Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

VÔ TƯ "KHOE CỦA"


Phiên chợ nude tại Indonesia

April 6, 2011
Trên thực tế hình thức “nude đi chợ” này chỉ xuất hiện ở 1 số nhóm người đặc biệt tại Indonesia. 
Những người đàn ông và phụ nữ da dẻ đen sạm, khô ráp, sần sùi đang bước đi với vẻ mặt trầm tư ủ dột… Thoáng nhìn qua hình ảnh này có lẽ bạn sẽ liên tưởng tới khu “ổ chuột” nghèo đói hoặc 1 đám hành khất tha hương lưu lạc.
"Phiên chợ nude" tại Indonesia, Phi thường - kỳ quặc, Chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,nude di cho,phien cho nude
"Phiên chợ nude" tại Indonesia, Phi thường - kỳ quặc, Chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,nude di cho,phien cho nude
Những người đàn ông vô tư nude ra "chợ phố"
Tuy nhiên trên thực tế đây chỉ là nhóm người Papua thuộc bộ tộc Indigenous tại Indonesia. Sinh sống và làm việc nông lâm ngư nghiệp lâu năm khiến họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh xã hội.
Ngoài thời gian dành cho chăn nuôi trồng trọt, trong đời họ không tồn tại cụm từ “giải trí” mà chỉ biết đến những ngày nông nhàn quanh quẩn tại những phiên chợ nông sản sầm uất.
"Phiên chợ nude" tại Indonesia, Phi thường - kỳ quặc, Chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,nude di cho,phien cho nude"Phiên chợ nude" tại Indonesia, Phi thường - kỳ quặc, Chuyen la,chuyen la co that,chuyen la the gioi,nude di cho,phien cho nude
Vô tư "khoe thân" mặc cả, mua bán không hề ngại ngùng
Hiện tại một bộ phận người Indigenous đã chuyển dần vào thành phố, làm việc ăn lương với mức đãi ngộ rất thấp. Số còn lại tiếp tục duy trì cuộc sống an phận với suy nghĩ đơn giản về lợi nhuận, nhu cầu và quyền lợi cá nhân.
Buonchuyen.info – Theo 24h

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

ĐỌC BÀI CỦA GIÁO SƯ TRẦN CHUNG NGỌC (HOA KỲ)

Tản Mạn Về Dân Chủ Nhân Quyền
& Vụ Án Cù Huy Hà Vũ
Trần Chung Ngọc
28 tháng 4, 2011
Vài Lời Nói Đầu:
Trong bài diễn văn ở Cairo trước đây, Tổng Thống Obama nói:
Tôi biết rằng có sự tranh luận về sự đẩy mạnh dân chủ trong những năm gần đây, và phần lớn sự tranh luận này liên hệ đến cuộc chiến ở Iraq. Vậy tôi xin nói rõ rằng: không một hệ thống chính phủ nào có thể, hoặc nên, áp đặt trên một quốc gia bởi một quốc gia khác. Mỗi quốc gia sống theo nguyên tắc này theo lối riêng của mình, đặt nền tảng trên những truyền thống của dân tộc mình. Hoa Kỳ không cho là mình biết những gì là tốt nhất cho mọi người…
[I know there has been controversy about the promotion of democracy in recent years, and much of this controversy is connected to the war in Iraq. So let me be clear: no system of government can or should be imposed upon one nation by any other. Each nation gives life to this principle in its own way, grounded in the traditions of its own people. America does not presume to know what is best for everyone…].
Vì lịch sử nhân loại thường là những quốc gia và bộ lạc chinh phục lẫn nhau cho những quyền lợi của mình. Nhưng ở thời đại mới này, những quan điểm như vậy chỉ tự chuốc lấy thất bại. Vì chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, bất cứ một trật tự thế giới nào mà nâng một quốc gia hay một nhóm người lên trên một quốc gia hay nhóm khác sẽ không tránh được sự thất bại. Do đó bất cứ chúng ta nghĩ những gì về quá khứ, chúng ta không được làm tù nhân của những thứ đó. Những vấn nạn của chúng ta phải giải quyết bằng sự chung sức cùng nhau; sự tiến bộ cần phải chia sẻ cùng nhau.
[For human history has often been a record of nations and tribes subjugating one another to serve their own interests. Yet in this new age, such attitudes are self-defeating. Given our interdependence, any world order that elevates one nation or group of people over another will inevitably fail. So whatever we think of the past, we must not be prisoners of it. Our problems must be dealt with through partnership; progress must be shared.]
Tổng Thống Obama muốn lấy lại uy tín của nước Mỹ, tạo hình ảnh bình đẳng của nước Mỹ trong cộng đồng quốc tế, giảm thiểu sự thù ghét nước Mỹ vì những thái độ trịch thượng của Mỹ trên chính trường quốc tế trước đây, nhưng tiếc thay, một con én không thể tạo nổi mùa Xuân. Và rút cục, Tổng Thống Obama cũng không thoát ra được guồng máy truyền thống tự cao tự đại và chế độ tài phiệt của người da trắng. Ông đã từng phản đối chiến tranh ở Iraq, nhưng nay ông không thể rút quân ra khỏi Iraq. Và việc ông, cùng với Âu Châu, về phe với quân phiến loạn (rebels) ở Libya chứng tỏ rằng ông không có khả năng để thực hiện lý tưởng thế giới chung sức cùng nhau sống trong bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Ngày nay, dân chủ và nhân quyền là những món hàng mà Mỹ cũng như Âu Châu quảng cáo nhiều nhất và muốn xuất cảng trên khắp thế giới. Lẽ dĩ nhiên, đó là dân chủ và nhân quyền theo quan niệm của Tây phương cùng với ảnh hưởng của những giá trị Tây phương. Và để đạt mục tiêu này, Tây phương, sau bình phong dân chủ và nhân quyền, đã không ngần ngại dùng những biện pháp phi dân chủ và phi nhân quyền. Những cuộc can thiệp bằng quân sự của Tây phương gần đây vào Iraq, Afghanistan, Libya, và những hành động trịch thượng xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác là những thí dụ điển hình về chính sách lưỡng chuẩn của Tây phương, miệng thì nói ngọt về dân chủ và nhân quyền, nhưng trên thực tế lại vi phạm nguyên tắc dân chủ và nhân quyền hơn ai hết.
Một số người Việt Nam ở hải ngoại cũng như ở trong nước hồ hởi năng nổ tranh đấu dập theo khuôn của Tây phương, nấp sau chiêu bài dân chủ, nhân quyền, trong khi những hành động chống Cộng của họ ở ngoại quốc và những hình thức tranh đấu ở trong nước chứng tỏ họ không có một ý niệm rõ ràng về tự do, dân chủ và nhân quyền. Họ cho rằng để chống Cộng họ có thể làm bất cứ điều gì, vì nhiều khi, những hành động chống Cộng của họ rất là phản tự do và phi nhân quyền. Họ muốn cho Việt Nam phải đi đến dân chủ và tôn trọng nhân quyền theo quan niệm của Tây phương, phần lớn dựa trên bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948 mà có thể họ chưa bao giờ đọc đến, một bản văn thành hình ở thời điểm khi mà Liên Hiệp Quốc chỉ vỏn vẹn có 5 nước thắng Đệ Nhị Thế Chiến và một số nhỏ nước chư hầu. Họ không đủ khả năng để nhận thức được rằng, không làm gì có một nền dân chủ và quan niệm về nhân quyền đồng nhất chung cho mọi quốc gia trên thế giới. Bài viết này sẽ làm sáng tỏ điều này qua một nghiên cứu tạm gọi là đủ về dân chủ và nhân quyền, và trong phần sau sẽ đưa ra một số ý kiến cá nhân về vụ xử “nhà dân chủ” Cù Huy Hà Vũ ở Việt Nam gần đây. Trước hết là thực chất dân chủ và nhân quyền của Mỹ.

Có thể nói, Mỹ là nước tôn trọng nhân quyền vào bậc nhất. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ, Mỹ chỉ tôn trọng nhân quyền của người Mỹ trên nước Mỹ mà thôi, và cũng không phải là tuyệt đối. Thực ra, ngay trên nước Mỹ, sự tôn trọng nhân quyền cũng chỉ là tương đối. Tất cả đều nằm trong luật pháp quốc gia, và tùy theo tình hình, Mỹ có thể ra những đạo luật giới hạn quyền của người dân, thí dụ như sau biến cố 9-11 ở New York. Đạo luật Yêu Nước (Patriot Act) của Mỹ cho phép chính quyền kiểm soát mọi khía cạnh trong đời tư của người dân, thí dụ như có bao nhiêu tiền để trong ngân hàng, E-mail giao thiệp với ai, đọc sách gì trong thư viện, FBI chỉ tình nghi là có quyền xâm nhập gia cư bắt giữ người mà không cần lệnh của tòa án v…v…
Quyền tự do ngôn luận ở Mỹ đôi khi là quyền ăn nói và hành động vô trách nhiệm. Một trường hợp lạm dụng quyền tự do ngôn luận bất kể đến hậu quả của người Mỹ trên đất Mỹ gần đây là vụ Mục sư Terry Jones ở Florida. Ông Mục sư cuồng tín của một cộng đồng nhỏ cơ đốc hữu này đã lập một tòa án nhỏ xét xử kinh Quran của Hồi Giáo, kết án Kinh này có tội [guilty] và mang đốt cuốn kinh này. Người Mỹ chẳng mấy quan tâm đến hành động nhỏ nhặt này. Nhưng trong thời đại thông tin điện tử ngày nay, chỉ cần nhấn một cái trên con chuột là hành động của mục sư Terry Jones đã loan truyền khắp thế giới. Và phản ứng của Hồi giáo đã đưa đến kết quả bạo động làm cho một số nhân viên Liên Hiệp Quốc bị giết ở Afghanistan. Báo chí Mỹ và một số chính khách Mỹ lên án, chỉ lên án thôi, quyền “tự do ngôn luận” của mục sư Terry Jones vì những hậu quả tác hại do sự lạm quyền này. Nói tóm lại, quyền tự do ngôn luận không phải là muốn nói gì thì nói, thường bị giới hạn bởi luật pháp quốc gia, và phải có tinh thần trách nhiệm về những hậu quả do những hành động của mình gây ra. Đi máy bay mà nói đùa là mang bom thì sẽ bị bắt ngay để điều tra và phạt nặng.
Tôi vào nước Mỹ hợp pháp, đã là một công dân Mỹ từ hơn 30 năm nay, đi làm, đóng thuế đầy đủ, và chưa hề phạm một tội nào đối với quốc gia mới của tôi là nước Mỹ. Cho nên tôi nghĩ, so với nhiều công dân Mỹ khác gồm đủ mọi sắc dân, trắng, đen, vàng v…v…ăn không ngồi rồi, lãnh tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ, tôi không phải là người ăn nhờ ở đậu nước Mỹ. Là một công dân của Mỹ Quốc, tôi nghĩ rằng tôi có đủ tư cách để tìm hiểu vấn đề nhân quyền của nước Mỹ mà tôi đã chọn làm quốc gia thứ hai và sử dụng quyền công dân Mỹ để bày tỏ một số ý kiến cá nhân về vấn đề “Tại sao Mỹ, và một số tổ chức của Tây phương, lại cứ xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam” trong khi chính nước Mỹ và khối Liên Hiệp Âu Châu có nhiều vấn nạn nghiêm trọng hơn về nhân quyền cần phải quan tâm.. Tôi cảm thấy bức xúc sau khi tìm hiểu về đất nước mới của tôi. Tôi thấy những điều mà chúng ta thường được nghe về nước Mỹ như: “Là nước giật giải quán quân về dân chủ và nhân quyền và muốn cả thế giới phải theo những quan niệm về dân chủ và nhân quyền của Mỹ”, những chiêu bài mà Mỹ thường muốn xuất cảng trên khắp thế giới, đã đưa đến cho tôi một kết luận: “Đừng nghe những gì Mỹ nói mà hãy nhìn kỹ vào những gì Mỹ làm”.
Vì, trên bình diện quốc tế, trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Mỹ là nước vi phạm nhân quyền vào bậc nhất, và những hành động của Mỹ ở hải ngoại chứng tỏ Mỹ không quan tâm mấy đến dân chủ và nhân quyền trong các nước khác. Mỹ đã ủng hộ nhiều nhà độc tài nếu xét ra có lợi cho nước Mỹ, và nhiều khi Mỹ đã dùng tay sai để lũng đoạn chính trị và dẹp nền dân chủ trong một số nước. Đây cũng là mối bức xúc của nhiều trí thức Mỹ, và họ đã viết ra nhiều tác phẩm và tài liệu về thực chất bộ mặt dân chủ và nhân quyền của nước Mỹ. Nhiều sự kiện trên khắp thế giới, thí dụ như những hành động của Mỹ ở Việt Nam, Indonesia, Guatamala, El Salvadore, Nicaragua v..v..(Xin đọc cuốn 9-11, Seven Stories Press, New York, 2001, của Noam Chomsky) đã chứng tỏ, đúng như Vince Hyaner đã viết trong bài “Những Vi Phạm Của Hoa Kỳ” (US Violations): Hoa Kỳ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền. [The US has a horrible human rights record.]
Tại sao Mỹ vẫn dùng chiêu bài nhân quyền để xen vào những chuyện nhỏ nhặt thuộc nội bộ Việt Nam? Mỹ muốn gì ở Việt Nam? Nhiều hãng sản xuất của Mỹ đã sang Việt Nam vì ở đây nhân công rẻ, mang lại nhiều lợi nhuận cho Mỹ. Tại sao Mỹ lại cứ dính vào những chuyện nhỏ nhặt như vụ án Cù Huy Hà Vũ. Vì nhân quyền của người dân Việt Nam chăng? Chúng ta hãy đọc vài tài liệu trước đây về nhân quyền của Mỹ mà có vẻ như các chính khách Mỹ đều quên, coi như không hề có.
Walter J. Rockler, nguyên công tố viên tòa án xử tội phạm chiến tranh Nuremberg, đã viết như sau về quan niệm nhân quyền của Mỹ:
"Cái mà chúng ta gọi là quan tâm đến nhân quyền thật là lố bịch. Chúng ta đã thả xuống Việt Nam một số lượng bom gấp đôi số lượng bom mà các quốc gia liên hệ đến cuộc Đệ Nhị Thế Chiến thả lên đầu nhau. Trong cuộc chiến này, chúng ta đã giết hàng trăm ngàn thường dân. Ngay gần đây, chúng ta bảo trợ, huấn luyện và ủng hộ những đoàn quân địa phương của Guatamala, El Salvadore, và Nicaragua Contras ở Trung Mỹ, trong sự tàn sát ít nhất là 200 ngàn người..."
(Our alleged concern with human rights borders on the ludicrous. We dropped twice as many bombs on Vietnam as all the countries involved in World War II dropped on each other. We killed hundreds of thousands of civilians in the course of that war. Very recently, in Central America, we sponsored, trained, and endorsed the local armies - Guatemalan, Salvadoran, and Nicaraguan Contras - in the killing of at least 200000 people.)

Robert Scheer viết như sau trên tờ Times:
"Chẳng phải là chúng ta có một lịch sử "diệt chủng" hay sao, mới đầu là thổ dân Mỹ, và sau là ở Việt Nam, khi quân đội Hoa Kỳ lùa những dân làng trung thành, hầu hết là Công Giáo, vào sống an toàn trong những Ấp Chiến Lược, trong khi biến những vùng Phật Giáo ở thôn quê Nam Việt Nam thành những vùng tự do thả bom một cách toàn diện?"
(Don't we have our own history of "ethnic cleansing", first of the Native American population and later in Vietnam, when U.S. troops herded loyal, mostly Catholic villagers into so-called "strategic hammers" for safety while turning the mostly Buddhist countryside of South Vietnam into a saturation bombing zone?)
Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, Đảng dân Chủ - Oregon, nhận định:
“Theo sự phán xét của tôi, chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội vì là sự đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới. Đó là một sự thực xấu xa, và người Mỹ chúng ta không thích đối diện với nó. Tôi thật không muốn nghĩ rằng một trang sử của Mỹ sẽ được viết ra liên quan đến chính sách vô pháp của chúng ta ở Đông Nam Á.”
[We're going to become guilty, in my judgement, of being the greatest threat to the peace of the world. It's an ugly reality, and we Americans don't like to face up to it. I hate to think of the chapter of American history that's going to be written in the future in connection with our outlawry in Southeast Asia." [Senator Wayne Morse, (D-OR), 1967]
Và Ramsey Clark, Nguyên Chưởng Lý Mỹ dưới triều Lyndon Johnson, nhận định:
“Tội ác lớn nhất từ sau Đệ Nhị Thế Chiến là chính sách đối ngoại của Mỹ.”
"The greatest crime since World War II has been U.S. foreign policy."
[Ramsey Clark, former U.S. Attorney General under President Lyndon Johnson]
Thực ra, chính quyền Mỹ cũng không hẳn là một chính quyền hoàn toàn dân chủ. Phiếu của các dân cử (electoral vote) có giá trị hơn là phiếu của dân chúng (popular vote) và không có một người nghèo nào, dù đạo đức và giỏi mấy, có thể ứng cử Tổng Thống hay Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu. Tất cả tùy thuộc ứng cử viên có bao nhiêu tiền, một yếu tố góp phần cho sự thắng cử. Người ta cho rằng nước Mỹ rất dân chủ, có hai đảng, Cộng Hòa và Dân Chủ. Nhưng thực ra chỉ có một đảng: đảng Tài Phiệt, và từ thế kỷ 20 sang 21, đảng này thường mang bộ mặt của “đảng chiến tranh” (Steve Chapman: Now, it clearly shows that the US has only one party: War Party). Dưới triều Tổng Thống nào cũng vậy, Cộng Hòa hay Dân Chủ, Mỹ đều tham gia không ít thì nhiều vào chiến tranh để phục vụ cho “đặc tính quốc gia” của Mỹ. Alexis de Tocqueville đã có một nhận xét khá chính xác về “đặc tính quốc gia” của Mỹ: “Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trên thế giới trong câu trả lời của câu hỏi: Nó mang đến bao nhiêu tiền”. Có vẻ như loại giá trị này đã gây nhiều ảnh hưởng trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Trong cuốn Tương Lai Của Tự Do: Dân Chủ Phi Tự Do ở Trong Nước và ở Ngoại Quốc (The Future of Fredom: Illiberal Democracy at Home and Abroad), Fareed Zakaria, bình luận gia của tờ Newsweek trước đây, đã viết:
“Thật là kỳ khi Hoa Kỳ thường ủng hộ [ngoài miệng. TCN] dân chủ không hạn chế ở ngoại quốc. Điều đặc biệt về hệ thống Mỹ không phải là nó dân chủ như thế nào mà là nó phi dân chủ như thế nào, biết rằng nó có rất nhiều hạn chế về sự bầu bán của các dân cử của những khối đa số. Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền rút cục chỉ là một danh sách những điều mà chính phủ có thể không theo, bất kể ước vọng của đa số. Trong ba ngành của chính phủ, Tòa Án Tối Cao – ngành quan trọng nhất - cầm đầu bởi 9 người được chỉ định và giữ chức suốt đời. Thượng viện Hoa Kỳ là Nghị Viện “phi - đại diện” nhất trên thế giới, bất lực và trong mọi biến cố ở trên ngưỡng cửa của sự thay đổi. Mỗi Tiểu Bang gửi 2 Thượng Nghị Sĩ lên thủ đô Washington D.C., bất kể là dân số của Tiểu Bang là bao nhiêu. Do đó tiểu bang California với 30 triệu dân cũng chỉ có cùng một số phiếu (trong Thượng Viện) như tiểu bang Arizona với 3 triệu 7 dân. – khó có thể gọi là mỗi người một phiếu.”
[Fareed Zakaria, The Future of Freedom: Illiberal Democracy at Home and Abroad, W. W. Norton & Company, New York, 2003, p. 22: It is odd that the United States is so often the advocate of unrestrained democracy abroad. What is distinctive about the American system is not how democratic it is but rather how undemocratic it is, placing as it does multiple constraints on electoral majorities. The Bill of Rights, after all, is a list of things that the government may not do, regardless of the wishes of the majority. Of Amrica’s three branches of government, the Supreme Court – arguably the paramount branch – is headed by nine unelected men and women with life tenure. The US Senate is the most unrepresentative upper house in the world, which is powerless and in any event on the verge of transformation. Each American state sends two senators to Washington D.C., regardless of its population. Thus California’s 30 million people have as many votes in the Senate as Arizona’s 3.7 million – hardly one man, one vote.]
Nói thì hay, vỗ tay thì dở. Chính quyền Mỹ chẳng mấy khi thực hành “lời nói đi đôi với việc làm”. Mỹ vẫn luôn luôn can thiệp vào những chuyện nội bộ của các nước khác và vẫn dùng những bình phong dân chủ, nhân quyền để đẩy mạnh sự áp đặt những giá trị của Mỹ trên những nước khác. Thái độ của Mỹ ở Egypt, Libya gần đây cho chúng ta thấy rõ hơn gì hết là Mỹ nói một đàng, làm một nẻo. Và một vài cá nhân trong quốc hội Mỹ cũng có những hành động bất xứng, nhúng mũi vào những chuyện nội bộ của Việt Nam, dù trên thực tế và về phương diện pháp lý, họ không có một tư cách nào để làm như vậy. Thật vậy, khi mà Hạ Viện Mỹ ra những “dự luật về nhân quyền cho Việt Nam” (sic) trước đây thì Hạ Viện đã đi ra ngoài thẩm quyền và nhiệm vụ của Hạ Viện, giẫm chân lên Bộ Ngoại Giao, và ngay cả Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng chẳng có quyền như vậy. Tại sao họ thường có thái độ trịch thượng như vậy? Đó là vì thái độ tự tôn truyền thống của Mỹ, tự cho rằng Mỹ có quyền xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác, dù nhiều lần các nước khác đã có phản ứng mạnh, điển hình là Trung Quốc, thiếu điều bảo “hãy im miệng đi và lo việc của các người(Shut up and mind your own business).
Chính trị của Mỹ là chính trị cao bồi, ỷ mạnh hiếp yếu, khi nào có thể được. Mỹ không dám đụng đến Nga, Trung Quốc nhưng thường xía vào những chuyện nội bộ của các nước nhỏ, làm như Mỹ có quyền pháp lý quyết định thay cho các nước đó.. Dựa vào ưu thế về kinh tế, kỹ thuật chiến tranh, Mỹ thường tự cho mình là một thị trấn trên ngọn đồi (A city on the hill) nhìn xuống tất cả các quốc gia khác ở dưới mà Mỹ cho là thấp kém, hay là một cái đầu tầu phun khói (đen) dẫn đầu kéo cả đoàn toa thế giới đi theo quan niệm về dân chủ, nhân quyền, và những giá trị của nước Mỹ, nếu có thể gọi là giá trị, trên đường rầy của mình. Dân Chủ và Nhân Quyền là hai chiêu bài mà nước Mỹ quảng bá rộng rãi nhất và muốn xuất cảng chúng trên khắp thế giới, lẽ dĩ nhiên đó là sách lược mạnh nhất của Mỹ trước người dân Mỹ và số người vọng ngoại, và sau những chiêu bài này, Mỹ đã tự cho mình can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước khác. Mỹ không có cách nào có thể đặt đạo đức của Mỹ song song ngang hàng với những ưu thế về kinh tế và quân sự. Chúng ta chỉ cần nhìn vào thống kê những tệ đoan và tội phạm đủ hạng trên nước Mỹ, từ tôn giáo cho đến xã hội, từ phim ảnh tràn ngập những hình ảnh về tình dục, bạo lực, và tiền trên hết (sex, violence, and money) cho đến sách báo đồi trụy v…v… là thấy rõ điều này.

Nước Mỹ tự cho mình cái quyền làm “Quan tòa phán xét nhân quyền trên thế giới” [It presumes to be the "Judge of Human Rights in the World"], vì thế hàng năm Bộ Ngoại Giao Mỹ thường tung ra một bản phúc trình về tình trạng nhân quyền, trong đó có vấn đề tôn giáo, của các nước khác trên thế giới mà Mỹ cho rằng đáng quan tâm. Nhưng điều khó hiểu là trong bản phúc trình hàng năm về nhân quyền này bao giờ Mỹ cũng bỏ sót một quốc gia có thể nói là vi phạm nhân quyền vào hạng nhất trên thế giới: Nước Mỹ. Những người Việt Nam chống Cộng đến chiều, khi không còn Cộng, rất ngây thơ, tưởng rằng phúc trình về nhân quyền của Mỹ, hay danh sách những nước trong CPC, có giá trị tuyệt luân để cho Việt Nam phải thay đổi, không biết rằng những thứ đó chỉ có mặt trên giấy tờ mà Mỹ tung ra với mục đích chính trị và để tự đánh bóng bộ mặt cao cả đạo đức của nước Mỹ, chứ tuyệt nhiên Mỹ không có một hành động nào tiếp theo đối với những nước mà Mỹ cho rằng đáng quan tâm về vấn đề nhân quyền hay tự do tôn giáo.
Có ai nhớ là, tháng 10, 1998, quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật về tự do tôn giáo thế giới (The International Religious Freedom Act). Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã không theo qui định phải đưa ra trước ngày 1 tháng 9, 1999, danh sách những nước vi phạm trầm trọng tự do tôn giáo, và sau đó 90 ngày, Tổng Thống Hoa Kỳ phải phúc trình cùng quốc hội biện pháp đối phó với quốc gia vi phạm.. (The State Department has not complied with the act's requirement to name by September, 1999, those countries deemed responsible for "particularly severe violations of religious freedom". When a country is so designated, the president has 90 days to report to Congress on action to be taken). Có ai viết thư hỏi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xem hàng năm, sau khi đưa ra phúc trình về nhân quyền cùng danh sách các nước trong CPC, thì chính quyền Mỹ đã có những biện pháp gì đối với các nước nằm trong danh sách CPC hay theo Mỹ, đáng quan tâm về nhân quyền?
Tự do tôn giáo hay dân chủ, nhân quyền chỉ là những chiêu bài, và cách sử dụng những chiêu bài này còn tùy thuộc quyền lợi chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ. Chúng ta biết rằng Sudan, Do Thái và Saudi Arabia là những nước vi phạm tự do tôn giáo nhất trên thế giới. Nhưng điều chắc là Hoa Kỳ chỉ kể đến Sudan và bỏ qua Do Thái và Saudi Arabia vì Do Thái và Saudi Arabia đều là đồng minh của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế. Saudi Arabia còn là nước xuất cảng dầu nhiều nhất trên thế giới, và không có một chính trị gia Hoa Kỳ nào khuyên chính phủ ngưng mua dầu của Saudi Arabia như là một hành động phản đối sự vi phạm tự do tín ngưỡng của quốc gia này.
Trên thực tế, nhiều khi Mỹ còn phải nhượng bộ trước phản ứng của các quốc gia khác, điển hình là Trung Quốc. Tại sao? Vì sản phẩm của nhiều hãng Mỹ được làm ở Trung Quốc (made in China) đang tràn ngập nước Mỹ, và Trung Quốc nay là một cường quốc với gần 1.4 tỷ dân và trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ ngang hàng với Mỹ..
Chúng ta hãy đọc Giáo sư Samuel P. Huntington giải thích trong cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order). Huntington là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs. Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận. Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới. Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ. Giáo sư Huntington giải thích, trang 92:
Vì quyền lực Tây phương suy thoái, khả năng áp đặt những quan niệm về nhân quyền, tự do, và dân chủ của Tây phương trên các nền văn minh khác cũng như sự hấp dẫn của những giá trị Tây phương cũng suy thoái theo. Điều này đã xảy ra.
(As Western power declines, the ability of the West to impose Western concepts of human rights, liberalism, and democracy on other civilizations also declines and so does the attractiveness of those values to other civilizations. It already has...)
Và Giáo sư Huntington đưa ra trường hợp Mỹ phải dẹp vấn đề nhân quyền và cho Trung Quốc hưởng quy chế Tối Huệ Quốc. Ông viết, trg. 194:
Sự đầu hàng của Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền đối với Trung Quốc và các thế lực khác ở Á Châu là một sự “đầu hàng vô điều kiện” (unconditional surrender). Sau khi đe dọa Trung Quốc là sẽ rút bỏ quy chế Tối Huệ Quốc nếu Trung Quốc không tiến bộ về nhân quyền, chính quyền Clinton mới đầu chứng kiến sự bẽ mặt của ngoại trưởng Warren Christopher tại Bắc Kinh, không có được ngay một hành động vuốt mặt mũi (denied even a face-saving gesture), rồi đáp ứng bằng cách từ bỏ chính sách đã đưa ra và tách quy chế Tối Huệ Quốc ra khỏi vấn đề nhân quyền.
Mặt khác, nhiều nước coi chiêu bài dân chủ và nhân quyền của Mỹ nằm trong chủ nghĩa đế quốc rộng lớn của Mỹ.
Thủ Tướng Lý Quang Diệu của Singapore cho rằng Những bài thuyết giảng về nhân quyền chỉ là những vận dụng của thái độ kiêu căng Tây phương, sẽ không có ảnh hưởng gì đến Bắc Kinh” (Newsweek, Nov. 29, 1993: “Human-rights lectures, says Lee, are exercices in Western arrogance that will not influence Beijing.”)
Thủ Tướng Nhật Hosokawa cũng tuyên bố Những quan niệm về nhân quyền của Tây Phương không thể áp dụng một cách mù quáng vào Á Châu (New York Times, May 2, 1994: Japan’s Prime Minister Hosokawa: “Western human rights concepts could not be “blindly applied” to Asia”)
Georges Soros cũng viết trong cuốn “The Bubble of American Supremacy: Correcting The Misuse Of American Power”, trang 10, về “sự mâu thuẫn giữa quan niệm về tự do và dân chủ của chính quyền Bush và những nguyên tắc đích thực của tự do và dân chủ” (The contradiction between the Bush administration’s concept of freedom and democracy and the actual principles of freedom and democracy), và còn viết, trang 12: Người dân trong mỗi xã hội sẽ quyết định cho mình ý nghĩa của họ về tự do và dân chủ và không chỉ đơn giản theo sự dẫn giắt của Mỹ[people are supposed to decide for themselves what they mean by freedom and democracy and not simply follow America’s lead]
Chẳng vậy mà trước đây bà Tôn Nữ Thị Ninh đã khẳng định dứt khoát trước sự nhúng mũi của dân biểu Loretta Sanchez vào chuyện nội bộ của Việt Nam:
Chúng tôi chỉ tin tưởng vào một nền dân chủ do chính mình tạo dựng, và đã qua lâu rồi thời kỳ những nước đang phát triển cần các nước phát triển đến khai sáng và cứu rỗi.”
Thật là đáng mặt con cháu Hai Bà.
Cũng như mọi năm, năm nay Bộ Ngoại Giao Mỹ lại tung ra một bản phúc trình về tình trạng nhân quyền của các nước khác, trong đó có Trung Quốc. Nhưng cũng như những năm trước, Trung Quốc đã phản ứng và tung ra một bản án rất dài về những vi phạm nhân quyền của Mỹ:
http://news.xinhuanet.com/english2010/video/2011-04/11/c_13823315.htm
Theo http://www.presstv.ir/detail/174033.html%20ng%C3%A0y%2010%20th%C3%A1ng%204, 2011, thì:
Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ hãy ngưng nhúng mũi vào những chuyện nội bộ của các nước khác dưới chiêu bài nhân quyền.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hong Lei, nhấn mạnh là Washington hãy tập trung vào việc cải thiện tình trạng nhân quyền của Mỹ: “Chúng tôi khuyên răn Mỹ là hãy suy nghĩ về những vấn đề nhân quyền của chính mình và đừng tự cho mình ở vị thế lên mặt dạy đời về nhân quyền
Trung Quốc coi những cuộc chiến của Mỹ ờ Iraq và Afghanistan là những thí dụ hiển nhiên nhất về sự vi phạm nhân quyền của Mỹ.
Mỹ nên ngưng dùng những phúc trình về nhân quyền để xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác, nhà chính trị gia Trung Quốc nói thêm.
Hong nói: Trung Quốc hoan ngênh những trao đổi ý kiến về nhân quyền đặt căn bản trên sự bình đẳng và kính trọng lẫn nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên ông ta nói thêm là Bắc Kinh cương quyết chống mọi sự nhúng mũi vào những vấn đề của các quốc gia khác, và rằng Trung Quốc chống việc Mỹ xía vào những chuyện nội bộ của trung Quốc.
[China raps US meddling
Sun Apr 10, 2011 8:26AM
China has called on the United States to stop interfering in the internal affairs of other countries under the pretext of human rights issues.
China's Foreign Ministry Spokesman Hong Lei urged Washington to focus on improving its own human rights conditions, saying, "We advise the US side to reflect on its own human rights issues and not to position itself as a preacher of human rights," the state-funded BBC reports.
China called the US-led wars in Afghanistan and Iraq the explicit examples of America's violation of human rights.

"[The US should] stop using the issue of human rights reports to interfere in other countries' internal affairs," the Chinese politician added.
Hong says China welcomes talks about rights on the basis of equality and mutual respect. However, he added that Beijing resolutely opposes meddling in other countries' affairs, and that it also opposes US interference in China's internal affairs.]
Cũng như mọi năm, trước những phản ứng của Trung Quốc, Mỹ giữ thái độ “im lặng là vàng”. Vì thật ra phúc trình về nhân quyền của Mỹ, theo nhiều quan sát viên, chỉ là tài liệu chính trị chống những quốc gia không có quan hệ tốt với Mỹ [The American report, considered by many observers as more of a political document against countries not in good terms with the US]. Thật vậy, Giáo Sư Noam Chomsky đã nhận định về chiêu bài nhân quyền của Mỹ như sau:
“Thật ra chính sách ngoại giao của Mỹ là đặt căn bản trên nguyên tắc không liên quan gì đến nhân quyền, mà là liên quan nhiều đến sự tạo ra một bầu không khí thuận lợi cho ngoại thương”
(James Speck, Editor, The Chomsky Reader, p. 331: U.S. foreign policy is in fact based on the principle that human rights are irrelevant, but that improving the climate for foreign business operations is highly relevant.)
Không những chính quyền mà một số cá nhân trong chính quyền Mỹ cũng như một số tổ chức, đài truyền thông ngoại quốc cũng cứ hay xía vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác trong khi trên bình diện quốc tế họ không có một tư cách nào để nhúng mũi vào các quốc gia khác. Không hiểu họ lấy tư cách gì để đòi Việt Nam phải thế này, phải thế kia. Dư luận thế giới về những vi phạm nhân quyền của Mỹ trong nước cũng như ở ngoài nước tràn ngập trên sách vở và Internet, nhưng có vẻ như mấy cá nhân này không cần biết đến những sự kiện lịch sử này và cứ trơ trẽn xía vào những chuyện nhỏ nhặt trong nội bộ của Việt Nam, tin rằng vì Mỹ là siêu cường về vũ khí chiến tranh, do đó miệng lưỡi của cá nhân Thượng Nghị Sĩ cũng như Dân Biểu Mỹ là gang là thép, có quyền ra lệnh cho nước khác, cho nên muốn xía vào nước nào mà họ muốn ăn hiếp thì xía.Nhưng có Thượng Nghị Sĩ hay Dân Biểu nào dám đụng đến Nga, Trung Quốc, hay Saudi Arabia, đồng minh của Mỹ, hay Pakistan mà Mỹ cần sự cộng tác để săn lùng quân khủng bố?
Tôi là một công dân Mỹ gốc Việt, cho nên tôi cũng quan tâm ít nhiều đến Việt Nam, vì tôi chưa bỏ được cái gốc Việt Nam, ngày ngày soi gương vẫn thấy mình mũi tẹt, da vàng, và “Mít” đặc. Gần đây xẩy ra vụ án Cù Huy Hà Vũ. Tôi không ở Việt Nam, không dự phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ nên những thông tin về vụ này đều lấy trên Internet. Trước hết là bản tin trên:
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/04/ong-cu-huy-ha-vu-hau-toa-1/
Sáng nay TAND Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử ông Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống nhà nước. Với khung hình phạt bị truy tố, ông Vũ có thể bị kết án 3-12 năm.
Những vi phạm của ông Vũ theo xác định của Cơ quan ANĐT
Theo Trung tướng Hoàng Kông Tư, qua các chứng cứ, tài liệu thu thập được, Cơ quan ANĐT bước đầu xác định ông Cù Huy Hà Vũ có những hành vi vi phạm sau:
Thứ nhất, làm ra nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước để tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên đa đảng, đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, kêu gọi nước ngoài can thiệp.
Thứ hai, quan hệ với các đối tượng có tư tưởng chống đối Nhà nước trong nước, các thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài, đã thực hiện hơn 20 cuộc trả lời phỏng vấn các đối tượng, đài báo của các đối tượng phản động chống Việt Nam ở nước ngoài với nội dung chống Nhà nước và chuyển tải các tài liệu do ông Vũ làm ra để chúng sử dụng chống phá Nhà nước Việt Nam.
Thứ ba, làm ra các tài liệu, đưa thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, Chính phủ, gây hoang mang trong nhân dân, kích động, cổ suý, hô hào chống Nhà nước; vu khống, xúc phạm danh dự các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền.
Kiểm tra chiếc máy tính xách tay của ông Cù Huy Hà Vũ, công an phát hiện trong máy lưu trữ nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, ngày 5-11, Cơ quan ANĐT đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của ông Vũ về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước, thu giữ thêm nhiều tài liệu có nội dung tương tự.
Theo ông Hoàng Kông Tư, riêng trong máy tính xách tay của ông Vũ có khoảng 40 đầu tài liệu với hơn 240 trang với nội dung chống Nhà nước, và ông Vũ đã ký vào từng trang, xác nhận đó là những văn bản lưu trong máy tính cá nhân của mình.
Việc bắt, khám xét khẩn cấp ông Cù Huy Hà Vũ đã được Viện KSND Tối cao phê chuẩn. “Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ mức độ sai phạm của Cù Huy Hà Vũ để xử lý theo quy định pháp luật. Ngoài ra, ông Vũ còn phải chịu trách nhiệm về hành vi quan hệ dâm ô truỵ lạc tại khách sạn Mạch Lâm” - Trung tướng Hoàng Kông Tư nói.
Cù Huy Hà Vũ bị truy tố về tội “tuyên truyền chống Nhà Nước”. Có lẽ chúng ta nên đọc thêm vài chi tiết về tội danh “Tuyên Truyền Chống Nhà Nước” trong bài “Về Tội Tuyên Truyền Chống Nhà Nước” của Luật Sư Nguyễn Văn Hậu trên:
Về tội tuyên truyền chống Nhà nước
18/07/2009 0:27
Việc giữ vững hòa bình, an ninh và trật tự xã hội đất nước, chống khủng bố là lợi ích thiết yếu của mọi quốc gia. Mặc dù có không ít quan điểm cho rằng mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm và họ đã dựa vào Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (ICCPR) để bảo vệ cho luận điểm của mình.
Tuy nhiên khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị đã quy định rất rõ việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (quy định tại khoản 2 Điều 19) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Tương tự, quyền hội họp có tính cách hòa bình cũng có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác (Điều 21).
Như vậy, mặc dù quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp có tính cách hòa bình... được thế giới thừa nhận nhưng một khi các quyền này ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng của quốc gia nào thì quốc gia đó có quyền giới hạn các quyền tự do ngôn luận và hội họp có tính cách hòa bình... nêu trên.
Bên cạnh đó, Điều 20 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũ chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc tôn giáo.
Như thế nào là hành vi đe dọa đến an ninh quốc gia? Như thế nào là ảnh hưởng đến trật tự công cộng? Tuyên bố của Hội nghị Nhân quyền thế giới tại Viên (Áo) năm 1993 cũng đã nêu rõ cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Do đó, một hành vi, phát ngôn ở quốc gia này có thể không bị coi là hành vi đe dọa an ninh quốc gia và vi phạm trật tự an toàn xã hội nhưng ở một quốc gia khác thì hoàn toàn có thể bị coi là đe dọa an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng. Xét riêng đến quốc gia Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, nét đặc thù của Việt Nam lại càng mang tính đặc biệt khi Việt Nam phải trải qua nhiều năm tháng chiến tranh chống ngoại xâm mới giành lại được hòa bình, độc lập và tự do dân tộc; đến nay các lực lượng thù địch chưa từ bỏ tham vọng chính trị, đã và đang thành lập những tổ chức từ nước ngoài, nuôi dưỡng và cấu kết với các phần tử trong nước, tiến hành thâm nhập vào Việt Nam nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam
Ở Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, bày tỏ chính kiến của công dân được pháp luật bảo đảm và được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, với những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận vi phạm pháp luật, thì việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường mà các quốc gia trên thế giới thực hiện. Mặt khác, đây hoàn toàn là công việc nội bộ của Việt Nam, được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam, và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị.
Bây giờ chúng ta hãy điểm qua vài phản ứng về vụ xử Cù Huy Hà Vũ, phần lớn là ở hải ngoại. Điều lạ đối với tôi là, không kể những diễn đàn truyền thông hành nghề chống Cộng của những nhóm người Việt ở hải ngoại, phản ứng về vụ xử Cù Huy Hà Vũ chỉ tập trung ở những nguồn quen thuộc như các đài VOA (Voice Of America) BBC VN, RFA [Radio Free Asia], tổ chức HRW [Human Rights Watch], RFI [Radio France Internationale], Liên Hiệp Âu Châu [Cả khối EU hay chỉ là một phái đoàn nhân danh EU?], không có một tổ chức nào ở Á Châu hay trong những khối Ả Rập, Phi Châu v…v…. Những tổ chức trên chỉ quan tâm đến một người Việt bị kết án 7 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước”, nhưng hình như chẳng quan tâm gì đến việc Mỹ và Anh, Pháp, NATO xâm lăng Iraq, Afghanistan và Libya, gây nên sự chết chóc của hàng ngàn thường dân vô tội, và vẫn đang tiếp diễn, vì bom đạn của những thế lực tự nhận là bảo vệ nhân quyền. Những tổ chức trên đã nổi tiếng là không có mấy thiện cảm đối với Việt Nam, luôn luôn chỉ đưa ra những thông tin một chiều, nhiều khi sai sự thực, cho nên có bất cứ cơ hội nào, dù nhỏ nhặt đến đâu, cũng cứ trịch thượng xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam. Tại sao vậy? Tất cả đều bắt nguồn từ cái “Hội chứng Việt Nam” (Vietnam syndrome) sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương, mà kết quả đã khắc sâu vào tâm khảm của hai cường quốc, Pháp rồi Mỹ, trước lịch sử chống xâm lăng của Việt Nam. Tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền v…v… chỉ là những chiêu bài diễn giải một cách hạn hẹp một chiều để phục vụ vho những mục đích chính trị của Tây phương và tỏ ra rằng Tây phương có quyền ăn nói chứ thực ra chẳng liên quan gì đến nhân quyền hay dân chủ. Đó là những món hàng được quảng cáo bề ngoài rất tốt đẹp để xuất cảng chứ thực chất bên trong chẳng liên quan gì đến mặt hàng đã được tuyên truyền, quảng cáo..
Tôi thật quả là nghi ngờ sự lương thiện trí thức của những đài như BBC VN, RFA Mỹ, và những cơ quan như Ân Xá Quốc Tế, HRW Mỹ, RFI Pháp, hay một số chính khách Tây phương, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Mỹ hầu như đã quên đi những tội ác ngập trời đối với người dân Việt Nam của Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến Việt Nam trước đây, vụ kiện Chất Độc Da Cam v… v…, và nay lại lên mặt dạy đời về nhân quyền, tự do, và dân chủ, trong khi họ không có quyền gì và cũng không đủ tư cách mà cứ xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam.. Trong khi đó thì một số người Việt lưu vong lại đi làm tay sai, cầu cạnh hay tiếp tay với ngoại bang để chống phá Việt Nam. Phải chăng vì Hội Chứng Quốc-Cộng và Hội Chứng Việt Nam vẫn còn ám ảnh đầu óc của một số người thiếu đầu óc?
Trong bài Tấn Công Libya: Màn Kịch Thô Bạo Của Phương Tây, ngày 30 tháng 3, 2011, trên Sách Hiếm, P.N. Hành viết về Pháp và Anh:
Từ tháng 2, Anh Pháp (đang sắp phá sản vì nợ) đã manh động tính nhảy vô Libya trục lợi. Anh thả 1 toán SAS xuống nhưng ... bị đuổi về! Hai thằng thực dân "mặt đầy tiền án, trán đầy tiền sự" mà đòi bảo vệ nhân quyền thì rõ là mặt dày!
Nguyễn Tâm Bảo viết trên Đàn Chim Việt: Mỗi lần thấy Hoa Kỳ lên tiếng chê trách Việt Nam vi phạm nhân quyền thì tôi chỉ thấy thối tha. Có ai cũng thấy thối như tôi không?
Còn có ai chưa biết rằng Hoa Kỳ vẫn thường gửi các nghi phạm khủng bổ (khá nhiều là người vô can) sang các nước đồng minh ở Bắc Phi để bị tra tấn, theo chương trình Rendition?
Đó chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ về sự khốn nạn và thói đạo đức giả của Hoa Kỳ.
Nhưng vấn đề ĐÁNG BÀN, cái thối nhất ở đây là cái TÂM LÝ hèn mọn của khá nhiều người Việt vẫn còn muốn bán víu vào những lời giả tạo của Hoa Kỳ như phương tiện để dân chủ hoá đất nước.
Đó là tâm lý của những kẻ nô lệ từ trong tiềm thức, những kẻ không có khả năng và không muốn gánh vác trách nhiệm giải quyết những vấn đề của cá nhân mình, của dân tộc mình.
Đó là tâm lý của những kẻ hèn mọn, hậu duệ của những kẻ đầy tớ chỉ biết ngửa cổ cảm ơn thực dân đã khai sáng cho cha mẹ mình, ngửa cổ cảm ơn bọn khốn kiếp Mỹ đã dội bom giết bớt đồng bào mình để mình có “hai mươi năm yên ổn”, và bây giờ đang tiếp tục van nài ông chủ cũ ra ơn mà đánh đuổi kẻ thù của mình.
Hãy tỉnh giấc đi và vứt bỏ cái tâm lý hèn hạ cầu cạnh đi, để thấy rằng cái việc DÂN CHỦ HOÁ phải là việc của người dân TRONG NƯỚC, xuất phát từ nhu cầu của chính họ, do chính họ đảm nhận trọng trách, do chính họ tiến hành, chứ không cần bất cứ sự trợ lực nào từ bên ngoài.
Chúng ta còn nhớ trước đây, trong bài phỏng vấn của Thông Tấn Xã Việt Nam,Tôn Nữ Thị Ninh đã dạy cho Dân Biểu Loretta Sanchez một bài học, nhưng có vẻ chính trị của dân biểu Sanchez là ù lỳ và không biết ngượng, cũng như một vài dân biểu Mỹ khác, tưởng rằng một dân biểu Mỹ thì có quyền đòi hỏi những gì mình muốn ở một nước khác trong khi chỉ là một cá nhân, họ không có một tư cách nào để xía vào chuyện nội bộ của một nước khác:
Bà Tôn Nữ Thị Ninh
“Trong thời gian ở thăm Việt Nam, những hành vi không phù hợp của Loretta Sanchez sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới chiêu bài “đem dân chủ” từ bên ngoài đến Việt Nam. Những hành động này của bà không có lợi cho sự phát triển của quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam.
“Chúng tôi thấy khó hiểu những đại biểu dân cử như bà Loretta Sanchez lại quan tâm quá mức và tốn nhiều sức lực cho vấn đề nhân quyền ở nước ngoài, như Việt Nam. Có lẽ những nỗ lực và sự quan tâm đó sẽ mang tính xây dựng và phù hợp hơn nếu được dành cho những vấn đề “gần nhà hơn” ví dụ như vấn đề Guantanamo.”
Trở lại vụ Cù Huy Hà Vũ. Chúng ta có thể đọc một số đòi hỏi trịch thượng và một số lời ca tụng có tính cách khoa trương rất lố bịch về nhân vật Cù Huy Hà Vũ. Trước hết chúng ta cũng nên biết là những đài phát thanh như VOA, BBC, RFA, RFI chỉ là những cơ quan thông tin tuyên truyền sao cho phù hợp với đường lối chủ trương của các quốc gia liên hệ chứ chẳng phải là những tổ chức thông tin vô tư. Thí dụ về RFA.
Nếu đọc giả nào muốn biết rõ về RFA thì hãy kiếm đọc bài: “Đài RFA Tuyên Truyền Chống Việt Nam” của Trần Đình Hoàng trên chuyenluan.net (http://www.chuyenluan.net/ _oldcluan/2007/200706/0706_21.htm) ngày 12.6.2007. Đây là bài nghiên cứu đầy đủ với nhiều chi tiết về thực chất và mục đích của RFA. Sau đây là phần kết của bài:
Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng: RFA là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội “thừa nước đục thả câu”. Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng RFA -- vì sứ mệnh chính trị của họ -- chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam.
Trước hết, tôi muốn nói đến sự can thiệp rất trịch thượng của Mỹ và Âu Châu vào nội bộ của Việt Nam.
Ngày 5/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước tuyên bố của quyền phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liên quan đến phiên tòa (http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/15341/ong-cu-huy-ha-vu-nhan-7-nam-tu-giam.html ) xét xử Cù Huy Hà Vũ trước đó một ngày.
Bà Nga nói: “Đây là một tuyên bố can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị”.
Theo tin của Thông tấn xã Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 9/4 vừa qua cũng đã bác bỏ những lời chỉ trích của quốc tế về vụ xử Cù Huy Hà Vũ khi tuyên bố rằng : « Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Anh, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và một vài tổ chức đã có những nhận xét thiếu khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch, không phản ánh chính xác tình hình và có những ý kiến can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. »
Tôi không hiểu tại sao Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao Anh, Phái Đoàn Liên Hiệp Âu Châu lại quan tâm đến vụ xử án một công dân Việt Nam can tội có những hành động vi phạm luật pháp quốc gia, chỉ bị 7 năm tù, trong khi Mỹ, Anh và Pháp và NATO đang giết không ít người vô tội ở Iraq, Afghanistan và Libya. Chúng ta hãy đọc lời tuyên bố của Mark Toner, Quyền Phó Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Mỹ.
BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Văn phòng Phát ngôn viên
Dành cho đăng tải ngay 4/42011
2011/524
TUYÊN BỐ CỦA MARK TONER, QUYỀN PHÓ PHÁT NGÔN VIÊN
Việt Nam: Việc kết án nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ.
Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc kết án 7 năm tù giam ngày 4/4 đối với nhà hoạt động Cù Huy Hà Vũ về tội “tuyên truyền chống chính phủ”. Chúng tôi cũng lo ngại về việc tiến hành phiên toà rõ ràng đã thiếu trình tự chuẩn mực, và việc tiếp tục giam giữ một số cá nhân đã tìm cách quan sát phiên toà một cách ôn hoà.
Việc kết án ông Vũ đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Việt Nam về nền pháp trị và cải cách. Không cá nhân nào đáng bị bỏ tù vì thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức Cù Huy Hà Vũ và tất cả các tù nhân lương tâm khác.
Trước sự lên tiếng của một chính khách Mỹ chắc chắn là không nắm vững đầy đủ thông tin về nội vụ một vụ án mà trong thực tế không đáng để cho Bộ Ngoại Giao Mỹ quan ngại, hay lo ngại, và có vẻ như cũng không biết rõ về Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chỉ vu vơ, không nói rõ việc kết án ông Vũ đi ngược lại khoản nào trong bản Tuyên Ngôn, tôi nẩy ra ý kiến thử đóng vai một “Quyền Phó Phát Ngôn Viên” Bộ Ngoại Giao Việt Nam và tuyên bố như sau, dựa trên ý của chính ngài Toner, để ngài suy ngẫm:
Văn phòng Phát ngôn viên
Dành cho đăng tải ngày Good Friday 4/22/2011
2011/666
TUYÊN BỐ CỦA [Một Công Dân Mỹ tự cho mình đóng vai]
QUYỀN PHÓ PHÁT NGÔN VIÊN
MỸ, Anh, Pháp, NATO: Sự can thiệp vào những chuyện nội bộ của Iraq, Afghanistan và Libya.
Việt Nam quan ngại sâu sắc về việc Mỹ, Anh, Pháp và NATO can thiệp quân sự vào những nước Iraq, Afghanistan và Libya để kiếm “Vũ Khí Giết Người Hàng Loạt” (Weapon of Mass Destruction), để kiếm và giết Osama Bin Laden ở Pakistan, và để ủng hộ quân phiến loạn (rebels) chống chính quyền Libya. Chúng tôi cũng lo ngại về sự bất khả biện minh cho những cuộc can thiệp quân sự của Mỹ, Anh, Pháp và NATO vào các nước trên đưa đến kết quả là nhiều người vô tội gồm cả phụ nữ và trẻ em bị chết vì bom đạn.
Sự can thiệp quân sự của Mỹ, Anh, Pháp và NATO vào các nước trên đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc [không tôn trọng quyền sống trong hòa bình của người dân] và đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về quan niệm nhân quyền của Mỹ và Liên Minh Châu Âu, và nhất là chính sách đối ngoại của Mỹ mà Tổng Thống Barack Obama đã khẳng định trong bài diễn văn ở Cairo trước đây: Vậy tôi xin nói rõ rằng: không một hệ thống chính phủ nào có thể, hoặc nên, áp đặt trên một quốc gia bởi một quốc gia khác. (So let me be clear: no system of government can or should be imposed upon one nation by any other.)
Chúng tôi thúc giục chính phủ Mỹ, Anh, Pháp và NATO hãy rút ngay quân đội và các hình thức quân sự khác ra khỏi các quốc gia trên và ngưng can thiệp vào những chuyện nội bộ của các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam trong đó không có người vô tội nào bị giết mà chỉ có vài người chống đối chính quyền bị xét xử theo luật pháp quốc gia của Việt Nam.
Tôi không hiểu những lời tuyên bố của Mark Toner là lời tuyên bố trong lãnh vực ngoại giao giữa hai nước bình đẳng trên chính trường quốc tế hay là một bản án và một lệnh của Bộ Ngoại Giáo Mỹ cho nước Việt Nam. Ông Mark Toner có hiểu là mình đã tuyên bố những lời ngoài thẩm quyền của mình như thế nào không. Ông dựa vào cái gì và lấy quyền gì mà đòi hỏi Nhà Nước phải “Thả Ngay lập Tức” một phạm nhân đã bị kết án bởi Tòa Án Việt Nam, bất kể là phán quyết của Tòa án là như thế nào? Trên nước Mỹ thiếu gì trường hợp kết án nhầm, giam giữ người không có tội trong nhiều năm, và sau đó khi sự thật phơi bầy mới được thả. Ông muốn nói về bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, vậy thì để tôi khai sáng một chút về bản này.
Ðiều 29 trong bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Liên Hiệp Quốc viết như sau:
Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
[Everyone has duties to the community in which alone the free and full development of his personality is possible.
In the exercise of his rights and freedoms, everyone shall be subject only to such limitations as are determined by law solely for the purpose of securing due recognition and respect for the rights and freedoms of others and of meeting the just requirements of morality, public order and the general welfare in a democratic society.
These rights and freedoms may in no case be exercised contrary to the purposes and principles of the United Nations.]
Những thế lực muốn can thiệp vào nội bộ Việt Nam, Mỹ cũng như Âu Châu, luôn luôn dùng chiêu bài nhân quyền, tự do ngôn luận để chống đối Việt Nam, hầu như quên đi vài điều khoản trong bản Hiệp Ước Quốc tế Về Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị (The International Covenant on Civil and Political Rights: The CP Covenant), và Hiệp Ước Quốc Tế về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa (The International Covenant on Economic, Social, and Cultural Rights: The ESC Covenant), quy định vấn đề nhân quyền trước luật pháp quốc gia, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày 6 tháng 12 năm 1966, 18 năm sau khi bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ra đời.

Điều Khoản 19:
1. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu ý kiến..
2. Việc thực thi những quyền quy định trong mục 2 của điều khoản này đi cùng với những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Nó có thể phải chịu một số hạn chế, nhưng những hạn chế này chỉ có thể do luật pháp đặt ra.
Article 19
1. Everyone shall have the right to freedom of expression..
2. The exercice of the rights provided for in Paragraph 2 of this article carries with its special duties and responsibilities. It may therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided by law.
Điều khoản 21
1. Công nhận quyền hội họp trong hòa bình
2. Không hạn chế nào được đặt trên sự thực thi quyền trên ngoài những hạn chế được áp đặt để tuân theo luật pháp.
Article 21.
1. The right of peaceful assembly shall be recognized.
2. No restriction may be placed on the exercice of this right other than those imposed in conformity of the law.
Chúng ta thấy ngay rằng, mọi quyền của con người, theo tinh thần của những bản văn trên, đều phải nằm trong vòng luật pháp của mỗi nước. Nếu luật pháp của mỗi quốc gia mỗi khác thì quyền thực thi những quyền dân sự về chính trị, tôn giáo trong mỗi quốc gia cũng mỗi khác. Không có lý do gì để Mỹ hay bất cứ tổ chức nào khác lấy nền luật pháp của Mỹ hay của bất cứ nước nào để dựa vào đó mà đo vấn đề nhân quyền trên toàn thể thế giới.
Ngoài ra, điều khoản 20 trong bản Giao ước viết: đòi hỏi chính quyền phải ra luật ngăn cấm mọi tuyên truyền cho chiến tranh và mọi ủng hộ cho sự căm thù quốc gia, thù hận chủng tộc hay tôn giáo có tác dụng tạo nên sự khích động cho những vấn đề kỳ thị, thù nghịch hay bạo lực(Article 20 of the CP covenant “requires States parties to prohibit by law any propaganda for war and any advocacy of national, racial or religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence..).
Người ngoại quốc hay những người Việt chống Cộng ở hải ngoại có thể không đồng ý hay không chấp nhận nền luật pháp của Việt Nam, nhưng người dân Việt Nam, sống trong đất nước Việt Nam, thì bắt buộc phải tuân theo luật pháp Việt Nam. Không một công dân nào có quyền nói, tôi không đồng ý với luật của Nhà Nước nên không có bổn phận phải theo luật đó. Thay đổi điều luật nào là do cơ quan lập pháp quyết định và sửa đổi, chứ không phải là do cá nhân tự quyết định. Một du khách vào Việt Nam mà vi phạm luật Việt Nam thì cũng sẽ bị xét xử theo luật Việt Nam, bất kể là luật đó có theo đúng luật của Mỹ hay của Pháp không. Đây là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia.
Vài sự kiện có thể cho chúng ta thấy rõ điều này. Chúng ta còn nhớ: Chính quyền Clinton cũng phải rút lui trong việc can thiệp cho một công dân Mỹ khỏi bị đánh đòn ở Singapore, và về trường hợp Nguyễn Tường Vân, một công dân Úc gốc Việt, một tín đồ Công giáo, can tội buôn ma túy bị bắt quả tang ở Singapore và bị kết án tử hình treo cổ, và dù được các viên chức trong chính quyền Úc cùng những viên chức trong Giáo hội Công giáo như Tổng Giám Mục Phillip Aspinall của Anh Giáo Úc Ðại Lợi, hay Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục địa phận Sydney, người đã viết thư để xin sự trợ giúp của Giáo Hoàng John Paul II. Trước khi qua đời Giáo Hoàng John Paul II đã gởi lời xin tha mạng tới Chính Phủ Singapore, nhưng tất cả đều vô hiệu trước nền pháp luật của Singapore, án lệnh vẫn được thi hành, và Nguyễn Tường Vân vẫn bị hành quyết. Việt Nam cũng đã xử tử người từ nước ngoài mang ma túy vào trong nước.
Những hình phạt như “đánh đòn” hay “treo cổ” là những biện pháp quy định trong luật pháp quốc gia của Singapore, tất cả đều trái với quan niệm về nhân quyền của Mỹ. Ngoài ra, Nhật Bản cho rằng khi bắt được quả tang một người phạm tội thì người đó không cần phải có luật sư, chỉ việc mang ra tòa xét xử và định tội. Điều này cũng trái với quan niệm về nhân quyền của Mỹ, mọi tội phạm đều có quyền gọi một cú điện thoại cho luật sư của mình. Điều khoản 20 trong bản Giao ước lại đòi hỏi chính quyền phải ra luật ngăn cấm mọi tuyên truyền cho chiến tranh và mọi ủng hộ cho sự căm thù quốc gia, sắc dân hay tôn giáo có tác dụng tạo nên sự khích động cho những vấn đề kỳ thị, thù nghịch hay bạo lực(Article 20 of the CP covenant “requires States parties to prohibit by law any propaganda for war and any advocacy of national, racial or religious hatred that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence..). Điều khoản này là một món quà vô giá để cho nhiều quốc gia biện minh cho những hành động bảo vệ chủ quyền và nền an ninh quốc gia mà Tây phương cho là phi dân chủ, phi tự do.
Đi vào chi tiết, có vài điều rất căn bản mà chúng ta cần biết về Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
● Thứ nhất, khi Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời năm 1948 thì Mỹ và đồng minh vừa đánh bại Đức Quốc Xã, Nhật Bản, và ảnh hưởng của Nga Sô đang bành trướng trên nửa hoàn cầu. Khi đó Mỹ ở thế mạnh nhất về chính trị, kinh tế, và quân sự. Anh và Pháp đang lo củng cố hoặc tái lập quyền cai trị ở các thuộc địa.
● Thứ nhì, bản Tuyên Ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (not legally binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền, chỉ đưa ra một số điều khoản mơ hồ mà Liên Hiệp Quốc, hình thành theo sự vận động và quan niệm của Mỹ, dưới sự chi phối của Mỹ, cho đó là nhân quyền, do đó, theo nguyên tắc, không nước nào, cơ quan nào có thể dựa vào Bản Tuyên Ngôn để ép buộc bất cứ quốc gia nào phải thi hành những điều khoản trong bản Tuyên Ngôn. (Mary E. Williams, Human Rights, p. 16: declarations are not legally binding; Robert W. Lee, The United Nations Conspiracy, p.101: the UN later adopted its vague, non-binding Declaration of Human Rights), nghĩa là các quốc gia không có bổn phận phải thi hành những điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền.

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền không có giá trị công pháp quốc tế, như chúng ta đã biết. Bởi vậy cho nên khi đó, 1948, Pháp đang công khai mở cuộc tái xâm lược Đông Dương với 80% quân phí do Mỹ đài thọ, hòng tái lập thuộc địa ở Việt, Cambod, Lào, một hành động vi phạm trắng trợn mọi nhân quyền của người dân Việt Nam, những quyền ghi trong Bản Tuyên Ngôn, mà không có sự phản đối của Liên Hiệp Quốc. Và, việc Mỹ đơn phương tạo nên cuộc chiến Quốc Cộng ở Việt Nam, đơn phương xóa bỏ hiệp định Geneva, nuốt lời tuyên bố của chính phủ Mỹ (tuy không ký vào bản Hiệp Định Geneva nhưng sẽ không can thiệp vào quyền tự quyết (self-determination) của các dân tộc, đổ quân và vũ khí vào miền Nam, ném bom tàn phá ruộng nương, nhà thờ, trường học, nhà thương, chùa chiền v..v.. trên toàn đất nước Việt Nam, trải thuốc khai quang Agent Orange v..v.., để lại nhiều di hại cho người dân Việt Nam cho tới tận ngày nay, không đếm xỉa gì tới nhân quyền và lòng khao khát hòa bình của người dân Việt, muốn sống tự do và bình đẳng theo lý trí và lương tri của mình trong cộng đồng quốc tế, cũng không có sự chống đối nào của Liên Hiệp Quốc. Vậy thì, giá trị của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là ở đâu, và tại sao ngày nay những kẻ mù mờ vẫn bám vào cái vô dụng để can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước khác?
● Và thứ ba, điều rõ ràng là những điều khoản trong bản tuyên ngôn phản ánh những chế độ, văn hóa và xã hội Tây phương vì năm 1948, Liên Hiệp Quốc nằm trong sự thao túng của các cường quốc Âu Mỹ. Bởi vậy, một số lãnh tụ Á Châu, như Thủ Tướng Mã Lai Mahathir Mohamad, đã cho rằng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là sản phẩm của những quốc gia Tây phương, không hiểu gì về các xã hội Đông phương, có tính cách xâm lược văn hóa của chính sách đế quốc Tây phương (Some Asian leaders, like Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad, denounce it (the Declaration) as Western cultural imperialism), và đề nghị phải duyệt lại bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này. Phải chăng vì vậy mà cho tới ngày nay, đường đi tới sự thực hiện bản Tuyên Ngôn trên bình diện quốc tế vẫn còn xa lắc, xa lơ? (Doug Cassel: "The Universal Declaration still is a long way from universal reality"). Doug Cassel là Giám Đốc Trung Tâm Nhân Quyền Quốc Tế tại đại học Northwestern, Illinois.
Bởi vậy, khi Charles Malik, một cựu chủ tịch đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, phát biểu là:
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, là kết quả của sự tổ hợp và xét đến quan điểm của mọi hệ thống pháp lý, mọi tôn giáo, mọi nền văn hóa, và mọi quan điểm về đời sống con người. (Charles Malik, Man in the Struggle for Peace, p. 89)
Thì Robert W. Lee đã phê bình câu trên như sau:
“Hãy suy nghĩ về điều trên một lát. Có cái gì có thể lố bịch và vô nghĩa hơn là toan tính đổ “quan điểm của mọi hệ thống [Cộng Sản và Tư Bản], mọi tôn giáo [Ki Tô Giáo và Hồi Giáo], mọi nền văn hóa [Tây phương và Nam Phi], và mọi quan điểm về đời sống [luân thường và phi luân] vào một cái bình nấu cho chảy, hòa lẫn với nhau để thành một cái gì giống như một chính sách về nhân quyền thích đáng? Một tiền lệ chúng ta có thể nghĩ tới là toan tính nổi tiếng của Frankenstein khi lắp các phần riêng biệt lại với nhau. Ông ta đã sáng tạo ra một con quỷ.”
(Robert W. Lee, The United Nations Conspiracy, p. 101: Think about that for a moment. Could anything be more ridiculous and futile than attempting to pour the “views of all systems (Communist and Capitalist), all religions ( Christian and Moslem), all cultures (Western and Hottentot), and all outlooks (moral and immoral)” into a melting pot and come up with anything resembling a decent human rights policy? The only meaningful precedent we can think of is Dr. Frankenstein’s renowned attemp to piece things together. He, too, created a monster.)
Những sự kiện trên chứng tỏ rằng Nhân Quyền chỉ là một chiêu bài hữu danh vô thực của một số cường quốc Âu Mỹ, với nhằm mục đích ép những tiểu nhược quốc nào có thể ép được phải theo quan niệm lưỡng chuẩn (double standard) về nhân quyền, dân chủ, đường lối chính trị, quyền lợi kinh tế của Tây phương, với Mỹ đương nhiên đứng đầu, trong khi trên bình diện quốc tế, Mỹ và Anh, Pháp, NATO ở Tây phương lại vi phạm nhân quyền vào bậc nhất.. Tuy nhiên, trong thế kỷ 20, tình hình thế giới đã thay đổi nhiều. Trước đây, quyền lực của Tây phương đối với các thuộc địa, và quyền bá chủ của Mỹ trong thế kỷ 20, sau đệ nhị thế chiến, đã có tác dụng bành trướng nền văn hóa Tây phương trên khắp thế giới. Nhưng tình hình thế giới đã thay đổi, cán cân quyền lực không còn ngả về Tây phương. Sự vươn lên của Á Châu, chiến tranh Việt Nam đã đưa đến sự cáo chung của chế độ thực dân trên thế giới, cho nên Tây phương không còn khả năng để ép các quốc gia khác phải theo ý mình. Trong khi đó thì những nền văn hóa khác Tây phương đang phục hồi mạnh mẽ. Hai cuộc Thế Chiến đều xảy ra ở Tây phương, các cuộc chiến tranh tôn giáo cũng đều xảy ra ở Tây phương, vật chất đè bẹp đạo đức, tội ác lan tràn, đạo đức của giới chăn chiên suy sụp v..v... Những sự kiện này cho người Á Đông thấy rõ sự băng hoại và thất bại của những chủ lực tinh thần ở Tây phương, và những giá trị Tây phương không còn hấp dẫn.
Tưởng chúng ta cũng nên biết, trong Hội Nghị Vienna, những quốc gia Á Châu đã họp ở Bangkok và chấp thuận một bản tuyên ngôn nhấn mạnh rằng nhân quyền phải được xét đến trong bối cảnh của những đặc tính quốc gia và địa phương, và những nền tảng lịch sử văn hóa tôn giáo khác nhau (human rights must be considered in the context of national and regional particularities and various historical religious and cultural backgrounds), và rằng theo dõi vấn đề nhân quyền là vi phạm chủ quyền quốc gia(that human rights monitoring violated state sovereignty) và sau cùng viện trợ kinh tế với điều kiện, dựa trên tiêu chuẩn nhân quyền là đối ngược với quyền phát triển (and that conditioning economic assistance on human rights performance was contrary to the right of development).
Các cường quốc Âu Mỹ có thể phần nào, phần nào thôi, tôn trọng nhân quyền trong các nước của họ và theo quan niệm về nhân quyền của họ, nhưng có bao giờ tôn trọng nhân quyền trong các nước nhỏ yếu, đang phát triển đâu. Lịch sử thế giới đã chứng tỏ như vậy. Quan niệm nhân quyền của Á Đông đặt căn bản trên sự kiện là con người không phải là một thực thể riêng biệt, mà có liên hệ tới toàn thể cộng đồng. Do đó, Á Đông đặt quyền lợi của cộng đồng trên quyền của cá nhân, và những quyền cá nhân được coi là thứ yếu so với những yêu cầu của quốc gia [Protection of the rights of individual was frankly acknowledged to be secondary as compared to the needs of the state]. Các xã hội Tây phương đặt nặng chủ nghĩa cá nhân và quyền tự do cá nhân (Western societies emphasize individualism and personal freedom), trong khi các nền văn hóa Á Đông đặt giá trị của sự tự kiểm và trật tự xã hội cao hơn quyền của cá nhân. (Asian cultures place a higher value on self-discipline and order.) Trong những xã hội ổn định Tây phương, tự do ngôn luận có thể coi là một quyền công dân căn bản, trong khi ở những xã hội chưa được ổn định như ở Việt Nam, hậu quả của một cuộc chiến tranh làm lòng người chia rẽ, phân hóa, và trước sự tiếp tục đánh phá hay phá ngầm của ngoại lai và tay sai hải ngoại hay bản địa, chính quyền có thể xét đến ảnh hưởng của sự tự do này, trong một số trường hợp đặc biệt trong bối cảnh xã hội, và coi đó là gây sự hỗn loạn trong xã hội, do đó có phương hại đến sự ổn định xã hội, ngăn cản sự phát triển kinh tế v..v..
Sau đây tôi muốn nói đến lời phát biểu của Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền [HRW = Human Rights Watch] mà nội dung là sự can thiệp trắng trợn vào nội bộ Việt Nam. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu ít nhiều về bộ mặt thực của HRW. Đọc giả chỉ cần đánh ba chữ trên vào chỗ “search” là có thể biết tất cả về HRW. Sau đây là vài thông tin về HRW từ:
http://www.ngo-monitor.org/article/human_rights_watch_hrw_:
  • Trong khi HRW tự nhận là “vô tư và chính xác trong những phúc trình, bảo đảm tiêu chuẩn và hãnh diện của HRW”, điều này không được thấy trong nghị trình của HRW về Do Thái và cuộc xung đột Ả Rập – Do Thái.
  • While HRW claims that "The hallmark and pride of Human Rights Watch is the even-handedness and accuracy of our reporting", this is not reflected in its agenda regarding Israel and the Arab-Israeli conflict.
  • Nhiều viên chức HRW, gồm cả những người đứng đầu các phân bộ ở Trung Đông và Bắc Phi, có một lịch sử về sự thiên lệch về lý tưởng không phù hợp với điều đòi hỏi phải khách quan và gồm tất cả trong phúc trình về nhân quyền [nghĩa là không thiên lệch]
  • Many HRW officials, including the heads of the Middle East and North Africa Division, have a history of ideological bias that is inconsistent with the requirements for objectivity and universality in human rights reporting.
Nhưng đầy đủ chi tiết về HRW hơn cả là trong trang nhà sau đây, chúng ta có thể đọc vài đoạn trong đó: http://web.inter.nl.net/users/Paul.Treanor/HRW.html :
Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) được thành lập trên niềm tin về sự đứng trên hết của những giá trị của Mỹ. Tổ chức này liên hệ chặt chẽ với chính sách ngoại giao của giới cầm quyền ưu tú Mỹ, và những vận động ngoài hành lang về chủ thuyết can thiệp và bành trướng.
Không một công dân Mỹ nào, và không một tổ chức nào của Mỹ, có bất cứ quyền nào để áp đặt những giá trị của Mỹ lên Âu Châu [và Á Châu]. Nhưng HRW tự cho là hiển nhiên Mỹ có quyền hợp pháp để sửa lại cơ cấu của bất cứ xã hội nào, nơi đó Mỹ thấy có một nghĩa địa của tập thể. Đó là niềm tin nguy hiểm của một siêu cường: chủ nghĩa thuộc địa của Âu Châu chứng tỏ là “nhiệm vụ văn minh hóa” đã tạo ra những sự tàn bạo của chính mình… Và các lính Mỹ sẽ tiếp tục giết, tra tấn và hiếp dâm, để ngăn chận những sự giết chóc, tra tấn và hiếp dâm.
Trong những năm gần đây, những thái độ này cứng rắn hơn: chủ nghĩa can thiệp nhân danh nhân quyền trở thành sự nhất trí của giới ưu tú trong chính sách ngoại giao Mỹ ngay cả trước ngày 9-11. HRW là một phần của giới đó, gồm có những phòng sở trong chính phủ, những tổ chức, những tổ chức không phải của chính phủ (NGO = Non-government organizations) và giới khoa bảng. HRW chắc chắn không phải là một tổ chức tư của những người công dân quan ngại. Những người trong ban chỉ đạo gồm những viên chức chính phủ trong quá khứ và hiện tại…
Nhân Quyền không chỉ là lý tưởng can thiệp. “Nhiệm vụ văn minh hóa”, biện minh cho chính sách thuộc địa ở thế kỷ 19, là một thí dụ khác. Điểm chính là nhân quyền có thể phục vụ cho mục đích chính trị tùy vùng địa dư, không liên quan gì đến nội dung đạo đức… Và chính trị tùy vùng địa dư là tất cả những gì là HRW – không phải về đạo đức. HRW hầu như toàn thể là tổ chức của Mỹ. Quan điểm của HRW về nhân quyền là theo truyền thống Anh-Mỹ. Đó là độc quyền về đạo đức – không công nhận bất cứ giá trị đạo đức hợp pháp nào khác ngoài giá trị của chính mình.
HRW có một số hoạt động bỏ sót kỳ thị, để duy trì đặc tính Mỹ, và giảm thiểu những phê phán nội tại với quan điểm giới hạn. Tuy HRW phát hành những ấn phẩm bằng những tiếng ngoại quốc để quảng cáo cho những quan điểm của mình, tổ chức chỉ là Anh-Mỹ mà thôi.
Do đó, HRW không thể tự cho là mình có bất cứ vị thế cao cả nào về đạo đức. HRW đã dính líu vào nhiều thực hành mà HRW lên án ở những nơi khác. HRW cũng tự cho là trung lập. Đối với những người cai quản HRW, thế giới không phải là Tây phương là một danh sách những sự tàn bạo, và qua phương tiện truyền thông, HRW truyền đạt thái độ này cho quần chúng Mỹ. Nó chỉ có thể hạ thấp con người Phi Châu, Á Châu, Ả Rập và Đông Âu. Hợp lại với nhau theo chiều hướng phần còn lại của thế giới là kẻ thù, điều này góp phần vào những lạm dụng mới và tiếp tục gây nên sự chết chóc của người dân, trong những cuộc thánh chiến của Mỹ.
[Human Rights Watch is founded on belief in the superiority of American values. It has close links to the US foreign policy elite, and to other interventionist and expansionist lobbies.
No US citizen, and no US organisation, has any right to impose US values on Europe. But Human Rights Watch finds it self-evident, that the United States may legitimately restructure any society, where a mass grave is found. That is a dangerous belief for a superpower: European colonialism shows how easily a 'civilising mission' produces its own atrocities… And American soldiers will continue to kill, torture and rape, in order to prevent killings, torture and rape.
In recent years attitudes hardened: human-rights interventionism became a consensus among the 'foreign policy elite' even before September 11. Human Rights Watch itself is part of that elite, which includes government departments, foundations, NGO's and academics. It is certainly not an association of 'concerned private citizens'. HRW board members include present and past government employees…
Human rights are not the only ideology of intervention. The 'civilising mission', which justified 19-th century colonisation, is another example. The point is that human rights can serve a geopolitical purpose, which is unrelated to their moral content... And geopolitics is what Human Rights Watch is about - not about ethics. HRW itself is an almost exclusively US-American organisation. Its version of human rights is the Anglo-American tradition. It is 'mono-ethical' - recognising no legitimate ethical values outside its own.
Human Rights Watch operates a number of discriminatory exclusions, to maintain its American character, and that in turn reduces internal criticism of its limited perspective. Although it publishes material in foreign languages to promote its views, the organisation itself is English-only…
Human Rights Watch can therefore claim no ethical superiority. It is itself involved in practices it condemns elsewhere, such as discrimination in employment, and exclusion from social structures. It can also claim no neutrality. To the people who run HRW, the non-western world consists of a list of atrocities, and via the media they communicate that attitude to the American public. It can only dehumanise African, Asians, Arabs and eastern Europeans. Combined with a tendency to see the rest of the world as an enemy, that will contribute to new abuses and continuing civilian deaths, during America's crusades.
Với bộ mặt thực của HRW như trên thì thử hỏi tiếng nói của ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức HRW có bao nhiêu giá trị? Chúng ta hãy đọc một đoạn trong lời phát biểu của ông Phil Robertson để xem tư cách và thái độ của ông ta ở mức nào. Đối với tôi, ông Phil Robertson, nhân danh chỉ là một phó giám đốc của một tổ chức trên danh nghĩa là của tư nhân ở nước ngoài, rất có ít uy tín trong giới trí thức vì những mục đích thiên lệch chính trị như đã trình bày ở trên, đã phát biểu một cách đầy thiên kiến, thiếu hiểu biết, và hỗn xược đối với một quốc gia, chứng tỏ một tâm cảnh trịch thượng, đạo đức chính trị thấp kém.
Ông Phil Robertson phát biểu từ Bangkok:
Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ.”
(Bangkok) – Vietnam should immediately release the human rights and environmental defender Cu Huy Ha Vu, Human Rights Watch said today.
Ông Robertson là ai, HRW là cái gì, lấy quyền gì, mà dám lên tiếng đòi chính quyền Việt Nam phải cần thả ngay lập tức một phạm nhân của Việt Nam đã bị kết án? Nhiều nhất là HRW, với tư cách là một hội tư, nếu có cảm tình với Cù Huy Hà Vũ vì một lý do riêng tư nào đó, và cho rằng Cù Huy Hà Vũ vô tội, chỉ có thể xin Nhà Nước Việt Nam hãy xử lại hay giảm án cho Cù Huy Hà Vũ, hay giúp Cù Huy Hà Vũ kháng án, chứ không có tư cách gì nhúng mũi vào chuyện nội bộ của Việt Nam để mà tuyên bố nọ kia ở ngoại quốc, đòi Nhà Nước Việt Nam phải “thả ngay tức khắc” Cù Huy Hà Vũ. Hành động trịch thượng, tự tung tự tác xía vào chuyện nội bộ Việt Nam, đối với người dân Việt Nam thường cũng không thể chấp nhận đừng nói đến chính quyền Việt Nam. Mấy người ngoại quốc không biết ngượng, tự cho mình là văn minh tiến bộ, cứ trơ trẽn xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam, trong khi mình không có bất cứ một thẩm quyền nào hay có tư cách nào để có những hành động vô lối, coi thường chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Việt Nam nên coi những lời đó chỉ là rác rưởi, không đáng quan tâm.
Ông Phil Robertson còn lên tiếng hỗn xược đòi Việt Nam nên sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật chung chung về an ninh quốc gia:
“Việt Nam cần sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều luật không rõ ràng về an ninh quốc gia, thay vì sử dụng những điều luật đó để bịt miệng những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa. Làm sao mà Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có nền pháp trị khi chính phủ tiếp tục trừng phạt các nhà chủ trương hợp phápt?”
“Vietnam should amend or repeal its broad national security laws instead of using them to silence peaceful government critics. How can Vietnam become a country governed by the rule of law if the government continues to punish legal advocates?”
Tôi miễn phê bình những lời trịch thượng ngu đần và vô thẩm quyền này. Vì ông Robertson không tự biết con người của mình và tổ chức HRW của ông, và không có ý thức đúng về chính trị quốc tế. Hơn nữa, ông không đọc những lời thuộc loại chợ búa của Cù Huy Hà Vũ mà ông ta cho là “phê phán ôn hòa”. Tôi chỉ muốn nói một câu: tự do ngôn luận không phải là tự do nói láo, hay tự do nhúng mũi vào những chuyện nội bộ của một quốc gia, nhất là đối với một viên chức cao cấp của HRW, và HRW không có một quyền gì đối với Việt Nam, vậy đừng có sử dụng nhân quyền trên đầu môi chót lưỡi để xía vào những chuyện nội bộ của Việt Nam.

ảnh http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101105_cuhuyhavu_arrested.shtml
Tôi đã đọc khá nhiều về Cù Huy Hà Vũ trên những diễn đàn thông tin ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Lẽ dĩ nhiên những người hành nghề chống Cộng ở hải ngoại lại có dịp hoan hô ủng hộ những lời tuyên bố của Mark Toner, của HRW, RFA, RFI, Liên hiệp Âu Châu v…v… để lên án Nhà Nước về vụ xử “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” . Tôi không thấy một tài liệu nào nói về Cù Huy Hà Vũ tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Đại học nổi tiếng của Pháp, Sorbonne, năm nào, với Luận Án như thế nào, nhưng lại không được phép hành nghề luật sư ở Việt Nam. Có thể nói là Cù Huy Hà Vũ có một đầu óc bất bình thường, nếu không muốn nói là vô trí trong vài vụ ông ta kiện lung tung và những phát biểu tầm bậy.
Tôi không có thì giờ đi vào những thông tin về Cù Huy Hà Vũ có thể nói là đầy đủ nhất trên trang nhà http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B9_Huy_H%C3%A0_V%C5%A9. Tôi chỉ có thể điểm qua vài hành động điển hình của Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật mà có người ở hải ngoại, Trần Khải, ca tụng một cách không thể nào lố bịch hơn:
Phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngày 4-4-2011 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ có một vị trí độc đáo trong lịch sử Việt Nam. [Nhưng trước tòa chỉ có một bị cáo tên là Cù Huy Hà Vũ trước một bản cáo trạng, không làm gì có “Tiến sĩ luật”]
Cù Huy Hà Vũ là trí thức thực sự [Chúng ta sẽ xem thực sự CHHV trí thức như thế nào]
Bất kỳ ai kết án Cù Huy Hà Vũ, đều là kết án những trật tự của trí thức và pháp lý. [Những hành động ngông cuồng vô trí của CHHV là “trật tự của trí thức và pháp lý”?]
Bất kỳ một xúc phạm nào tới một người như Cù Huy Hà Vũ đều sẽ là xúc phạm tới dân tộc, tới quyền lợi của toàn dân. [CHHV là dân tộc, là quyền lợi của toàn dân, viết ngu như vậy mà cũng viết lên được]
Không trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ sẽ có nghĩa là cầm tù cả hồn thiêng sông núi. [Cù Huy Hà Vũ, một người mà trong một số hoạt động đã tự chứng tỏ là thiếu trí tuệ, như sẽ được chứng minh trong một phần sau, mà là Hồn Thiêng Sông Núi?]
Viết những lời khoa trương lố bịch và ngu đần như vậy thì có đáng để cho chúng ta phê bình không. Nhưng đó lại là phản ánh trí tuệ của một số người hành nghề chống Cộng cho thương vụ của mình.
Sau đây tôi có vài nhận xét về một số hành động và phát ngôn thuộc loại “trật tự của trí thức và pháp lý” của Cù Huy Hà Vũ. Nhưng trước hết chúng ta hãy điểm qua
Vài dư luận về Cù Huy Hà Vũ.
Trước hết là của Hội Nhà Văn Việt Nam:
http://hoinhavanvietnam.vn/Details/ly-luan-phe-binh/ve-vu-cu-huy-ha-vu/32/0/2681.star trích đăng ý kiến của nhà văn Đông La:
Đọc những bài của Vũ trước hết tôi thấy thật lạ lùng, Vũ vừa là TS luật vừa là Thạc sỹ văn chương, tưởng viết phải rất đúng luật và chặt chẽ, nào ngờ hoàn toàn ngược lại. Trong nhiều bài viết, Vũ đã sử dụng ngôn ngữ chợ búa, phạm luật, và trước những vấn đề đại sự lại rất ấu trĩ.
http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2009/11/139859.cand
Việc một Cù Huy Hà Vũ ảo tưởng và ngông cuồng sa lưới pháp luật âu cũng là hệ quả tất yếu. Ở đâu cũng thế thôi, cố tình đi trái làn mãi, ắt sẽ gặp phải tai nạn giao thông. Chỉ có điều, đến giờ phút này, trên nhiều diễn đàn mạng thông tin điện tử, nơi vẫn được coi như một công cụ chính để Vũ thể hiện những ngông cuồng ấy, nhiều học giả, trí thức đã từng rất thiện chí mà chỉ ra những việc làm sai trái của Vũ từ lâu rồi.
Cù Huy Hà Vũ không phải là người bình thường! Bởi người bình thường thì không ai lại cố tình có hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật đến như thế.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), năm 1979, Vũ nhận công tác tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở Học viện, Vũ liên tục được đi Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nước, quan hệ quốc tế, luật kinh tế.
Hơn 15 năm được ưu tiên du học nước ngoài, đủ mọi loại bằng cấp nhưng Cù Huy Hà Vũ chẳng cống hiến được gì với nơi đã tạo điều kiện cho Vũ ăn học cũng như cho xã hội. Đã thế, khi về nước vào năm 1999, Vũ không đến cơ quan làm việc, không chấp hành kỷ luật của tổ chức. Đùng một cái, đến năm 2004, Vũ trở mặt quay lại kiện cáo đòi cơ quan phải trả lương.
Có thể nói, lật giở các trang hồ sơ từ Học viện Quan hệ Quốc tế đến UBND phường Điện Biên, thông qua những người anh em họ hàng cũng như hàng xóm, khối phố của Cù Huy Hà Vũ mới thấy con người này quả là "danh bất hư truyền" về thói hung hăng, côn đồ, coi thường gia phong, coi thường luật pháp.
Tính cách thiếu đàng hoàng ấy lại thêm một lần bộc lộ ở ngay chính cái biển to chềnh ềnh trên nóc cổng số nhà 24 đường Điện Biên Phủ. Mặc dù đã nhận bào chữa cho một số vụ kiện dân sự, thậm chí có bằng Tiến sĩ Luật kinh tế của Pháp hẳn hoi, nhưng Cù Huy Hà Vũ chưa từng được pháp luật công nhận hành nghề luật sư tại Việt Nam.
Cụ thể, Đoàn Luật sư Hà Nội đã phải ra thông báo chính thức rằng Cù Huy Hà Vũ không phải là luật sư. Còn về Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Văn phòng này được thành lập và đăng ký hoạt động ngày 9/4/2007 do Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ Vũ) làm Trưởng Văn phòng và tên giao dịch của nó thì lại được đặt trúng tên... Cù Huy Hà Vũ!!!
Đọc những thông tin trên, tôi có cảm tưởng là Nhà Nước đã rất ưu ái và nhân nhượng với Cù Huy Hà Vũ, cho ông ta đi học thành tài, quá nhân nhượng trong những vụ bỏ sở làm, đánh người v…v… của Cù Huy Hà Vũ, có lẽ vì ông ta là con của Cù Huy Cận. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà Cù Huy Hà Vũ cứ làm tới qua những hành động cực kỳ ngông cuồng vô lý, liên hệ với nhiều tổ chức ngoại quốc, một vấn đề rất nhạy cảm đối với Việt Nam, phát biểu bừa bãi với những ngôn từ phi trí thức, nên cuối cùng Nhà Nước không thể tiếp tục nhân nhượng để ông ta tiếp tục làm càn.
Sau đây tôi sẽ đi vào vài hành động ngông cuồng vô trí của Cù Huy Hà Vũ.
Thứ nhất là vụ kiện Album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh.
Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B9_Huy_H%C3%A0_V%C5%A9, thì:
Năm 2006, ông kiện Album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Dương Thụ vì cho rằng việc đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của các tác giả nhạc cổ điển trong album này đã "vi phạm quyền nhân thân" của họ.[12]
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Công an Nhân dân, Cù Huy Hà Vũ cho rằng, theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhạc có hai loại: nhạc có lời và nhạc không lời. "Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được", và nhạc của Mozart "là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa." Ông cho rằng cách làm của ông nặng về luật hơn là cảm tính.[12] Ông Vũ cũng nói đùa rằng ông kiện ca sĩ trong nước vi phạm bản quyền nhạc nước ngoài là nhằm sau này "bảo vệ các nhạc sĩ trong nước nếu họ bị vi phạm bản quyền ở nước ngoài".[12]
Đây là một vụ kiện kỳ cục và vô lý nhất hành tinh. Ông Cù Huy Hà Vũ không hiểu gì về luật về bản quyền. Thứ nhất ông Vũ lấy tư cách gì để kiện, kiện cho ai? Đại diện cho Mozart (1756-1791)? Đại diện cho thân nhân của Mozart? Ông Vũ không biết rằng bản quyền không phải là vô thời hạn mà bao giờ cũng có giới hạn về thời gian. Và mỗi quốc gia đều có luật giữ bản quyền cho những tác giả văn học, nghệ thuật v…v… trong nước mình. Luật bản quyền của Mỹ bảo vệ quyền tác giả trong suốt đời sống của tác giả, cộng thêm tối đa là 70 năm cho thân nhân sau khi tác giả qua đời. Sau thời gian này, các tác phẩm văn học, nghệ thuật v..v… đều đi vào lãnh vực công cộng (public domain).
http://en.wikipedia.org/wiki/Copyright :
Những người giữ bản quyền có đặc quyền kiểm soát sự sao chép và khai thác những tác phẩm của mình trong một thời gian nhất định, sau đó tác phẩm thuộc lãnh vực công cộng (nghĩa là mọi người đều có quyền sử dụng mà không cần phải xin phép tác giả)
(Copyright owners have the exclusive statutory right to exercise control over copying and other exploitation of the works for a specific period of time, after which the work is said to enter the public domain.)
Ông Vũ có nhắc tới luật bản quyền của Berne Convention, nhưng đây là giới hạn thời gian của bản quyền: http://en.wikipedia.org/wiki/Berne_Convention_for_the_Protection_of_Literary_and_Artistic_Works
Hội nghị Berne tuyên bố là mọi tác phẩm ngoại trừ nhiếp ảnh và phim ảnh sẽ được giữ bản quyền ít nhất là 50 năm sau khi tác giả chết. (The Berne Convention states that all works except photographic and cinematographic shall be copyrighted for at least 50 years after the author's death.)
Mozart chết năm 1791, tới năm 2006 là bao nhiêu năm, ông Vũ tính không ra, nhưng tôi biết làm tính trừ nên tính ra được là 215 năm. Vì sự hiểu biết quá kém về luật bản quyền cho nên ông Vũ còn cường điệu:
Chưa xuôi đâu. Sắp tới chắc chắn Cục Bản quyền và Sở VH-TT Hà Nội sẽ phải chính thức trả lời tôi. Có cơ sở pháp lý nào bênh vực được? Tôi tin tưởng việc phạt Mỹ Linh là chắc chắn. Luật Sở hữu trí tuệ ghi rất rõ: Nhạc có hai loại: có lời và không lời. Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được.
Ấy là chưa nói tới việc nhạc không lời (trong trường hợp này là nhạc giao hưởng - NV) là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa.
Tôi tự hỏi, Cục Bản quyền và sở VH-TT Hà Nội dựa vào cái gì để phạt Mỹ Linh? Từ xưa tới nay không biết là đã có bao nhiêu trường hợp đặt lời ca, nhiều khi chỉ một đoạn, cho những bản nhạc không lời nổi tiếng. Thí dụ, bài “Tristesse” của Chopin với 2 câu đầu: L’ombre s’enfuit, Adieu vos rêves… chẳng qua là đặt lời ca cho đoạn đầu của bản “Etude No. 3 en Mi” của Chopin vì đoạn giữa là đoạn rất khó để tập dương cầm, không thể nào đặt được lời ca. Ông Vũ cũng không biết là ở Việt Nam, những bản nhạc như Le Beau Danube Bleu, Les Flots du Danube, Ave Maria, Hồ-Ly Nai, Sài Lang Nai (Holy Night, Silent Night) v..v.. đều có lời ca Việt Nam mà có vấn đề gì đâu. Tại sao? Vì tất cả đều ở trong “Public Domain”. Người ta thấy hay cho nên mới đặt lời chứ đâu có phải là kéo một cái gì đang “cao” (sic) xuống “bình dân” (sic).
Mặt khác, trong nghệ thuật chẳng có gì có thể gọi là đỉnh cao mà tất cả mọi người đều phải công nhận, tất cả chỉ tùy thuộc sở thích cá nhân. Tôi thích và mê vọng cổ thì đối với tôi nhạc giao hưởng của Mozart chỉ như gõ thùng thiếc bể. Một bức tranh của Picasso giá cả triệu đô, nhưng đối với tôi nó như tranh vẽ bùa, kém xa tranh mạc thủy của Tàu giá vài đô. Ông Vũ lấy cái sở thích cá nhân của mình và đi kiện củ khoai vì cho rằng ai cũng phải đồng quan điểm của mình. Đó là ý tưởng của một trí thức dỏm, đầu óc bất bình thường.
Hành động ngông cuồng vô trí thứ hai của Cù Huy Hà Vũ là “nộp đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.” Các Bộ Trưởng trong Nội Các là do Tổng Thống hay Thủ Tướng tuyển chọn, có thể phải qua sự chấp thuận của Quốc hội, nếu Hiến Pháp qui định như vậy, để thi hành đường lối của chính phủ hay phải qua một cuộc bầu cử? Từ xưa tới nay các nguyên thủ quốc gia đều thảo luận trước với người mình chọn là Bộ Trưởng để xem họ có cùng một đường lối như mình không chứ đâu có tuyển chọn một tên cha căng chú kiết nào ở ngoài do người dân bầu, mà ông Vũ tự ra ứng cử vào một chức vụ chưa bao giờ có chuyện bầu bán. Ông Vũ còn tự khoe:
Tôi là người được đào tạo bài bản ở Tây, luôn luôn nghĩ tới tính hiệu quả. Không bao giờ nghĩ “không được” mà tôi lại ra ứng cử. Xét về nhiều phương diện, tôi thấy việc tôi ra ứng cử lúc ấy là chín muồi.
Được đào tạo bài bản ở Tây mà sự hiểu biết của ông Vũ lại quá kém cỏi như vậy, học luật mà chẳng biết rõ về luật, thì nói ra chỉ tổ làm cho người ta coi thường cái bài bản của ông ở Tây, và trên thực tế ông Vũ đã hạ thấp những trường đã đào tạo ra một người như ông Vũ. Bởi vì thiếu gì người đã được đào tạo bài bản ở Tây nhưng có ai lại kém hiểu biết và ngông cuồng vô trí như ông Cù Huy Hà Vũ đâu.
Ông Cù Huy Hà Vũ thường phát ngôn bừa bãi một cách thiếu suy nghĩ, có thể vì sự hiểu biết của ông rất giới hạn, mà có thể vì ông ta ngông cưồng, dựa vào vào cơ quan truyền thông ở hải ngoại và sách lược nhập cảng, áp đặt dân chủ và nhân quyền trên đất nước Việt Nam, nên phá rối chính quyền Việt Nam để gây tiếng tăm cá nhân. Ông ta phát biểu:
"Mọi người Việt Nam chỉ có một tổ quốc là Việt Nam, chủ nghĩa xã hội không phải là tổ quốc của người Việt Nam." "Tổ quốc là do tổ tiên tạo lập, còn chủ nghĩa xã hội là một học thuyết chính trị, không phải là quốc gia, và không thể là quốc gia do các vua Hùng lập ra."
Ông Vũ đã nói lên một câu rất ngớ ngẩn và thừa thãi. Có ai cho một chủ nghĩa, bất cứ là chủ nghĩa nào, là tổ quốc bao giờ đâu. Chủ nghĩa Xã Hội là một hệ thống chính trị, kinh tế nhằm phục vụ tổ quốc theo một đường hướng mà những người theo chủ nghĩa này tin rằng đường hướng đó có lợi cho tổ quốc. Ông Vũ đã dựng lên một người rơm, cho Chủ Nghĩa Xã Hội là Tổ Quốc để lên tiếng bài bác, không biết rằng luận điệu của mình ngớ ngẩn đến mức nào. Tôi thật phục sát đất cái “bài bản ở Tây” của ông Vũ.
Báo Quân đội Nhân dân viết:
"Trong nước, trước những khó khăn về tình hình kinh tế-xã hội, thiên tai hoành hành… Vũ thường lợi dụng vào đó để bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước, kích động và vận động nhân dân chống đối chính quyền, xúc phạm danh dự cá nhân các đồng chí lãnh đạo ĐảngNhà nước... Cù Huy Hà Vũ không ngần ngại kiện bất kỳ ai, có những đơn kiện của Vũ hình như không phải để thắng kiện, mà để nổi danh…
Sau đây tôi muốn nói về
vài nhận định của ông Cù Huy Hà Vũ về cuộc
chiến tranh Việt Nam vừa qua.
Ông Vũ phát ngôn:
Không có Đảng cộng sản Việt Nam thì Độc lập dân tộc và Thống nhất đất nước vẫn cứ đến với người Việt Nam như lịch sử đã minh chứng trong suốt hai nghìn năm qua... Chắc chắn, Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ không phải là Đảng cộng sản Việt Nam hay ủy viên trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khi tiến hành thành công các cuộc chiến tranh đánh đuổi quân xâm lược phong kiến Trung Hoa để giành Độc lập dân tộc hay để thống nhất đất nước.
Tôi nghĩ rằng đầu óc của Cù Huy Hà Vũ quả thật thuộc loại bất bình thường. Tất cả những nhân vật lịch sử của Việt Nam ông Vũ nêu trên đều thuộc những thời đại Đảng Cộng Sản chưa ra đời, vậy tất nhiên họ “không phải là Đảng Cộng Sản” (sic) hay “Ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” (sic). Nhưng thử hỏi, không có Đảng Cộng sản Việt Nam thì chế độ nô lệ thực dân Pháp có cáo chung không? Trong hơn 80 năm dưới sự đô hộ của Pháp, đã có biết bao cuộc nổi giậy của những người Việt Nam yêu nước chống Pháp, nhưng có ai thành công không? Từ phong trào Cần Vương, Hoàng Hoa Thám v…v… cho đến Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, những người yêu nước trên đã đạt được những kết quả gì trong công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp? Lê Lợi, Nguyễn Huệ v…v… đâu, sao không thấy, mà chỉ thấy có Hồ Chí Minh, theo gương các tiền nhân anh hùng của Việt Nam là thành công đánh đuổi được thực dân Pháp. Độc Lập dân tộc và Thống Nhất đất nước vẫn cứ đến với người Việt Nam bằng cách nào, phải chờ bao nhiêu lâu nữa, hay nằm hút thuốc phiện há miệng chờ sung, hay chờ cho một Lê Lợi, Nguyễn Huệ khác, không phải là Cộng sản, xuất hiện?. Đừng có quên là Pháp trở lại với mục đích tái lập nền đô hộ ở Việt Nam với 80% quân phí do Mỹ yểm trợ. Và cũng đừng quên là Mỹ đã đơn phương dựng lên một chế độ bù nhìn Công Giáo Ngô Đình Diệm ở Việt Nam, không chịu thi hành khoản Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 trong Hiệp Định Geneva.
Ông Cù Huy Hà Vũ có vẻ như không hiểu mấy về lịch sử cận đại Việt Nam. Ông không biết rằng cuộc chiến thắng chống ngoại xâm của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã gây nên tiếng vang trên thế giới như thế nào. Ông công nhận những cuộc chiến thắng quân Tàu ngoại xâm của Việt Nam trong những thời trước nhưng lại muốn phủ nhận công chiến thắng quân ngoại xâm Pháp rồi Mỹ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cái chuyện ngày nay chính quyền thoái hóa, xa rời lý tưởng, tham nhũng v…v… là một chuyện, còn chuyện giành được độc lập và thống nhất cho đất nước lại là một chuyện khác. Không thể dựa vào những chuyện của chính quyền ngày nay mà ông không đồng ý để mà phủ nhận những công trên của Đảng Cộng sản, dù trên con đường cứu quốc, Đảng Cộng sản đã có những biện pháp quá khích và tàn nhẫn. Nhưng nay, có một điều ông Vũ cần phải hiểu là, nếu Đảng Cộng sản vẫn như xưa thì không làm gì còn Cù Huy Hà Vũ, hay Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Lý v…v…
Ông Vũ còn nói:
Khi nói "giải phóng Miền Nam" thì không thể không xác định giải phóng Miền Nam khỏi ai, khỏi cái gì. Chắc chắn không phải "giải phóng Miền Nam" khỏi sự chiếm đóng của Hoa Kỳ vì ngày 30 tháng 4 năm 1975 quân đội cộng sản nhận sự đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà Dương Văn Minh, đó chưa kể Hoa Kỳ đã rút hết quân khỏi Miền Nam từ năm 1973 theo Hiệp định Paris.
Nếu ông Hà Vũ không hiểu “giải phóng miền Nam” là giải phóng khỏi ai và giải phóng khỏi cái gì thì không nên đặt thành vấn đề xác định, vì ông còn thiếu một thắc mắc là “giải phóng miền Nam” để làm gì? Hoa Kỳ chưa bao giờ chiếm đóng miền Nam, chỉ dựng lên miền Nam rồi khi tình hình nguy ngập, đổ nửa triệu quân vào đánh giúp miền Nam để miền Nam khỏi rơi vào tay Cộng sản, và khi thấy không thể thắng được và không còn muốn giúp nữa thì Hoa Kỳ tháo chạy (từ của Nguyễn Tiến Hưng) hay văn vẻ lịch sự hơn là “rút lui trong danh dự”. Thực tế là trong miền Nam còn có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và số người dân miền Nam ủng hộ Mặt Trận này, nếu không chẳng bao giờ Cộng sản có thể thành công “giải phóng miền Nam” được. Lẽ dĩ nhiên một số người ở miền Nam, vì hoàn cảnh đất nước nên dù muốn dù không cũng thuộc miền Nam, trong đó có tôi, chẳng muốn mình được giải phóng. Nhưng không muốn là một chuyện mà chuyện thống nhất quốc gia để hợp với lòng dân, ít ra là đa số người dân, lại là một chuyện khó tránh, vì người dân không muốn cảnh Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử tái diễn. Hơn nữa, CS đã lãnh đạo người dân kháng chiến chống Pháp, tốn bao xương máu, đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, ký Hiệp Định Geneva với hi vọng thống nhất đất nước qua giải pháp chính trị Tổng Tuyển Cử năm 1956, nhưng bị Mỹ dựng lên miền Nam, cường quyền thắng công lý, không thi hành điều khoản Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 quy định trong Hiệp Định Geneva. CS có cách nào hơn để đi đến thống nhất đất nước, chẳng lẽ tốn bao xương máu để cho miền Nam trù phú ở trong tay một “chí sĩ” Công giáo nằm trong các tu viện Công giáo suốt trong thời gian toàn dân kháng chiến chống Pháp hay sao? “Giải phóng miền Nam” là câu tuyên truyền của CS để thực hiện thống nhất đất nước. Cho nên câu hỏi của ông Vũ chứng tỏ là ông không biết mấy về cuộc chiến ở Việt Nam. Tôi cũng là người đã tháo chạy trước ngày 30/4/75 vài ngày, nhưng với lương tâm trí thức, chẳng thể nào phủ nhận diễn biến lịch sử nó là như vậy.

Tôi biết rằng viết ra những ý kiến cá nhân ngược giòng dư luận hải ngoại thể nào cũng lại bị chụp vài cái mũ trên đầu. Nhưng chẳng sao, vì những kẻ buôn nón cối thường không đủ khả năng để thảo luận những vấn đề tôi viết trong bài. Nếu người nào đọc bài này mà cho rằng tôi bênh vực chính quyền Việt Nam hoặc lên án Cù Huy Hà Vũ thì người đó chưa bao giờ hoạt động trong lãnh vực học thuật.
Tôi ở trong quân đội Quốc Gia cho nên năm 1954 đã di cư vào Nam. Tôi đã phục vụ trong quân lực của miền Nam tổng cộng là 8 năm rưỡi, và đã phục vụ trong ngành giáo dục Việt Nam cho đến ngày cuối. Tôi nghĩ mình ở đâu, làm đầy đủ bổn phận công dân ở đấy là đủ, không có gì phải hổ thẹn với lương tâm. Nhưng cuộc chiến Quốc-Cộng đã ngưng 36 năm trước đây rồi, cho nên trong đầu óc tôi không còn Quốc-Cộng mà chỉ còn người Việt Nam. Khi nghiên cứu về lịch sử thì chúng ta phải hiểu rõ là những sự thật lịch sử thì không có tính cách bè phái hay Quốc-Cộng. Và dù những sự thật đó có làm chúng ta đau lòng cách mấy chúng ta cũng phải chấp nhận. Đó là sự lương thiện trí thức của con người.
Viết bài này, tôi chẳng bênh vực chính quyền mà cũng chẳng lên án Cù Huy Hà Vũ mà tôi chỉ nghiên cứu sự việc qua những thông tin trên Internet, tổng hợp, phân tích và đưa ra những ý kiến dựa trên những thông tin và những sự kiện chứ không dựa trên cảm tính cá nhân. Nhưng tôi cần phải nói là tôi chống những sự can thiệp của bên ngoài, bất cứ từ đâu, vào nội bộ Việt Nam. Không phải chỉ vì tôi đã thấy rõ bản chất của chính sách đối ngoại của Mỹ, thực chất của những tổ chức như RFA, HRW RFI v…v.. Mà lý do chính là vì, như trên tôi đã nói, tôi là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, mà đã là gốc Việt Nam thì tôi nghĩ, những vấn nạn của Việt Nam hãy để cho người Việt Nam tự giải quyết, không cần đến những sự can thiệp trịch thượng và đạo đức giả vào nội bộ Việt Nam của bất cứ ai hay thế lực nào khác.
Tôi chẳng có ác cảm gì với những cá nhân hay tổ chức chuyên can thiệp vào những chuyện nội bộ Việt Nam, vì đó là mục đích chính trị của họ. Tôi cũng chẳng có ác cảm gì với Cù Huy Hà Vũ và những người ở trong nước tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền, vì đó là quyền tự do của họ. Vấn đề là ở chỗ thẩm quyền của những tổ chức bên ngoài để can thiệp vào chuyện nội bộ Việt Nam và hình thức tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền của những người trong nước. Hung hăng chửi bậy trong tòa như Nguyễn Văn Lý thì không phải là tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Thắp nến cầu nguyện với búa, kìm và xà beng ở Tòa Khâm Sứ thì không phải là hình thức tranh đấu hợp pháp. Tuyên ngôn Phục linh không phải là quyền tự do ngôn luận. Những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở trong nước mà dựa thế nước ngoài là tranh đấu một cách rất vụng về. Mục đích tranh đấu là đúng, nhưng không thể tự lực mà phải nhờ đến người ngoài là phương thức tranh đấu không có hiệu quả, vì chính quyền Việt Nam và đa số người dân Việt Nam, theo truyền thống lịch sử, rất nhạy cảm đối với sự can thiệp của nước ngoài.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng các cường quốc Tây phương thực tâm vì nhân quyền mà ủng hộ sự tranh đấu cho nhân quyền của chúng ta hay không? Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thôi, không tranh đấu cho nhân quyền nữa. Nhưng vấn đề là làm sao tạo được uy tín, được sự ủng hộ của người dân mà không có bóng dáng của bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào ở ngoài, chỉ như vậy mới có thể đi đến thành công.
Dựa vào thế lực ngoại quốc để tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam, hoặc liên hệ truyền thông với những tổ chức ở nước ngoài mà mọi người đều biết là không có thiện cảm với chính quyền Việt Nam, tôi cho là những hình thức tranh đấu không có mấy hiệu quả, hơn nữa có thể gây nên những phản tác dụng đối với chính quyền Việt Nam hiện thời, một chính quyền rất nhạy cảm trước mọi hành động có tính cách xen vào nội bộ Việt Nam. Kết quả những công cuộc vận động ngoại quốc để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam sẽ không mang lại kết quả khả quan nào, vì những người Việt yêu nước, bất kể là chính kiến khác nhau như thế nào, đều không thể ủng hộ đường lối nhờ sự can thiệp của người ngoại quốc vào những chuyện bất đồng ý kiến giữa người Việt với nhau. Nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy đã có biết bao nghị quyết nọ kia, kể cả nghị quyết của Liên Hiệp Âu Châu, và cả danh sách CPC, dự luật về nhân quyền cho Việt Nam (sic) của Hạ Viện Mỹ, nhưng kết quả là bao nhiêu, chính quyền VN lùi một bước tiến hai bước và cứ làm theo ý. Tại sao? Vì chính quyển VN thừa biết rằng tất cả chỉ là những tài liệu chính trị chống Việt Nam và cũng thừa biết chiêu bài nhân quyền của các cường quốc Âu Mỹ là đạo đức giả, có tính cách lưỡng chuẩn (double standard), thường để che đậy những mưu đồ chính trị sau bức bình phong nhân quyền. Những cuộc vận động ngoại nhân để làm áp lực đối với chính quyền Việt Nam mà không nghĩ tới những hậu quả nghiêm trọng có thể xâm phạm đến trật tự, an ninh và chủ quyền quốc gia, là những bước đi chính trị vụng về, thiếu trí tuệ, không nghĩ đến truyền thống yêu nước của người Việt Nam.
Ông Hà Vũ tuyên bố: "Đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, công bằng và văn minh" Đây là một câu nói vu vơ, ai nói cũng được. Là một trí thức đã được đào tạo bài bản ở Tây, ông Vũ phải chỉ ra một con đường là Việt Nam sẽ đi đến đa đảng và dân chủ như thế nào, đa đảng là bao nhiêu đảng, điều kiện để lập đảng là như thế nào, thế nào mới có thể gọi là một đảng, cá nhân nào, tổ chức nào có quyền lập đảng và trong bao lâu hay ngay lập tức với những luận cứ chặt chẽ về tình trạng xã hội hiện nay, về hình thức dân chủ, về giới hạn của nhân quyền, về giới hạn của tự do ngôn luận, về tinh thần trách nhiệm của người dân trước luật pháp, về trình độ dân trí, có ngoại quốc nhúng tay vào không v…v...
Ai cũng biết tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, đa đảng, dân chủ là tốt nhưng vấn đề là tự do tới mức nào, đa đảng như thế nào, và hình thức dân chủ ra sao. Không thể đi tới dân chủ mà không có sửa soạn. Làm sao để người dân thấm nhuần được ý thức một nền dân chủ riêng cho Việt Nam, trách nhiệm người dân trong thể chế dân chủ, bổn phận người dân góp sức cho dân chủ v…v… Tất cả đều phải đi qua một quá trình giáo dục cần thời gian, và tất cả đều phải rõ ràng trong giai đoạn sửa soạn tiến tới dân chủ và đa đảng để tránh những hành động vô cương vô pháp gây hỗn loạn trong xã hội, cảnh lạm dụng tự do ngôn luận, cảnh lạm dụng quyền tự do tôn giáo, hoặc cảnh “lắm thầy thối ma”. Đa đảng và dân chủ, hay lắm! Nhưng không đơn giản như chỉ cần tuyên bố đa đảng là con đường duy nhất để thực hiện một nước Việt Nam thực sự dân chủ. Mặt khác, trên thế giới ngày nay tôi đố ông Vũ tìm đâu ra một quốc gia thực sự dân chủ.
Tôi rất đồng cảm với quan niệm của Lê Dọn Bàn trong bài “Dân Chủ Và Đạo KiTô Ở Việt Nam” http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuL/LeDB00.php :
Dân chủ là thành quả của những vận động lâu dài vốn và phải có sự tham dự của toàn bộ dân chúng trong một quốc gia, và từ cả hai bộ phận cầm quyền và không cầm quyền - dĩ nhiên là không thể nhập cảng, không đến từ bất cứ áp lực nào bên ngoài, và nếu có gây dựng ở trong, càng không thể đến từ những niềm tin tôn giáo. Dân chủ là hoa nở từ trí tuệ - hay thu hẹp hơn – ý thức chính trị xã hội - của dân chúng được phát triển – khi dân chúng thực sự đạt đến một trình độ ý thức trưởng thành, tự mình thấm nhuần được những quan niệm xã hội và chính trị sáng xuốt, thuận tình hợp lý với cộng đồng của mình. Thêm nữa, không phải chỉ vài dăm bông hoa, nhưng cả một mùa hoa, và cũng phải hết sức chăm sóc để sẽ nở mãi, qua năm tháng. Trong tình trạng VN, dân chủ phải đi đôi với dân trí, và có lẽ điều này làm chúng ta nhớ kinh nghiệm của Phan Chu Trinh, một người rất sáng xuốt và có lý tưởng, cùng can đảm, đã đi trước thời đại của ông.
Cũng như quan niệm của Nguyễn Tâm Bảo trên Đàn Chim Việt:
việc DÂN CHỦ HOÁ phải là việc của người dân TRONG NƯỚC, xuất phát từ nhu cầu của chính họ, do chính họ đảm nhận trọng trách, do chính họ tiến hành, chứ không cần bất cứ sự trợ lực nào từ bên ngoài.
Ông Cù Huy Hà Vũ cũng có vài hành động tốt, thí dụ như kiện Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên - Huế về quyết định cấp phép đầu tư xây dựng dự án khách sạn Life Resort trên đồi Vọng Cảnh. Nhưng phần lớn là ông đi kiện lung tung mà không suy nghĩ, thí dụ như vụ kiện album Chat của Mỹ Linh, vụ kiện Vũ Hải Triều mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào có tính cách thuyết phục và không biết phân biệt những blog nào đứng đắn, những blog nào chuyên xuyên tạc và nói xấu Việt Nam. Mặt khác những lời ông phê bình, bằng loại ngôn từ không thích hợp với một trí thức đã được đào tạo bài bản ở Tây, các viên chức nhà nước như Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng, mà thực ra chỉ là những ý kiến cá nhân và trên thực tế là vô giá trị vì không phải ai cũng đồng ý với ông như vậy. [http://hoinhavanvietnam.vn/Details/ly-luan-phe-binh/ve-vu-cu-huy-ha-vu/32/0/2681.star]
Vụ kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một điểm son cho Cù Huy Hà Vũ, một hành động can đảm và đúng vì đã có nhiều nghiên cứu về sự nguy hại trên môi trường của chất thải bùn đỏ trong quá trình tinh luyện Bauxite, và vùng Tây Nguyên là vùng chiến lược quân sự liên hệ đến sự bảo vệ lãnh thổ. Nhưng mặt khác, Việt Nam có mỏ bauxite lớn thứ ba trên thế giới, và đó là một nguồn tài nguyên khổng lồ của nước nhà vì quặng bauxite sẽ đưa đến sự chế tạo ra nhôm (aluminum), một kim loại sử dụng rất nhiều trong nhiều ngành kỹ nghệ. Ngoài Trung Quốc, cả Mỹ, Nga và Úc cũng muốn thiết lập các nhà máy tinh luyện Bauxite ở Việt Nam. Nếu không khai thác thì cả cái khối tài nguyên đó trở thành vô dụng. Vậy vấn đề không phải là không khai thác Bauxite mà là kỹ thuật khai thác sạch, và ai phụ trách khai thác. Việt Nam đã vội vã cho Tàu khai thác, trong khi có thể gửi người đi học, nghiên cứu kỹ vấn đề để người Việt Nam tự khai thác và đủ kinh nghiệm để kiểm soát việc xử lý chất bùn đỏ. Và nếu Việt Nam không có những quy định kiểm soát rõ ràng trong hợp đồng khai thác, và không có khả năng kiểm soát phương pháp khai thác, biện pháp xử lý an toàn bùn đỏ, thì rất có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả tác hại không thể lường được.
Nếu ông Cù Huy Hà Vũ chỉ có những hành động như kiện UBND Tỉnh Thừa Thiên – Huế hay kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ Bauxite thì tôi chắc ai cũng ủng hộ vì đó là những hành động xây dựng, bảo vệ văn hóa, môi trường của Việt Nam. Nhưng ông ta lại đi kiện lung tung và lang bang vào những chuyện không rõ ràng như đòi dân chủ, đa nguyên đa đảng mà không đưa ra một mô thức nào cho dân chủ, đa nguyên đa đảng thích hợp với hoàn cảnh chính trị Việt Nam ngày nay, và mặt khác những chuyện làm lung tung của ông chứng tỏ trình độ hiểu biết của ông còn thiếu sót nhiều cho nên đã có phản tác dụng, làm loãng đi giá trị của những việc làm đáng khen của ông.
Thật là đáng tiếc!

Trần Chung Ngọc
Grayslake, Illinois
Ngày 26 tháng Tư
(Ngày tôi rời Saigon cách đây 36 năm)