Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

LỊCH SỬ CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

Chung | xuanlinh39 | August 18, 2011,10:44
alt
Thời Hồng Bàng:
1 - Chống giặc Ân, đời Hùng Vương thứ sáu (1718 - 1631 TCN), gắn với truyền thuyết người Anh hùng Thánh Gióng.
2 - Chống giặc Tần 218-212 TCN;
Thời Bắc thuộc:
3 - Chống Nhà Hán năm 42-43, gắn liền với sự nghiệp của Hai Bà Trưng; Cuộc khởi nghĩa thất bại, đất nước ta bị đô hộ dưới sự cai trị của nhà Hán;
Thời kỳ độc lập tự chủ (905-1407)
4 - Chống quân Nam Hán, năm 938 Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta đánh bại giặc Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc, mở đầu thời kỳ độc lập.
5 - Chống giặc Tống 931, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại
Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.

Chống giặc Tống (1075-1077)

6- Nhà Lý nước Đại Việt đã cùng nhân dân chống giặc Tống vào thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.
Chống giặc Nguyên Mông (1258-1288)
7 -Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao.
Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam ta xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.

Kháng chiến chống giặc Minh
8 - Chiến tranh xâm lược của nhà Minh 1406-1407, cuộc chiến của Nhà Hồ, nước Đại Ngu chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ nhưng bị thất bại, Việt Nam một lần nữa rơi vào sự cai trị của Trung Quốc. (Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn  (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của Nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si")

Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)

 9 - Chống quân Minh xâm lược - khởi nghĩa Lam Sơn

Sau thất bại của người Việt trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ, nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Trung Quốc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong...
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Thời độc lập (1428 - 1858)

11 - Kháng chiến chống quân Thanh

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước họa xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.

Thời cận đại và hiện đại

12 - Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa  của Việt Nam ngày 19/01/1974

 

13 - Đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988

 

14 - Chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược 1979

Ngày 17/2 năm 1979 Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" theo lời nói của Đặng Tiểu Bình. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18/3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Cămpuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.

Kể từ năm 1979, có ít nhất 06 đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt Trung, là các đợt 6-1980, 5-1981, 4-1983, 4-1984, 6-1985 và 12-1986/01-1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ.
Năm 1980: Pháo kích Cao Bằng
Từ đầu năm 1980, Việt Nam tiến hành các chiến dịch tấn công mùa khô qui mô nhỏ nhằm càn quét các lực lượng Khmer Đỏ còn nằm rải rác trên biên giới Campuchia-Thái Lan. Để gây sức ép lên Việt Nam nhằm buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về, Trung Quốc tăng áp lực lên khu vực biên giới bằng cách triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới Việt Nam, bắn pháo sang nước ta.

Năm 1981: Tấn công các cao điểm ở Lạng Sơn và Hà Giang
Giao tranh tại đồi 400, Lạng Sơn 5-1981
Ngày 02 tháng 01 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị ngưng bắn để đón năm mới. Đề nghị này bị phía Trung Quốc bác bỏ ngày 20 tháng 01. Tuy vậy, hai phía vẫn tiến hành trao đổi tù binh. Tình hình mặt trận tương đối yên tĩnh trong mấy tháng tiếp theo.
Tháng 5, giao tranh quyết liệt đột ngột bùng lên với quân Trung Quốc ở mức trung đoàn tiến công đánh chiếm trong các ngày 5 và 6 tháng 5 một dải đất hẹp ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn gọi là đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn). Trung Quốc cũng tấn công và đánh chiếm các điểm cao chiến lược (có số hiệu 1800a, 1800b, 1688 và 1059) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên.
Năm 1984: Xâm lấn biên giới ở Vị Xuyên
Chiến sự tại Vị Xuyên, Hà Giang
Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Ngày 6 tháng 4, để hỗ trợ cho các lực lượng Khơ Me Đỏ tại Campuchia, Trung Quốc mở cuộc tấn công ở cấp tiểu đoàn vào các vị trí của Việt Nam. Cuộc tấn công lớn nhất diễn ra tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, với nhiều tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh vào các đồi 820 và 636 gần đường tiến quân năm 1979 tại Hữu Nghị Quan. Dù lực lượng hùng hậu, nhưng tới ngày hôm sau, các đợt tấn công của họ đều bị đánh lui hoặc phải bỏ các vị trí đã chiếm được.
Tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Zheyin Shan, và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông Sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây sông Lô chảy vào Việt Nam.
Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn sư đoàn 49 (có lẽ thuộc quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm đồi 1200. Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này.
Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các đồi 233, 685, và 468, tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5km tại đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự. Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28-4 cho tới 15-5, và các đồi 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng, đến ngày 12 tháng 7 chiến sự lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức tấn công tái chiếm các ngọn đồi này, rồi dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.
Để phòng ngự các khu vực chiếm được, Trung Quốc duy trì hai quân đoàn tại khu vực Vị Xuyên, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh, hai sư đoàn pháo binh và vài trung đoàn xe tăng. Sư đoàn pháo binh Trung Quốc bố trí tại khu vực này gồm pháo 130mm và bích kích pháo155mm, cũng như hỏa tiễn 40 nòng. Các trung đoàn bộ binh có pháo 85mm và cối 100mm. Các cuộc giao tranh ở đây diễn ra chủ yếu là đấu pháo, với các đơn vị quân Việt Nam ở mức đại đội xâm nhập tìm cách đánh chiếm lại các cao điểm. Trong một số trận đụng độ, Trung Quốc đưa cả xe tăng vào giao chiến.
Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các đồi 1509 (Núi Đất tức Lão Sơn), 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250 (Núi Bạc), 1030, Si Cà Lá ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.
Giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều.
Tháng 12 năm 1986/tháng 1 năm 1987: "Chiến tranh giả"
Nếu như trong năm 1985, Trung Quốc bắn khoảng 800.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, trong tổng số khoảng 1 triệu phát đạn pháo trên toàn biên giới, thì số vụ bắn phá trong năm 1986 - đầu năm 1987 giảm hẳn, chỉ còn chừng vài chục ngàn viên đạn pháo một tháng.
Tuy nhiên, giữa lúc các tín hiệu ngoại giao đang có xu thế trở nên tích cực, thì tình hình biên giới đột nhiên trở lại căng thẳng. Ngày 14 tháng 10, Việt Nam tố cáo Trung Quốc bắn 35.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, và có những hành động lấn chiếm lãnh thổ. Việt Nam cho biết đã đẩy lui ba đợt tấn công của quân Trung Quốc tại đồi 1100 và cầu Thanh Thủy. Trong các ngày 5-7 tháng 1 năm 1987, Trung Quốc tăng cường bắn phá và đưa quân xâm lấn lãnh thổ. Quân Trung Quốc bắn hàng chục ngàn phát đạn pháo và mở các cuộc tấn công nhằm lấn chiếm lãnh thổ tại khu vực Vị Xuyên. Quân Trung Quốc mở 15 đợt tấn công, với lực lượng tham gia cỡ sư đoàn đánh vào các vị trí quân Việt Nam tại các đồi 233, 685, 1100 và 1950. Việt Nam đã giáng 1500 thương vong vào quân Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng tuyên bố đã gây 500 thương vong vào quân Việt Nam.
Theo Carlyle A. Thayer nhận định, giao tranh lần này chỉ mang tính một cuộc "chiến tranh giả". Dù chiến sự diễn ra kịch liệt tại Vị Xuyên, tình hình tại các tỉnh biên giới khác của Việt Nam khá yên tĩnh, và quân Trung Quốc không huy động các đơn vị quân chủ lực trong suốt thời gian xung đột bùng nổ. Tương quan quân sự của hai nước tại vùng biên giới không thay đổi trong thời gian này.
Kể từ tháng 4 năm 1987, quân Trung Quốc giảm qui mô các hoạt động quân sự tại Việt Nam, dù quân của họ tiếp tục tuần tra tại Lão Sơn và Yên Sơn. Từ 4-1987 tới 10-1989 họ chỉ tiến hành 11 cuộc tấn công, chủ yếu là pháo kích. Tới năm 1992, quân Trung Quốc rút khỏi Lão Sơn và Yên Sơn, quay trở về Trung Quốc.
Tại nghĩa trang quân đội Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang, có hơn 1.600 nấm mộ liệt sỹ Việt Nam hy sinh trong suốt các giai đoạn cuộc chiến cho tới tận năm 1990.
Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước. Từ năm 1989, Trung Quốc rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy. Ngày 13-3 năm 1989, họ rút khỏi 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, họ rút khỏi 9 điểm còn lại. Tại đồi 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, họ cho tiến hành xây cất công sự bê tông tại các vị trí thuộc phần lãnh thổ của mình trước khi chiến sự nổ ra, chỉ để lại các công sự đất tại phần thuộc Việt Nam, chờ trao trả theo hiệp định biên giới giữa hai nước.

Bình thường hóa quan hệ năm 1990

Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có đ/c Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đ/c Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và ông Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Cuộc gặp mặt này là theo ý của "quân sư" của Đặng Tiểu Bình. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước.
Ngày 5/11/1991, đ/c Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và đ/c Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Tham vọng trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Quốc

Trước khi chết vào năm 1997, Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của chính sách “Tứ hiện đại hóa”, đã nói chuyện với một số cán bộ đảng. Đặng Tiểu Bình cho rằng năm 2050 là năm mà Trung Quốc vượt qua khỏi nước Mỹ và trở thành cường quốc số 1. Để đạt được tham vọng này, Đặng Tiểu Bình còn dạy rằng: nhu cầu kiểm soát hai vùng biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương cho đến năm 2025, như là gọng kềm giúp Trung Quốc đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Thái Bình Dương và làm chủ con đường huyết mạch chuyển dầu thô và khí đốt từ Trung Đông về Trung Quốc. Nếu không hoàn tất sự kiểm soát này cho đến năm 2025, theo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc sẽ không thể làm bá chủ để đối đầu với Hoa Kỳ.
Tháng 2/1992, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Bộ luật Lãnh hải, toàn bộ Biển Đông được coi là thuộc lãnh thổ chủ quyền của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Bộ Luật này xác định các “quyền lịch sử của Trung Quốc” đối với Biển Đông, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông:
Quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006)
 - Về lợi ích địa - chiến lược: bảo đảm đường giao thông huyết mạch trên Biển Đông, nắm giữ điểm khống chế khu vực Đông Nam Á;
- Về dầu khí: khai thác dầu khí bảo đảm năng lượng cho sự phát triển của Trung Quốc;
- Về nghề cá: bảo đảm ngư trường lớn cho các tỉnh phía Nam của Trung Quốc.
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất phát từ quan điểm về Biển Đông trong Bộ luật này.
Điều vô lý và trắng trợn là, từ ngày 7/5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên công khai tuyên bố bản đồ 9 đoạn đứt khúc, còn gọi là “đường lưỡi bò”, vốn được chính quyền Quốc Dân Đảng vẽ ra năm 1947, hòng nuốt 80% diện tích cả Biển Đông.
alt
Đường 9 đoạn phi lý do Trung Quốc vạch ra năm 2009 bao quanh
tới 80% diện tích Biển Đông gồm vùng biển vốn thuộc chủ quyền từ
lâu của các quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines,
Malaysia, Bruinei - nơi ghi nhận các xụ xâm phạm liên tục của tàu
Trung Quốc trong thời gian gần đây.

          Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.
Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Cty Đông Ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “Nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ”.
Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ.

Phá hoại tàu dân sự, đe dọa ngư dân Việt Nam
Rạng sáng 26/5, giữa lúc tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang khảo sát địa chấn tại Lô 148 trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam thì bị 3 tàu hải giám mang số 72, 17 và 84 của Trung Quốc tấn công. Tàu Trung Quốc đã cắt đứt cáp của tàu Việt Nam và sau đó tiếp tục đe dọa.
Trong thời gian gần đây, tàu Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để đánh cá. Có ngày có tới hơn 200 tàu ngang nhiên xâm phạm.
Song song với đó là hành vi bắt giữ tàu và ngư dân, tịch thu đoạt ngư cụ, hải sản và đòi tiền chuộc đối với các ngư dân Việt Nam đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Một số tàu cá Việt Nam khi gặp bão đã vào các đảo do Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa để lánh nạn cũng bị ngăn trở, thậm chí bị bắn chặn.
          ……
Lịch sử Việt Nam mấy ngàn năm chủ yếu là chống quân Trung Quốc xâm lược.
alt
Nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả "Đất nước đứng lên" đang đứng cầm cờ Tổ Quốc
(Tổng hợp từ báo chí online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.