trong các quốc gia mà tín đồ của Giáo Hội La Mã lên nắm chính quyền và xẩy ra rất thông thưởng ở Âu Châu từ thời Trung Cổ. Nổi bật nhất trong những trường hợp này là chuyện xẩy ra ở Pháp trong thời Vua Louis XIV (1638–1715). Tên bạo chúa này ban hành quyết hủy bỏ Sắc-lệnh Nantes để cưỡng bách tín đồ Tin Lành (cùng thờ Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus, nhưng không tuân phục quyền lực của Vatican) (1) hoặc là phải theo đạo Ca-tô, (2) hoặc là phải bỏ nước ra đi đến quốc gia khác mà sinh nhai. Sự kiện này được nói trong sách Age of Louis XIV dành hẳn Chương X với nhan đề là The Religious Struggles and the Revocation of the Edict of Nantes (từ trang 189 đến trang 154) [1]
Chính vì Giáo Hội La Mã chủ động thi hành chính sách bách hại những người thuộc các hệ phái tôn giáo khác một cách cực kỳ bạo ngược và hết sức dã man như vậy dù rằng họ cũng là những tín đồ thờ Chúa Jesus, cho nên Hoa Kỳ mới trở thành mảnh đất dung thân của các nạn nhân của Giáo Hội La Mã. Sự kiện này được sách sử ghi nhận trong quyển Sự Thật Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 của Lê Hữu Dản: [2]
3.- Tự động bỏ nước ra đi để đến “đất hứa” với hy vọng sẽ làm ăn khấm khá và phát đạt (tị nạn kinh tế):

Chiếc tàu Mayflower có 25-30 thủy thủ,
chở 102 người Anh sang Mỹ năm 1620
Điển hình cho sự kiện này là rất nhiều người từ rất nhiều quốc gia trên thế giới tìm đủ mọi cách để nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp vào Hoa Kỳ với hy vọng sẽ có đời sống tốt đẹp hơn về kinh tế. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này là bản văn nói về những con số người nhập cư vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây do ký giả Genaro C. Armas ghi trong bài báo "Immigrants Still Pouring Into U.S." đăng trong tờ The News Tribune, ấn bản phát hành ngày Thứ Sáu 7 tháng 11 năm 2003 nói lên sự thật này. Dưới đây là đọan văn ghi lại những con số đó:
"By the numbers.- The foreign population in the United States, the region of the World from which they arrived and the number who arrived between March 2000 and March 2003 according to an analysis of Census Bureau estimates by the Center for Immigration Studies. Totals might not exactly add up due to rounding:
Region Total  2000-2003
Mexico
9,966,000
1,530,000
Canada
657,000
47,000
Central America
2,379,000
348,000
Caribbean
3,381,000
308,000
South America
2,120,000
379,000
Europe
4,500,000
440,000
East Asia
5,868,000
690,000
South Asia
1,596,000
332,000
Middle East
1,060,000
153,000
Sub-Saharan Africa
635,000
133,000
Oceania
1,215,000
174,000
Total [3]
33,471,000
2,534,000
Trong ba loại người này, mà thực ra chỉ có hai loại người (1) và (2) trên đây mới đúng danh nghĩa là “tị nạn” còn loại người (3) không thể gọi là “tị nạn” được.
B.- Tình trạng bỏ nước ra đi của người Việt từ năm 1975.
Tính từ tháng 4/1975 cho đến nay có hàng triệu người bỏ nước ra đi. Nhiều người ưa thích sử dụng hai chữ “tị nạn” để gom hết những người Việt ra ngoại quốc sinh sống kể cả tình trạng “tha phương cầu thực”. Nhưng theo các tài liệu nói về vấn đề này, thì những người Việt bỏ nước đi mưu sinh ở nước ngoài được chia ra làm nhiều đợt.
1.- Đợt đầu tiên:
Đây là những người bỏ nước ra đi trong đợt đầu tiên trong những tháng 3, 4, 5 và mấy tháng kế tiếp trong năm 1975. Đợt này có vào khoảng hơn 130 ngàn người, và phần lớn được các loại máy bay Mỹ bốc ra khỏi Việt Nam hoặc là đưa thẳng đến Guam, Phi Luật Tân hay được các tầu thủy chuyển vận đến Phi Luật Tân rồi đưa vào Mỹ.
Phần lớn những người ra đi trong đợt di cư này đều mang tâm trạng hốt hoảng. Đó là những người có chút địa vị hay chức vụ trong chính quyền , hoặc những người làm sở Mỹ. Gọi họ là những người "tị nạn chính trị" vì rằng những người này rất lo sợ tân chính quyền sẽ trừng phạt họ về tội đã làm việc cho thế lực ngoại xâm, hay cho chính quyền Sàigòn trước kia. Đợt này cũng gồm những người từng nhận được học bổng sang Hoa Kỳ du học, trong đó có tôi.
Đó là tâm lý tất nhiên khi một người nằm trong những trường hợp kể trên đứng trước buổi giao thời mà chính mình không ít thì nhiều đã thuộc về phía đối tượng của phe chiến thắng. Do những lý do về tình trạng đất nước như đã kể trong câu hỏi số 4 phía trên, do những phức tạp về tâm lý và sự hiểu biết về chính nghĩa của mỗi bên đối với cuộc chiến, phần lớn bị ảnh hưởng bởi tuyên truyền của mỗi bên, lòng người rất hoang mang. Trong lúc đó, có rất nhiều tin đồn rằng "hễ ra được ngoài khơi, đến nước nào cũng được Mỹ cứu vớt, cuộc sống sẽ tốt hơn". Suy đoán về tương lai đen tối hoặc có thể bị phe cách mạng trừng phạt trong cơn hăng say hận thù, nghĩ đến cảnh tranh tối tranh sáng, lo sợ những kẻ "cơ hội", thừa nước đục thả câu, những người thuộc các thành phần kể trên đành phải liều mạng ra đi, hy vọng được an thân, dù chưa thực sự bị ngược đãi ngày nào. Tựu trung, tâm lý đó là do "hoàn cảnh" chính trị phức tạp và éo le mà ra.
2.- Những đợt nhiều năm sau năm 1975:
Hầu hết (nếu không muốn nói 99,9%) những người ra đi sau đợt đầu tiên trên đây đều là những người tị nạn kinh tế. Gọi họ là những người tị nạn kinh tế vì môt số lý do: Thứ nhất là họ không có cái lo sợ bị trừng phạt như những người ra đi trong đợt đầu tiên.
Thứ hai là họ chỉ ra đi khỏi nước khi họ biết chắc rằng những người ra đi trong đợt đầu tiên được chính quyền Mỹ giúp đỡ. Trường hợp ở các nước độc tài chuyên chế khác, như trường hợp Bắc Hàn, Lybia (thời Gaddafi), Iran (1979, Khomeini, đổi chế độ), Iraq (thời Saddam Hussein) đã không ai bỏ nước ra đi, chỉ vì Mỹ không có chương trình giúp đỡ họ.
Mỹ là một xứ giàu có, chương trình giúp đỡ gồm tiền trợ cấp tị nạn, được cho vào học trong các trường nghề, học xong lại được giúp đỡ để kiếm công ăn việc làm với đồng lương hậu hĩ, và con cái lại có cơ may được cho đi học miễn phí, và dễ dàng thành công.
Những người với niềm hy vọng một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Mỹ như thế được chia ra làm nhiều đợt gọi là “diện” như: Diện Thuyền Nhân (Boat people), Diện Con Lai (Amerasian Children), Diện H.O. (Humanitarian Operation), và Diện OPD (Đoàn Tụ Gia Đình)
Tóm lại, trong số mấy triệu người Việt định cư ở hải ngoại ngày nay, chỉ có 130 ngàn người đi đợt đầu tiên được xem là tị nạn chính trị. Còn lại tất cả là những người tị nạn kinh tế. Nếu cho là tất cả những người đi ngoại quốc lập nghiệp đều là “Những người tị nạn Cộng Sản” là hoàn toàn không đúng với thực chất và động cơ ra đi khỏi nước của họ.
Chú thích:
[1]
"Như vậy, vương quốc Pháp đã trở thành một quốc gia mà tôn giáo của nhà cầm quyền là tôn giáo của quốc gia. Chính sách bất khoan dung trở thành luật lệ khắp trong nước. Louis XIV đã tự hạ giá xuống tới mức độ tầm thường như những người khác. Mọi người trong nước Pháp đều nhìn thấy rõ sự suy thoái này. Việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes chẳng giải quyềt được gì cả, trái lại, nó còn làm cho mọi sự việc trở thành bất ổn. Nhà vua cấm di cư ra khỏi nước, nhưng người ta vẫn ồ ạt bỏ nước ra đi. Lúc đầu, chính quyền không có hành động gì để ngăn chặn những người trốn ra ngoại quốc, trái lại, họ còn tỏ ra hài lòng nữa. Nhưng khi con số người bỏ nước ra đi càng ngày càng nhiều hơn, chính quyền bèn áp dụng những biện pháp tối đa tại các vùng ven biên và các trạm xuất hành để ngăn chặn. Có nhiều vụ đụng độ. Nhiều người bị sát hại, nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt và bị đưa đi làm lao nô tại các tầu thuyền của nhà nước. Những kế hoạch tổ chức đưa người đi trốn được điều nghiên thận trọng hơn và có phương pháp hơn. Những người hướng dẫn, lái đò, giao liên tại các trạm tiếp nhận và dẫn người đi đều được ngụy trang. Có cả những tổ chức làm giấy thông hành giả và có những lộ trình bí mật để đưa người đi trốn. Có bao nhiêu người bỏ nước ra đi? Ước lượng khác nhau rất nhiều, khoảng từ 60 ngàn người đến hai triệu. Theo Vauban, riêng vào thời của ông thì đã có khoảng 100 ngàn người. Nhưng việc người ta bỏ trốn ra khỏi nước không phải chỉ xẩy ra trong thời gian ngắn giới hạn trong một năm, mà kéo dài trong một thời gian tới hơn 50 năm."
Pierre Gaxotte, Sđd.,.tr. 211-212 - “The kingdom had thus once again become a state where the religion of the sovereign was the law. Intolerance was the rule almost everywhere: Louis XIV lowered himself to the level of the rest. This regression was enthusiastically hailed by all of France. But the revocation settled nothing, on the contrary, it unsettled things. The king forbade emigration, but emigration got under way. At first no attempt was made to stop it, and there was even a show of satisfaction. But as the movement grew, extensive measures were taken along the borders and in places of embarkation. Skirmishes took place; fugitives were killed and others wounded, captured, sent to the galleys. The exodus was then more carefully planned and became methodical. Guides, ferrymen, relays, disguises came to be used; agencies sprang up where false passports could be obtained, and secret intineraries were worked out. How many emigrated? Estimates vary considerably, ranging between sixty thousand and two million. Speaking of his own time, Vauban put the figure at 100.000. But the exodus did not occur in a single year. It proceeded irregularly and over a fifty-year span.”
[2] Lê Hữu Dản, Sự Thật (Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997), (Fremont, CA: TXB: 1997), tr 28-29.
"Đối với Hoa Kỳ, mặc dầu là đất nước được gây dựng trên nền tảng luân lý và đạo đức của niềm tin nơi Thiên Chúa (Judeo-Christian), tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua đây để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ "Inquisition". Thành thử, Hiến Pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm và tách rời mọi sự liên hệ về quyền lực chính trị giữa chính quyền và tôn giáo, không phải chỉ vì trình độ ý thức chính trị cao mà còn là vì những kinh nghiệm đau đớn có thật lúc trước. Nếu Hoa Kỳ đã cấm bang giao với Cộng Sản Trung Quốc trong 23 năm (1949-1972), với Cộng Sản Việt Nam trong 19 năm (1975-1994) vì không tương quan trên chính kiến và quyền lợi, thì Hoa Kỳ cũng đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867-1984). Điều này cho thấy, trong thập niên 1950, Ngô Đình Diệm được Đức Hồng Y Spellman và các Ủy Viên Chính Trị Tôn Giáo của một số nhà thờ Mỹ đưa đi gặp một số giới chức Hoa Kỳ chẳng những phải bằng trường hợp bí mật để che dấu nhân dân Hoa Kỳ mà còn không thể nào hợp pháp được với hiến pháp của Hiệp Chủng Quốc. Trong khi ông Diệm cho giới chức Hoa Kỳ biết rằng ông "tin tưởng vào Vatican và ông chống Cộng cực lực" thì năm 1960, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy đã phải khẳng định với Phó Tổng Thống Richard Milhous Nixon và hàng chục triệu người Mỹ rằng mọi quyết định của ông trên cương vị của một Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc sẽ không thể nào bị chi phối bởi tôn giáo của ông. Lý do là vì ông Kennedy đang tranh cử để trở thành tổng thống đầu tiên và duy nhất của Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay là người Thiên Chúa Giáo La Mã trong một quốc gia mà gần 80% dân số không phải là những người có cùng giáo phái, và không có quyền bang giao với Vatican, [WAR. Census of Religious Groups in U.S."]
Richard M. Nixon và dư luận người Mỹ thắc mắc về trường hợp tín ngưỡng của John F. Kennedy không phải vì tôn giáo nhưng là vì chính trị. Hoa Kỳ là một quốc gia chấp nhận đa tôn giáo với hơn 180 hệ phái từ đủ mọi tôn giáo, trong đó có khoảng 60 triệu là người Thiên Chúa La Mã. Vatican vừa là Tòa Thánh với nhiệm vụ phát huy và bảo tồn giáo luật, vừa là một quốc gia có nhiệm vụ phát biểu và khẳng định quan điểm chính trị để bảo vệ quyền lợi đối với các quốc gia khác trong cộng đồng thế giới. Và Kennedy muốn trở thành tổng thống của một quốc gia đang bị cấm bang giao với quốc gia mà tâm linh ông tin tưởng là điều mà nhân dân Hoa Kỳ có quyền biết trong năm 1960. Nỗi thắc mắc này đã hiện ra trong cuộc bỏ phiếu với sự kiện Kennedy được trội hơn Nixon chỉ có 113.067 dân phiếu trong tổng số 69 triệu phiếu đi bầu, có nghĩa là chưa được 2 phần ngàn số phiếu [6], [TRA, "Political Events - 1960". Thành thử, nếu Ngô Đình Diệm đã trở thành một "Spanish Inquisitor" thì ngay cả Kennedy cũng không thể nào có thẩm quyền để tiếp tục dung túng ông. Và nếu vấn đề "Inquisition" đã từng có thật ở miền Nam Việt Nam thì Cộng Sản không phải là nỗi kinh hoàng duy nhất đã xẩy đến cho dân tộc Việt. - Hồ Sơ Ngũ Giác Đài."
[3] Genaro C. Armas, "Immigrants still pouring into U.S." The News Tribune (Tacoma, WA), Nov. 7, 2003: A9


6. SHPV: Nhiều người so sánh những chính sách của nhà nước đối với những quân cán chính của miền Nam sau 1975 với việc kết thúc nội chiến ở Hoa kỳ. Giáo sư thấy việc so sánh đó có căn bản hay không?
NMQ: Để làm sáng tỏ vấn đề này, thiết tưởng cần phải nói rõ là giữa cuộc chiến Bắc - Nam Hoa Kỳ (1861-1865) và cuộc chiến Bắc – Nam Việt Nam (1954-1975) có những điểm khác nhau và những điểm giống nhau. Vì thế mà khi chiến tranh chấm dứt, thì chính sách của phe thắng trân là miền Bắc Hoa Kỳ và miền Bắc Việt Nam cũng có những chính sách giống nhau và chính sách khác nhau để phục hồi kinh tế và xây dựng đất nước.
A- Những điểm giống nhau:
1.- Tại Hoa Kỳ, Miền Nam chủ động ly khai khỏi đất nước Hoa Kỳ và có chủ tâm thành lập một quốc gia riêng biệt (tức là phản lại quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc). Tương tự như vậy, tại miền Việt Nam, miền Nam cũng chủ động ly khai khỏi đất nước Việt Nam và cũng có chủ tâm thành một quốc gia riềng biệt (phản lại quyền lợi tối thương của tổ quốc và dân tộc) nhưng lại là do Liên Minh Xâm Lược Mỹ- Vatican chủ động và sử dụng những thành phần phản quốc bản địa (hoặc có ông cha, hoặc chính bản thấn) vốn đã từng là những tên Việt gian phản quốc làm việc đắc lực cho Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp trong thời 1858-1954).
2.- Có bàn tay Giáo Hội La Mã quấy động bằng cách xúi giục miền Nam nổi loạn chống lại miền Bắc, nhưng không quá lộ liễu như ở miền Nam Việt Nam. Bản văn dưới đây do sách Smokescreens ghi nhận là bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này:
"Cuộc nội chiến này sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu không có ảnh hưởng ác độc của Dòng Tên. Vì chính sách (xâm thực) của Giáo Hội La Mã mà giang sơn chúng ta đã nhuộm đầy máu của chính những người con cao quý nhất của chúng ta. Dù rằng giữa miền Nam và miền Bắc có nhiều khác biệt lớn lao về vấn đề nô lệ, nhưng cá nhân Tổng Thống Jeff Davis (của miền Nam) cũng như tất những nhân vật lãnh đạo khác trong chính quyền miền Nam, không có ai dám nghĩ đến việc tấn công miền Bắc NẾU họ không trông cậy vào những lời hứa hẹn của Dòng Tên rằng NẾU miền Nam tấn công miền Bắc thì Giáo Hội La Mã, và ngay cả nước Pháp nữa, sẽ gửi tiền bạc và vũ khí đến tiếp viện cho họ. Khi nhân dân Hoa Kỳ nhận thức được rằng chính các ông giám mục và tất cả các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã ở Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến đẫm máu và đầy nước mắt này, tôi cảm thấy thương xót cho họ. Từ sự hiểu biết tình hình của đất nước, tôi phải giấu kín những gì tôi biết về vấn đề này; vì rằng NẾU nhân dân Hoa Kỳ biết hết sự thật (về chuyện này) cuộc chiến sẽ biến thành cuộc chiến tranh tôn giáo, sẽ trở nên tàn khốc với tất cả đặc tính của một cuộc chiến tranh tôn giáo và máu của người dân Hoa Kỳ sẽ đổ ra gấp mười lần. Ở vào trường hợp này, cả miền Nam lẫn miền Bắc đều trở nên vô cùng tàn nhẫn để tận diệt lẫn nhau. Khi đó, những tín hữu Tin Lành ở cả miền Bắc lẫn miền Nam sẽ cùng nhau đoàn kết để tận diệt hết các ông tu sĩ Dòng Tên và các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã nếu họ nghe được những gì Giáo-sư Morse đã nói với tôi về những âm mưu được hoạch định ngay tại La Mã để tiêu hủy chế độ Cộng Hòa Hoa Kỳ của chúng ta, và NẾU họ biết được rằng các ông tu sĩ và các bà phước của Giáo Hội La Mã hàng ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ những người với bề ngoài là truyền đạo, dạy học và săn sóc những người ốm đau, mà thực chất chỉ là những tên gián điệp của Giáo Hoàng, của Napoleon (Đệ III của nước Pháp) và của những tên bạo chúa khác ở Âu châu đến đây để phá hoại những cơ cấu chính quyền của chúng ta, làm cho nhân dân ta mất thiện cảm với hiến pháp và luật lệ của chúng ta, để phá hoại các trường học của chúng ta. Mục đích của họ là làm cho đất nước chúng ta trở thành hỗn loạn, một tình trạng vô chính phủ như họ đã làm ở Ái Nhĩ Lan, ở Mễ Tây Cơ, ở Tây Ban Nha, và ở bất kỳ nơi nào mà nhân dân ở đó muốn được sống đời tự do."
"Tổng Thống Abraham Lincoln nói tiếp: "Có phải là một sự vô lý hay không, nếu đem cho một người một cái gì mà chính họ đã thù ghét, nguyền rủa và thề phải hủy diệt? Và vào bất kỳ khi nào có thể làm được một cách an toàn, Giáo Hội La Mã có thù ghét, nguyền rủa và hủy diệt tự do lương tâm hay không? Tôi là người đứng về phía tự do của lương tâm theo ý nghĩa cao thượng nhất, rộng rãi nhất và cao cả nhất. Nhưng tôi không thể nào lại trao tự do lương tâm cho giáo hoàng và những người tín đồ của ông ta khi mà qua các công đồng của họ, qua các nhà thần học của họ và qua luật thánh của họ, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng nói lương tâm của họ ra lệnh cho họ phải thiêu đốt và bóp cổ vợ con tôi cho đến chết, và cắt cổ tôi khi mà họ có cơ hội! Nhân dân ta ngày nay hình như chưa hiểu được điều này. Nhưng rồi sớm hay muộn, ánh sáng của công lý sẽ làm sáng tỏ điều này, và khi đó tất cả mọi người sẽ hiểu rằng không thể nào trao tự do lương tâm cho những người đã thề phải tuân phục một ông giáo hoàng tự phong cho chính mình cái quyền được sát hại những người khác biệt niềm tin tôn giáo với ông ta." [1]
Giống như ở Hoa Kỳ, cuộc chiến Bắc Nam 1954-1975 ở Việt Nam cũng có bàn tay của Giáo Hội La Mã trong cuộc chiến này, nhưng ở mức độ hết sức tích cực. Hết sức tịch cực ở chỗ Giáo Hội La Mã cùng với Hoa Kỳ nắm giữ vai trò tích cực trong tất cả chủ trương và làm chính sách  cũng như điều khiển của chiến ở miền Nam.
3.- Tại Hoa Kỳ, miền Bắc cương quyết thi hành tất cả mọi biện pháp và bằng bất cứ giá nào để thống nhất đất nước tức là cương quyết đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc lên trên hết. Giống như ở Hoa Kỳ, tại Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay miền Bắc Việt Nam cũng cương quyết phải thi hành tất cả mọi biện pháp và bằng bất cứ giá nào để thống nhất đất nước, tức là cương quyết đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc lên trên hết.
Nói cho rõ hơn, trong cuộc chiến Bắc – Nam Hoa Kỳ (1861-1865), và cuộc chiến Bắc – Nam Việt Nam (1954-1975), miền Bắc có chính nghĩa và miền Nam không có chính nghĩa, và cuối cùng, miền Bắc đã đại thắng và mang lại thống nhất đất nước.


B.- Những điểm khác nhau:
Sự xung đột Nam Bắc ở Việt Nam không phải là của Việt Nam mà do các cường quốc dựng lên và can thiệp trắng trợn vào nội bộ Việt Nam.  Vì thế sự thù nghịch và nghi ngờ khó tránh được.  Biện pháp của chính quyền đối với quân cán chính của miền Nam tuy khắc nghiệt nhưng không có cuộc tắm máu như Mỹ, Nixon, thường tuyên truyền.
1.- Trong cuộc chiến Băc – Nam Hoa Kỳ (1861-1865), miền Nam Hoa Kỳ đơn phương chiến đấu chống lại chính quyền Hoa Kỳ (Giáo Hội La Mã chỉ xúi giục miền Nam nổi loạn chống lại miền Bắc, những lời hứa hẹn là Liên Minh Thánh Vatican – Pháp (chính quyền Pháp lúc đó không thể cụ thể hóa được vì nước Pháp lúc bấy giờ đang lo sơ phải đối phó với nước Phổ đang trở nên hùng mạnh và là mối đe dọa vô cùng lớn lao đối với nước Pháp). Trong khi đó thì tại miền Nam Việt Nam Liên Minh Mỹ - Vatican đã được thành hình, trực tiếp nắm giữ các vai trỏ chủ động và tích cực trong tất cả mọi chính sách được đem ra thi hành.
2.- Miền Nam Hoa Kỳ lúc đó không có các đạo quân ngoại xâm chiến đấu bên cạnh quân lính miền Nam. Trong khi đó thì tại miền Nam có hơn nửa triệu quân Mỹ hiện diên cùng với nhiều chục ngàn quân đội của các quốc gia đồng minh với Mỹ như Nam Hàn, Úc Đại Lợi, Thái Lan, v.v…
3.- Miền Nam Hoa Kỳ không có vấn nạn Giáo Hội La Mã. Miền Nam Hoa Kỳ (1) không có vấn đề tiến hành Kế Hoạch Ca-tô hóa miền Nam, (2) không có những quân lính thập tự bản địa với bản chất hết sức tham tàn và cực kỳ dã man giống như quân lính thập tự Âu Châu ở Âu Châu trong thời Trung Cổ.
Trong khi đó, tại miền Nam Việt Nam, vấn nạn Giáo Hội La Mã là một thực tế. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 92 trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sở Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có đăng trên:
http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH92_1.php,

Vấn nạn Giáo Hội La Mã là cha đẻ sinh ra không biết bao nhiêu là vấn nạn khác, chẳng hạn như (1) vấn nạn buôn bán thuốc phiện (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH91.php)  (2) vấn nạn giới tu sĩ áo đen và tín đồ Ca-tô hoành hành, lạm dụng quyền lực, coi chính quyền, quản trị nhân dân và tài nguyên đất nước là của riêng của Giáo Hội La Mã mà họ có toàn quyền định đoạt và sử dụng.

Việt Nam hoang tàn, đổ nát vì bom đạn khai hoang của Mỹ
4.- Trong cuộc chiến Bắc – Nam Hoa Kỳ (1861-1865), cả miền Bắc và miền Nam Hoa Kỳ đều không bị chiến tranh tàn phá vì bom đạn quá nhiều, trong khi đó, trong cuộc chiến Bắc Nam Việt Nam (1954-1975), chiến tranh đã tàn phá toàn thể lãnh thổ với số lượng bom đạn và vũ khí hóa học (chất độc Da Cam) khổng lồ và với sức mạnh hủy hoại cực kỳ khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử chiến tranh nhân loại. Vấn đề này đã được nói rõ trong mục giải đáp câu hỏi Số 3 ở trên.
5.- Trong cuộc chiến Bắc – Nam Hoa Kỳ (1861-1865), khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ không có vấn nạn đĩ điếm, và con số cô nhi quả phụ (chồng hay cha bị thiệt mạng trong những năm chiến tranh) dù là có, nhưng tương đối rất nhỏ, cho nên nó không trở thành gánh nặng đối với chính quyền. Trong khi đó, tại Việt Nam, cả hai Cuộc Chiến Giải Phóng Dân Tộc (1945-54) và Cuộc Chiến Đòi Lại Miền Nam Để Thống Nhất Đất Nước (1954--1975) đã để lại cho đất nước một con số khổng lồ về cô nhi quả phụ và đĩ điếm như đã nói ở trên. Tình trạng này đã trở thành một gánh nặng cho chính quyền Việt Nam.
6.- Trong cuộc chiến Bắc – Nam Hoa Kỳ (1861-1865), khi chiến tranh kết thúc, Hoa Kỳ không ở vào cái thế tứ bề thọ địch. Nhờ vậy mà họ được bình yên. Ngay sau đó, họ có thể tiến hành chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc, thi hành chính sách khoan dung và ân xá những kẻ chủ mưu gây nên cuộc chiến. Trái lại, trong cuộc chiến Bắc - Nam Việt Nam (1954-1975), khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam ở vào tình trạng tứ bề thọ địch với những khó khăn chồng chất như đã được trình bày trong phần giải đáp cho câu hỏi Số 5 ở trên, và dưới đây là những bằng chứng:
a.- Vụ nổi loạn tại nhà thờ Vinh Sơn tại Sàigòn vào năm 1976
b.- Vụ Linh-mục Hoàng Quỳnh dám ngang nhiên hô khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” khi chỉ huy đám giáo dân biểu tình ở ngoài hàng rào Bộ Tổng Tham Mưu vào ngày 27/8/1964 để làm áp lực với chính quyền của Tướng Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi của Đảng Cần Lao Công Giáo và phục hồi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm, [2]
c.- Vụ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiều bài đòi chiếm lại khu đất này cho Vatican.
d.- Việc ông tổng giám mục này (Ngô Quang Kiệt) cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phương Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến nay (30/8/2008).
e.- Việc Tỉnh Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) viết trong lá thư đề ngày 19/12/2008 phúc đáp gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.
f.- Việc Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam khi viết trong văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo (chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội).
g.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt lớn tiếng nói rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.
h.- Việc giáo dân ở xã An Bằng, Huế, dựng tượng Bà Maria bừa bãi kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến ngày nay (Tháng 1/2009).
i.- Thái độ hồ hởi tỏ ra vô cùng sung sướng của các chiên người Việt ở  hải ngọai khi hay tin Trung Cộng xua quân tràn vào lãnh thổ và tấn công Việt Nam và tháng 2 năm 1979.
j.- Thái độ hồ hởi tỏ ra vô cùng sung sướng của các chiên người Việt ở Hoa Kỳ khi hay tin Tòa Án Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện của chính quyền Vỉệt Nam trong vụ án chất độc Da Cam trong mấy năm gần đây.
k.- Hành động) của các chiên người Việt Hoa Kỳ trong những ngày (đầu năm 2009) cố gắng vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Countries particular concerned), nhưng thất bại.
l.- Khối 8406 được Vatican liên kết với nhóm mục sư Tin Lành ở Việt Nam cho thành lập vào ngày 8 tháng 04 năm 2006 gồm hâu hết các thành phần trong giới tu sĩ áo đen như các linh mục F.X Lê Văn Cao (Thừa Thiên), Giuse Hoàng Cẩn (Thừa Thiên), G. Nguyễn Văn Chánh (Thừa Thiên), Nguyễn Hữu Giải (Thừa Thiên), Nguyễn Đức Hiếu (Bắc Ninh), Gk Nguyễn Văn Hùng (Thừa Thiên) , G..B. Nguyễn Cao Lộc (Thừa Thiên), Phêrô Phan Văn Lợi (Bắc Ninh, Tađêô Nguyễn Văn Lý (Thừa Thiên) , G.B. Lê Văn Nghỉêm (Thừa Thiên) , Giuse Cái Hồng Phượng (Thừa Thiên), Phan Phước (Thừa Thiên), Giuse Cái Hồng Phượng (Thừa Thiên), Augustinô Hồ Văn Quý (Thừa Thiên), Giuse Trần Văn Quý (Bùi Chu), Phaolồ Ngô Thanh Sơn (Thừa Thiên), Têphanô Chân Tín (Sàigòn), Cừu non Luật-sư Nguyễn Văn Đài (Hà Nộ)i, Cừu non Lê Thị Công Nhân (Gò Công), và một số mục Tin Lành như Lê Hoài Nơ (Sàigòn), Nguyễn Hồng Quang (Sàigòn), Phạm Ngọc Thạch (Sàigòn), v.v…
m.- Hành động của các con chiên Trúc Hồ, Viêt Dzũng, Nam Lộc, Nguyễn Đình Thắng vận động lấy chữ ký và dâng thỉnh nguyện thư trong ngày 5/3/2012 thỉnh cầu Tòa Bạch Ốc dùng quyền lực áp buộc chính quyền Việt Nam phải thỏa mãn những yêu sách phản quốc của họ theo đúng sách lược của Vatican từ nhiều năm nay.
Tất cả bằng chứng này cho thấy rõ là (1) các ông tu sĩ và đám con chiên người Việt vẫn còn triền miên trong cơn mộng du mơ về nước Chúa mà cứ ngỡ rằng Việt Nam hiện nay là "Nước Cha trị đến" nằm dưới quyền thống trị của Vatican giống như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, họ vẫn tiếp tục đi sâu vào con đường tội ác chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam, và (2) Vatican vẫn còn theo đuổi chính sách sử dụng tu sĩ và nhóm thiểu số con chiên người Việt trong mưu đồ đánh phá chính quyền và đất nước ta với dã tâm đưa dân ta vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop) để siết cổ mà các dân tộc Âu Châu đã phải tốn không biết bao nhiêu công lao mồ hôi, nước mắt và xương máu của biết bao nhiêu thế hệ trong suốt chiều dài gần hai ngàn năm mới giải thoát được.
Các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện này là nhà cách mạng, hy sinh trọn đời cho đại cuộc cứu nước. Họ thấu hiểu được lịch sử thế giới biết rõ những sách lược của Giáo Hội La Mã với việc làm lấn lướt, vơ vào, gây bạo loạn rồi tiên lên tiếm quyền như ở Âu Châu cũng như nhiều nơi khác trên thế giới .
Chuyện xẩy ra ở Anh Quốc từ giữa thế kỷ 16 cho đến năm 1691, chuyện xẩy ra ở nước Pháp thời hậu Cách Mạng 1789 kéo dài cho đến năm 1870, và chuyện xẩy ra ở nước Nhật trong thế kỷ 17 là những bài học vô cùng quý giá đối với các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay trong việc làm chính sách đối với Vatican cũng như đối với giới tu si áo đen và nhóm thiểu số con chiên người Việt cam phận “làm tôi tớ hèn mọn cho Giáo Hội La Mã” với tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất nước” (Xin xem sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam nơi các Chương 15 (nói về chuyện này ở nước Anh, Chương 16 nói về chuyện này ở nước Pháp, và Chương 20, phần nói về nước Nhật ). Nhờ vậy mà họ đã tiên liệu được Vatican sẽ lợi dụng những thành phần sĩ quan và các viên chức cao cấp trong chính quyền cũ ở miền Nam bằng các phỉnh nịnh họ, rồi xúi giục và lôi kéo họ tham gia vào những cuộc nổi loạn do các nhà thờ Ca-tô công khai hay bí mật chủ mưu, chỉ đạo và trực tiếp điều khiển. Vụ Vinh Sơn ở Sàigòn xẩy ra hồi 1976 là một thí dụ điển hình). Vì vậy mà họ đã phải thi hành sách lược “tiên hạ thủ vi cường”, ban hành quyết định lùa những thành phần khả nghi trên đây vào các trại giam với danh nghĩa là các trại học tập để giữ cho đất nước ổn định. Cũng vì thế mà mãi đến đầu thập niên 1980, nhà nước Việt Nam mới từ từ phóng thích những thảnh phần khả nghi này, rồi mới tiến hành chính sách hoa giải hòa hợp để đoàn kết dân tộc.
Nhân tiện đây, cũng nên nói để độc giả biết là, tương tự như Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến Bắc - Nam chấm dứt vào tháng 4/1865, sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đồ vào ngày 09/11/1989, nước Đức được thống nhất kể từ đó. Vì quốc gia này không có ”Vấn Nạn Giáo Hội La Mã” và cũng không có nhóm thiểu số con chiên đã được đào luyện thành “những tên sát nhân cuồng nhiệt”  với tinh thần vong bản ”thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” như ở Việt Nam, cho nên chính quyền nước họ có thể thi hành chính sách khoan dung đối với các sí quan trong quân đội và những người đã từng nắm giữ những chức vụ chi huy trong chính quyền Đông Đức.
Giống như ở Hoa Kỳ và nước Đức, trong suốt chiều dài lịch sử, Nam Hàn cũng không có Vấn Nạn Giáo Hội La Mã. Nhờ không có “Vấn Nạn Giáo Hội La Mã” mà quốc gia nàymới dễ dàng phát triển. Vì rằng, kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, ở nơi nào có quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới, thi nhân dân nơi đó lâm vào tình trạng ngu dốt, nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến. Sách sử cũng ghi rõ như vậy. Sách Rich Church Poor Church viết:.
“Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang tước hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình độ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước. Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." [3]
Với kinh nghiệm của một người theo đuổi ngành sử học, dạy môn sử tại các trường trung học ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ liên tục từ niên khóa 1964-1965 cho đến niên khóa 1997-1998 và đã tìm hiểu lịch sử Vatican về những hành động gây hấn lấn chiếm tiếm đoạt chính quyền ở các nước Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới từ thời Trung Cổ cho đến ngày nay, chúng tôi đã cố gắng biên soạn bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã và các tập sách khác (đã được đưa lên sachhiem.net và sachhiem.us với hy vọng giúp cho chính quyền Việt Nam hiện nay và nhân dân ta ở trong nước cũng như ở hải ngoại có thể nhìn thấy rõ dã tâm thâm độc của Giáo Hội La Mã trong việc sử dụng nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô ngoan đạo làm lực lượng xung kích đánh phá chính quyền, gây bạo loạn theo sách lược “quậy cho nước đục để thả câu” rồi tùy theo hoàn cảnh hay tình hình thế giới mà tìm cách liên kết với một siêu cường để đưa bọn vong bản “thà mất nước, chứ không ta mất Chúa” lên nắm chính quyền , thiết lập chế độc đạo phiệt Ca-tô và làm tay cho cái giáo hội khốn nạn” này.
Hy vọng phần trình bày trên đây có thể gíup cho độc giả nhìn thấy rõ những khó khăn vô cùng lớn lao của đất nước và chính quyền Việt Nam vào khi chiến tranh vừa mới chấm dứt vào ngày 30/4/1975
[1] Jack.T.Chick, Smokescreens (Chino, Chick Publications, 1983, trang 85-86. Nguyên văn: "This war would never been possible without the sinister influence of the Jesuits. We owe it to the popery that we now see our land reddened with the blood of her noblest sons. Though there were great differences of opinion between the South and the North on the question of slavery, neither Jeff Davis nor anyone of the leading men of the Confederacy would have dared to attack the North, had they not relied on the promises of the Jesuits, that, under the mask of Democracy, the money and the arms of the Roman Catholic, even the arms of France were at their disposal, if they would attack us. I pity the priests, the bishops and monks of Rome in the United States, when the people realize that they are, in great part, responsible for the tears and the blood shed in this war. I conceal what I know, on that subject, from the knowledge of the nation; for if the people knew the whole truth, this war would turn into a religious war, and it would at once, take a tenfold more savage and bloody character. It would become merciless as all both sides. The Protestants both the North and the South would surely united to exterminate the priests and the Jesuits, if they could hear what Professor Morse has said to me of the plots made in the very city of Rome to destroy this Republic, and if they could learn how the priests, the nuns, and the monks, which daily land on our shores, under the pretext of preaching their religion, instructing the people in their schools, taking care of the sick in the hospitals, are nothing else but the emissaries of the Pope, of Napoleon, and the other despots of Europe, to undermine our institutions, alienate the hearts of our people from our constitution, and our laws, destroy our schools, and prepare a reign of anarchy here as they have done in Ireland, in Mexico, in Spain, and wherever there are any people who want to be free."
"And then President Abraham Lincoln went on to say: "Is it not an absurdity to give a man a thing which is sworn to hate, curse, and destroy? And does not the Church of Rome hate, curse and destroy liberty of conscience whenever she can do it safely? I am for liberty of conscience in its noblest, broadest, highest sense. But I cannot give librerty of conscience to the Pope and to his followers, the Papists, so long as they tell me, through all their councils, theologians, and canon laws, that their conscience orders them to burn my wife, strange my children, and cut my throat when they find their opportunity! This does not seem to be understood by the people today. But sooner or later, the light of common sense will make it clear to every one that no liberty of conscience can be granted to men who are sworn to obey the Pope, who pretends to have right to put death those who differ from him religion."
[2] Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.).
[3] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156. "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it. The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.”[5]


7.- SHPV: Một số người hải ngoại cho rằng miền Nam thua là vì họ được dạy "nhân đạo" hơn. Giáo sư có nhận xét gì về điểm này?
NMQ: Thưa quý độc giả và ban chủ biên Sách Hiêm. Theo thiển ý thi lời nói trên đây chỉ là lời nói “mẽ” để che giấu các bản chất thực sự  phi chính nghĩa, phi dân tộc và phản quốc của họ. Cũng nên nói rõ là họ chỉ là những người làm tay sai cho cả hai thế lực Hoa Kỳ và Vatican. Đây là sự thật mà chính họ chưa bao giờ có thể đưa ra một lời phản biện hợp lý hợp tình được. Ai cũng biết rằng, Hoa Kỳ và Vatican là hai thế lực xâm lăng ở miền Nam Việt Nam, trong những năm 1954-1975. Họ đã:
1.- Chủ tâm và chủ động vi phạm điều khoản tổ chức tổng tuyển của vào tháng 7 năm 1956 do Hiệp Định Geneve 1954 quy định để duy trì Viêt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia hai để vừa biến miền Nam thành một quốc gia riêng biệt theo đạo Ca-tô (theo chủ tâm của Vatican) và thành “tiền đồn chống Cộng” (theo ý muốn của Hoa Kỳ).
2.- Đưa những con chiên Việt gian như Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu lên lãnh đạo, thành lập chính quyền làm tay sai cho họ. Cả hai con chiên này đều đã có thành tích làm tay sai đắc lực cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican trong thời 1885-1954.
3.- Đài thọ bằng tiền của Hoa Kỳ cho (1) tất cả những chi phí nuôi báu cô các chính quyền miền Nam và gần một triệu quân lính đánh thuê, (2)  tất cả những phỉ khoản (a) tổ chức, (b) trang bị và (c) vũ trang cho gần một triệu quân lính nói trên.
4.- Trực tiếp và gián tiếp chỉ đạo, điều khiển và ra lệnh cho cả chính quyền và quân đội miền Nam phải triệt để thi hành các chính sách và kế hoạch (do Hoa Kỳ và Vatican) đưa ra.
5.- Bóp nghẹt hết tất cả tự do ngôn luận (tờ Thời luận bị hủy diệt vào năm 1958), tờ Nhật Báo Tư Do bị hủy diệt vào đầu mùa xuân năm 1958 là bằng chứng). Dùng bạo lực của nhà nước để cưỡng bách nhân dân phải theo đạo Ca-tô mà Phật giáo là đối tượng bị chiếu cố nặng nhất. Tất cả những người bất khuất không chịu theo đạo Ca-tô đều bị bắt giam, hành hạ, tra tấn, bị thủ tiêu hay bị sát hại. Con số nạn nhân bi sát hại lên tới hơn 300 ngàn người. Chính vì thế mà con chiên Ngô Đình Diệm bị sách sử ghi nhận là “một trong số 100 tên bạo chúa tàn độc nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Tình trạng này đã khiến toàn thể quân nhân các cấp trong quân đội miền Nam không có tinh thần chiến đấu, mà chỉ là những người mang tinh thần của một tên lính đánh thuê. Ngày nào Hoa Kỳ còn viện trợ tài chánh để trả lương cho họ và còn được Hoa Kỳ tiếp viện quân sự hay hỗ trợ bằng hỏa lực, thì họ còn ở lại trong đơn vị. Nếu vì lý do gì Hoa kỳ không thể tiếp viện quân sự hay không thể hỗ trợ bằng hỏa lực (như oanh tạc cơ B52 hai hải pháo từ các chiến tầu ở ngoài khơi), thì họ mất tinh thần và tìm cách đào ngũ. Nếu Hoa Kỳ ngưng viện trợ tài chánh, họ sẽ không được trả lương hàng tháng, thì toàn bộ chính quyền và quân đội miền Nam sẽ rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng. Sự thực đã xẩy ra đúng như vậy. Để biết rõ hơn về tình trạng rã ngũ tan hàng cửa chính quyền miền Nam vào những ngày từ cuối tháng 3 năm 1975, xin đọc loạt bài viết có tựa đề Lá Thư Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức (Phần Kết Quả Thỏa Hiệp Paris 27/7/1973 (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ017.php) và Mục “Diễn Biến Tình Trạng Rã Đám Của Chính Quyền Và Quân Đội Miền Nam (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH11_3a.php). Mục này nằm trong Phần XIII, Chương 11, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.
Còn nói rằng họ được dạy “nhân đạo” và hành xử rất nhân đạo đối với nhân dân miền Nam cũng như với những người trong hàng ngũ chiến đấu chống lại họ thì đó chỉ lời “nói láo vĩ đại”, một sản phẩm hay hậu quả của chính sách ngu dân và nhồi sọ do Thánh Bộ Đức Tin của Vatican đảm nhiệm và tạo nên mà thôi. Bản chất “nhân đạo” của Giáo hội La Mã và bày chiên “tôi tớ hèn mọn của Vatican” đã được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ là “những tên nhân cuồng nhiệt” (Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 104.. Sử gia Loraine Borttner cũng nói rõ bản chất của họ là bản chất của loài súc sinh ”cừu, cáo cọp” (Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), tr. 424., Bản chất súc sinh này đã được thể hiện ra thảnh những hành động mà chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ trong Phần III, Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php.
Đến đây, thiết tưởng phần giải lý của chúng tôi về 7 câu hỏi nêu lên trên đây cũng đã tạm đủ. Nếu quý vị nào còn thắc mắc điều gì hay không đồng ý về một điểm nào đó, xin lên tiếng để rộng đường dư luận.
Trân trọng kính chào tạm biệt quý vị.


Nguyễn Mạnh Quang
Chú thích
[1] Nigel Cawthorne, Tyrants, History's 100 Most Evil Despots and Dictators (London: Ảrcturus, 2004), pp 167-168.




[1] Nigel Cawthorne, Tyrants, History's 100 Most Evil Despots and Dictators (London: Ảrcturus, 2004), pp 167-168. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.