Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

BÁC HỒ CỦA CHÚNG TA



Anh Ba - Bác Hồ

Bác Hồ ở Pắc Bó (Cao Bằng)
Tháng 7/1960, khi Trung ương Đảng đang họp trù bị cho Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam (sẽ được khai mạc vào tháng 9/1960), thì Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thăm ngư dân trên bãi biển Sầm Sơn. Trước khi đi Bác dặn không được báo cho Tỉnh uỷ Thanh Hoá biết. Vì nếu biết Bác vào thăm, Tỉnh uỷ sẽ làm cơm tiếp đón, như thế rất tốn tiền của đóng góp của nhân dân...
Với một phóng sự 5 bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngư dân Sầm Sơn, thành công của nghệ sỹ nhiếp ảnh Kim Côn là làm cho người xem không ai phân biệt trong hai ông lão cật lực lao động ấy ai là lãnh tụ, là danh nhân văn hoá của nhân loại và ai là lão ngư dân! Bác Hồ hoà mình với những người kéo lưới mà vẫn hiện lên tầm cao của lãnh tụ.


  Chiếc bàn hiện được lưu giữ tại Hoa Kỳ - Bác Hồ đã làm bánh trên đó

Hồ Chí Minh đã đến Mỹ năm 1911 và làm việc trong khách sạn Omni Parker (Hoa Kỳ) cho đến năm 1913
Trước khi rời khỏi Boston năm 1913, Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ vị trí là trưởng bộ phận làm bánh của khách sạn Omni Parker. Chiếc bàn làm bánh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được lưu giữ tại Omni Parker  



 
Thủ tướng Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ và đến thăm 
gian bếp của khách sạn Ommi Parker House, 
nơi Bác Hồ đã làm việc từ năm 1911 - 1913








 
Trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải thăm chính thức Hoa Kỳ (2005), chúng tôi đã xúc động khi được thăm nơi Bác Hồ từng sống và làm việc trong gần 3 năm cách nay gần một thế kỷ...

Ở thành phố Boston (bang Massachussets, Mỹ) có một khách sạn đã đi vào lịch sử với biết bao sự kiện từ hơn một thế kỷ nay. Khi chúng tôi đến, ông chủ khách sạn khoe chỉ còn ít ngày nữa là Omni Parker House kỷ niệm 150 năm “ngày sinh” của mình.

Omni Parker House - Nơi hội tụ của các chính khách

Kể từ khi được xây dựng, trải qua bao thăng trầm và va đập với thiên nhiên, tòa nhà tọa lạc trên đường School, đã được sửa chữa, nâng cấp, giờ đây nó không đơn thuần chỉ là một khách sạn sang trọng mà còn là một trong những di tích lịch sử nằm dưới chân đồi Beacon ở thành phố Boston.

Nhiều hạng mục công trình đã được cải tạo và xây mới, duy chỉ có một gian bếp nhỏ nằm ở dưới tầng hầm của tòa nhà thì dường như vẫn giữ nguyên.

Kể tới đây, người quản lý khách sạn đã dẫn chúng tôi đến thăm và giới thiệu từng kỷ vật hiện có trong gian bếp ấy.

Bằng giọng trầm tĩnh và sự ngưỡng mộ, ông nói: “Đó là những kỷ vật đã gắn liền với hoạt động của một người thanh niên yêu nước đến từ Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX, Người mà sau này đã trở thành vị Chủ tịch nước đầu tiên của đất nước các bạn - Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Đến thăm Omni Parker House vào những ngày này, du khách như được hòa mình trong không gian của thành phố Boston cổ kính, thanh bình và ấm áp với những bức tường gỗ sồi sơn màu nâu sẫm và những tay nắm cửa màu ánh đồng.

Ở đây, người ta cũng dễ dàng cảm nhận được hơi thở của thời gian đang lắng đọng bên những chiếc đèn chùm cổ bằng pha lê, những chiếc bàn ăn bằng đá mài.

Qua những pho tượng, bức ảnh treo trên các bức tường, người ta cũng dễ dàng nhận ra rằng, nơi đây đã từng là địa điểm hội tụ của nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ, trong số đó có nhà thơ Ralple Waldo Emernon…

Omni Parker House cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc hội đàm, cuộc gặp gỡ tay đôi của các chính trị gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Và cũng chính tại nơi đây, dòng họ John F. Kennedy đã đặt đại bản doanh để mở cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ vào những năm đầu của thập kỷ 60, thế kỷ XX.

Omni Parker House còn là nơi trú ngụ của danh nhân người Mỹ Malcolm Little (Malcolm X), một nhà hoạt động chống nạn phân biệt chủng tộc nổi tiếng. Trước đó vào những năm 1940 - 1950, ông đã từng làm nhân viên hầu bàn tại khách sạn.

Đến giữa thập niên 1980 - 1990, Denyce Graves - Một trong những ca sĩ được nhiều người yêu thích - cũng đã từng là người trực điện thoại ca đêm tại đây. Ngày nay, bà vẫn là ngôi sao opera giọng nữ trung hàng đầu thế giới.

Còn đó hình ảnh người thanh niên yêu nước Việt Nam

Trên trang web của tổ chức quốc gia những khách sạn được tín nhiệm trong lịch sử Hoa Kỳ, ngày 4/4/2005, tác giả Mary Billingsley đã viết một bài về khách sạn Omni Parker House, trong đó có những chi tiết: “Trong suốt thời gian dài của những năm đầu thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại tiệm bánh của khách sạn Omni Parker House. Cũng trong thời gian này, Người còn theo học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)”.

Lưu Vinh (CAND)

Khách sạn Carlton năm 1920 nơi Bác Hồ đã làm việc


Nơi người Anh lưu giữ kỷ niệm về Hồ Chí Minh






Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đến thăm nơi tưởng niệm Hồ Chí Minh tại Anh quốc

12/12/2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Silvio Berlusconi cũng đã đến thăm khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà số 10, phố Pasubio, thành phố Milan.
Đây là nơi Bác Hồ thường xuyên sống và làm việc trong những năm 1930, khi Người từ Paris sang Milan gặp các đồng chí Quốc tế Cộng sản, những người Italia yêu mến Việt Nam.
Từ năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1990), chính quyền thành phố Milan đã gắn bên ngoài ngôi nhà này một tấm biển bằng đá, ghi rõ “Ngôi nhà này là nơi Hồ Chí Minh thường lui tới trong thời gian ở nước ngoài của Người vào những năm 1930 để bảo vệ tự do cho nhân dân”.



Nghị sĩ Quốc hội Pháp Jean Pierre Brard đặt hoa trước tượng Bác Hồ ở Công viên Montreau.
Phó Thị trưởng TP Montreuil Alexandre Toillon phát biểu 
tại lễ kỷ niệm ở Công viên Montreau -2009
Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử sống ở Montreau, “Không gian Hồ Chí Minh” hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý về Bác Hồ. Tất cả luôn được nâng niu với sự trân trọng của các bạn Pháp.  
Đến Công viên Montreau (thành phố Montreuil-Pháp) vào những ngày tháng Năm này, người ta càng thấy đẹp hơn, sinh động hơn trong tiết trời của mùa Xuân. “Không gian Hồ Chí Minh” và Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt tại nơi này.
“Không gian Hồ Chí Minh” nằm trong Bảo tàng Lịch sử sống ở ngay trung tâm của Công viên Montreau, và ngay phía bên trái của Bảo tàng là khuôn viên đặt Tượng đài bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là khu vực mà khách tham quan khi tới công viên đều dễ dàng nhận thấy.
Khuôn viên đặt Tượng đài bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh-khánh thành ngày 19/5/2005- được bố trí rất hài hoà, với nhiều cây xanh, những khóm tre, trúc, tạo nên một không gian bình dị nhưng mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
“Không gian Hồ Chí Minh” nằm bên trái tầng 1 của Bảo tàng Lịch sử sống và dễ dàng nhận thấy ngay khi bước vào cửa. Đây là nơi lưu giữ những hình ảnh, hiện vật quý về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng ở Pháp: Cánh cửa bằng gỗ và tấm biển căn nhà số 9- ngõ Compoint (nơi Bác ở từ tháng 7/1921-6/1923), chiếc bồn lavabo Bác dùng trước đây,... Rồi có cả những hình ảnh, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, như: tấm thẻ đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, những tấm thẻ hành nghề, ảnh, bài báo, những bức thư mà Bác viết cho các đảng viên Đảng Cộng sản Pháp...
Ngoài ra còn có nhiều tài liệu, sách báo, tranh ảnh giới thiệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh... Tất cả các hiện vật, tư liệu quý giá ấy luôn được nâng niu gìn giữ cới sự trân trọng của các bạn Pháp.
Giám đốc Bảo tàng lịch sử sống Gilbert Schoon là người rất quan tâm tới việc sưu tập, lưu trữ và bảo tồn các hiện vật, tư liệu để làm phong phú thêm cho Bảo tàng cũng như cho “Không gian Hồ Chí Minh”.
Đối với ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật đáng được kính phục. Người đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi và đưa nước Việt Nam tới độc lập. Cuộc đời, sự nghiệp của Người không chỉ gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mà còn ảnh hưởng tới nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người đã dành cả cuộc đời mình cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam.
“Tôi ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ thông qua phim ảnh và sách báo. Vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chủ tịch là đề tài hấp dẫn đối với tôi. Tôi luôn kính phục đức tính, nhân cách của con người Hồ Chí Minh - một con người phi thường nhưng khiêm tốn và giản dị”, Gilbert Schoon tâm sự.
Năm 1980, Bảo tàng Lịch sử sống đã được chọn làm nơi lưu giữ các kỷ vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và “Không gian Hồ Chí Minh” được khai trương đúng vào dịp kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 110 của Người (19/5/2000). Đây là một biểu hiện cao đẹp của tình hữu nghị và đoàn kết Pháp-Việt, đồng thời có ý nghĩa giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ Việt Nam và Pháp.
Bảo tàng Lịch sử sống- được thành lập tháng 3/1939 - là nơi lưu giữ, trưng bày các hiện vật và hình ảnh về sự đấu tranh của nhân dân Pháp trong cuộc Cách mạng 1789, Công xã Paris, cuộc kháng chiến chống phát-xít Đức, các phong trào đấu tranh đòi tự do, độc lập của các dân tộc chống chế độ thực dân và quyền bình đẳng nam nữ.
Hàng ngày, Bảo tàng thu hút đông đảo khách tới tham quan, trong đó có bà con người Việt tại Pháp, các bạn Pháp và khách quốc tế. Chính quyền thành phố Montreuil còn khẳng định, “Không gian Hồ Chí Minh” là một trong những di sản văn hóa của thành phố. Đặc biệt, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam vẫn mãi trong lòng người dân Montreuil cũng như các bạn Pháp.
Mùa Xuân này, “Không gian Hồ Chí Minh” càng trở nên sinh động và nhộn nhịp hơn, với từng dòng người tới tham quan để nhớ tới vị Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới-Bác Hồ Chí Minh./.
PV-VOVNews
Tưởng niệm Bác Hồ ở Liên Bang Nga

 
TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI DÂN MEXICO ĐỐI VỚI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(Cám ơn Ngài Đại sứ Việt Nam tại Mexico Phạm Văn Quế đã gửi tặng tôi bức ảnh này)

 Ngài Đại sứ bên Tượng Bác ở Mêxico
(Dòng chữ trên là: Không có gì quí hơn độc lập, tự do!)


Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là chiến sĩ lỗi lạc đấu tranh vì độc lâp, tự do cho các dân tộc, mà Người còn là nhà văn hóa lớn.
Với những cống hiến to lớn cho dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã được tổ chức UNESCO tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa kiệt xuất. Nhân dân nhiều nước rất ngưỡng mộ Người. Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài và sau này trên cương vị nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến 42 nước trên thế giới. Nhiều quốc gia, kể cả những nơi Bác chưa từng đi qua, trong đó có Mexico đã đề nghị được đúc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng tại một số thành phố lớn của nước này.

Trong những ngày đầu xuân của năm “Ngoại giao văn hóa 2009”, khi đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất, ở nước ngoài” vừa được Bộ Ngoại giao phát động thì ngày 16.1.2009 tại Trung tâm Lịch sử của Thủ đô Mexico, đất nước của những nền văn hóa cổ, đã tổ chức Lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh và Công viên “Tự do cho các dân tộc”. Với những tình cảm tốt đẹp và sự ngưỡng mộ đối với nhân dân Việt Nam và cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Thủ đô Mexico đứng đầu là ông Thị trưởng thành phố Mexico Marcelo Ebrand đã quyết định xây dựng công viên “Tự do cho các dân tộc” và đặt tượng Hồ Chí Minh tại Thủ đô bằng chính kinh phí của mình. Ông Thị trưởng Marcelo Ebrard đã khẳng định: những chiến công lẫy lừng của dân Việt Nam thắng quân xâm lược trong thế kỷ 20 đã đi vào lịch sử nhân loại như những trang chói lọi nhất. Việt Nam, Hồ Chí Minh là những biểu tượng sống đã thôi thúc các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh, giành độc lập tự do. Hồ Chí Minh xứng danh là lãnh tụ thế giới... Tượng đài Hồ Chí Minh ở đây là dành cho tất cả các dân tộc đã và đang đấu tranh vì độc lập tự do của mình.

Tượng đài Bác Hồ trong công viên “Tự do cho các dân tộc” thực sự là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai thủ đô và hai nước Việt Nam - Mexico. Đây là một không gian độc đáo giữa thành phố Mexico cổ kính, nằm trong khu Trung tâm lịch sử của Thủ đô - nơi bạn quy hoạch để hướng tới những hoạt động thiết thực trong lễ kỷ niệm 200 năm ngày phát động cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và 100 năm Cách mạng Mexico vào năm 2010.
 Tiếp theo sự kiện trên, ngày 19.5.2010 vừa qua, Lễ khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh đã được long trọng tổ chức tại thành phố biển Acapulco, thuộc bang miền Nam Guerrero của Mexico. Tượng đài Hồ Chí Minh được đặt đối diện tượng đài Simon Bolivar, người anh hùng dân tộc được cả thế giới châu Mỹ Latinh ngưỡng mộ, tại đại lộ Miguel Aleman - đại lộ chính của thành phố Acapulco. Đây là một trong những hoạt động nhằm chào mừng 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, 120 năm ngày sinh Bác Hồ, 65 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 200 năm ngày Độc lập và 100 năm Cách mạng Mexico.

Dự buổi lễ khánh thành tượng đài có lãnh đạo thành phố Acapulco, Viện Hữu nghị và Hợp tác Mexico - Việt Nam, đại diện Bộ Du lịch, Phát triển xã hội Acapulco, Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, phóng viên báo chí và đông đảo người dân thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Mexico Phạm Văn Quế cảm ơn chính quyền và nhân dân thành phố Acapulco đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố biển nổi tiếng này và coi đây là hành động tích cực nhằm thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực, du lịch, thương mại và văn hoá.


Về phần mình, thay mặt chính quyền và nhân dân thành phố Acapulco, Thị trưởng thành phố Acapulco Manuel Banorve Banos đã nhấn mạnh vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, cũng như vị trí của Người trong lịch sử thế giới. Ông Banorve Banos xúc động nói: “Bên cạnh Benito Juarez anh hùng dân tộc của Mexico, Simon Bolivar của Venezuela, Jose Marti của Cuba, giờ đây chúng tôi có thêm Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa lòng thành phố Acapulco xinh đẹp”.



  Trước đó ngày 12.5, tại cuộc họp báo công bố nội dung “Tuần lễ văn hoá Việt Nam” tại Acapulco, bà Erika Lorena Lurhs Cortes, Giám đốc Sở Phát triển xã hội Mexico cũng cảm ơn nhân dân Việt Nam nói chung và Đại sứ quán Việt Nam nói riêng đã chọn thành phố Acapulco là nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh -Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới, coi đây là một vinh dự lớn cho toàn bang Guerrero. Bà khẳng định việc dựng tượng Bác Hồ tại thành phố du lịch biển như một giấc mơ mong đợi từ lâu nay đã trở thành hiện thực./.

TƯỢNG ĐÀI BÁC HỒ Ở CARACAS - THỦ ĐÔ VENZUELA


Ở Caracas (Venezuela) tượng bán thân của Bác được đặt trang trọng trên bệ đá cao 2 mét cùng một cột cờ có lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên đại lộ Simon Bolivar - một đại lộ lớn nhất nhì của thủ đô Caracas. Điều đặc biệt là ở đây chỉ có 11 bức tượng  cùng 11 lá quốc kỳ như thế trong đó có những người anh hùng của Mỹ - Latin và cả tượng của mục sư Martin Luther King nhưng duy nhất có một danh nhân châu Á là Hồ Chí Minh.

Khánh thành Tượng đài Hồ Chí Minh tại Mông Cổ

Sáng ngày 22/8/2009, tại Trường Trung học số 14 mang tên Hồ Chí Minh ở Thủ đô UlanBato (Mông Cổ) đã long trọng diễn ra Lễ khánh thành tượng Bác Hồ và Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Bức tượng bán thân Bác Hồ dựng tại Trường Trung học số 14 bằng chất liệu đồng do Bảo tàng Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện và đưa sang trường bạn. Trường Trung học số 14 là ngôi trường có truyền thống hợp tác hữu nghị lâu đời với Việt Nam và cũng là trường đã đào tạo nhiều thế hệ lãnh đạo cao cấp của Mông Cổ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Uông Huy Thanh cùng toàn thể cán bộ nhân viên đại sứ quán, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ đã tham dự Lễ khánh thành. Ông Y.Otgonbayar, Bộ trưởng Bộ giáo dục - Văn hóa - Khoa học Mông Cổ; Đặc phái viên của Bộ trưởng Ngoại giao; Phó Thị trưởng thành phố UlanBato; Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam, Ban Giám hiệu cùng toàn thể giáo viên, học sinh Trường Trung học số 14 đã cùng tham dự buổi lễ..

Dự Lễ khánh thành tượng Bác Hồ còn có Đại sứ các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bungari, Kazacstan và các đoàn ngoại giao Canada, Pháp, Lào.

Phát biểu trong buổi lễ, Bộ trưởng Y. Otgonbayar đã ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng danh là anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn, như tổ chức UNESCO đã công nhận. Ông khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn gần gũi của nhân dân Mông Cổ, người đã đặt nền móng và xây đắp cho tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Mông Cổ.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam cám ơn Chính phủ, nhân dân Mông Cổ anh em đã tổ chức buổi lễ long trọng khánh thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trường Trung học phổ thông Số 14 - ngôi trường mang tên của Người ở Thủ đô ở UlanBato (Mông Cổ) và chúc cho tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam - Mông Cổ luôn phát triển bền vững./.
Ulanbato. Tháng 8/2009.
Theo Tiến Bình - Bảo tàng Hồ chí Minh

Tượng Hồ Chí Minh ở Ấn Độ (BBC)



Tượng Bác Hồ tại Hung ga ri
Tưởng niệm Bác Hồ tại Cu Ba
Tưởng niệm Bác Hồ tại Singapore


Bộ trưởng Ngoại giao Singapore và Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Phạm Gia Khiêm hôm 20.5.2008 đã khánh thành bia tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Singapore.
Bia được đặt trước Bảo tàng Văn minh châu Á bên bờ sông, đối diện với khu trung tâm tài chính, nơi có những cao ốc và khách sạn Fullerton nổi tiếng của đảo quốc sư tử. Văn bia có ảnh Bác cùng tiểu sử trích lược thân thế và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Mặt sau văn bia có bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Người, được dịch chân phương ra văn xuôi tiếng Anh. Chân bia cả hai mặt đều có hình hoa sen cách điệu.


KHU LƯU NIỆM BÁC HỒ TẠI THÁI LAN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.