Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

THẦY GIÁO TRƯƠNG TẤN SANG

Chung | xuanlinh39 | July 30, 2011,23:56

Thứ Hai, ngày 25/07/2011, 16:38
(Tin tuc) - Bây giờ ở khu vực thị trấn Đức Hòa (Huyện Đức Hòa), nhiều người lớn tuổi vẫn còn nhớ rõ thầy giáo dạy sử Tư Sang ở trường Trung học Tư thục Tri Tân vào những năm cuối thập niên 1960, dù ngôi trường ấy bây giờ không còn.
Họ nhớ hình ảnh thầy giáo trẻ mẫu mực trong cuộc sống, yêu thương học trò, các bài giảng của thầy luôn lồng vào tinh thần yêu nước. Họ cũng không quên sự kiện thầy bị mật vụ huyện Đức Hòa bắt vì hoạt động cách mạng, rồi bị đày đi Phú Quốc. Họ rất tự hào khi biết thầy Tư Sang ngày nào chính là nhà lãnh đạo Trương Tấn Sang ngày nay.
Bụi đỏ đường vào nhà thầy Tư Sang
Rời thị trấn Đức Hòa, tôi đi theo con đường hương lộ trải nhựa về xã Mỹ Hạnh Nam. Hầu như người dân nào cũng có cùng lời chỉ dẫn: “Tới cống Bảy Quan quẹo vô nhà thầy Tư Sang”. Tôi cứ ngỡ con đường vào nhà ông đã được trải nhựa hoặc đổ bê tông khang trang. Nhưng không, đoạn đường liên xã Mỹ Hạnh Nam – Mỹ Hạnh Bắc dài khoảng 1km dẫn vào nhà ông (ấp Giồng Lớn – xã Mỹ Hạnh Nam) vẫn mù bụi đỏ.
Từ đường liên xã, cũng một con đường đất đỏ nhỏ hơn dài khoảng 100m dắt vào nơi ông Tư Sang đã sinh ra và lớn lên, cũng là nơi thờ phụng ông bà, cha mẹ ông hiện nay. Ngôi nhà nhỏ xây tường lát gạch bông, cất theo lối chữ Đinh vốn thịnh hành vào thập niên 1950, không khác gì bao nhà dân xung quanh. Khu vườn rộng trồng nhiều cây trái. Trong nhà các vật dụng hầu hết còn giữ lại từ thuở mới cất nhà (năm 1958), như: Hai bộ ván gõ, bàn nước, tủ thờ….
Ông Trương Văn Minh (Ba Minh) – anh ruột ông Tư Sang kể: “Khi chú Tư bị bắt đày đi Phú Quốc, rồi trao trả ra Bắc, ba tui ở nhà bệnh nặng rồi qua đời năm 1974. Trước khi qua đời, ông già có viết di chúc để lại ngôi nhà này cho chú Tư. Sau ngày miền Nam giải phóng chừng 1 tháng, chú Tư từ Hà Nội về đứng bất động thật lâu trước mộ cha. Sau đó chú Tư giao ngôi nhà cho tui ở, nhưng yêu cầu giữ nguyên tất cả những kỷ vật của cha để lại. Kể cả cái bàn nước mặt đá mài bị giặc đập nứt cũng còn giữ nguyên”.
 alt
Ông Ba Minh trầm ngâm bên bàn nước - kỷ vật của cha mẹ để lại
Theo hướng dẫn của ông Ba Minh, tôi đi ra khu mộ chôn cất ông bà, cha mẹ ông. Khu mộ đất đắp cao nằm giữa khu ruộng nhà trồng lúa. Các nấm mộ đều đắp đất, mộ bia đẹp, có in hình người quá cố. Các góc và viền mộ được làm bằng đá ong.
Ông Ba Minh cho biết, các anh em ông quan niệm cần giữ nguyên hiện trạng mộ người xưa để lại, chỉ chăm sóc, trồng thêm hoa… Trong khu vườn nhà có 3 cây vú sữa và 2 cây xoài cổ thụ cũng được trồng từ thập niên 1950. Hàng ngày ông Ba Minh chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây trái luôn xanh tốt, ra trái xum xuê…
 ---------------------
Những ông đồ Sài Gòn đi … làm gia phả
... Và việc xây dựng gia phả dòng họ Trương ở Đức Hòa, Long An đã làm hé lộ những cứ liệu sử học thú vị. Những người già trong tộc họ Trương nói rằng xuất xứ của họ này từ Hà Tĩnh vào Nam.
Ông Huỳnh Văn Năm cùng nhóm cộng sự đã đi điền dã ra Hà Tĩnh, theo gợi ý của những người trong họ rằng ở huyện Đức Thọ có họ Trương, nơi đây cũng có một địa danh Đức Hòa - tên xã. Trong chuyến điền dã này ông Năm đã tìm được một quyển gia phả cổ của họ Trương ở Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Trong gia phả ghi nhận có một người trong họ sau khi vào Gia Định thì “không còn tung tích, hình ảnh gì cả”. Bên cạnh việc đối chiếu với trường hợp vị tổ đầu của họ Trương ở Long An, các nhà gia phả học còn dự đoán địa danh Đức Hòa ở Long An có lẽ xuất phát từ những người con đất Hà Tĩnh sau khi vào Nam vì nhớ quê nên dùng địa danh cũ để gọi quê mới lập nghiệp trong này. (Theo Lam Điền-Báo Tuổi trẻ)
 alt
(Hatinh online) Ông Trương Tấn Sang đã đến thăm hỏi, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Tam, 101 tuổi ở xã Đức Thủy huyện Đức Thọ.
 alt
Chùa Am toạ lạc giữa lưng chừng Am sơn thuộc xã Phụng Công, tổng Đồng Công, nay là xã Đức Hoà, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; cách thành phố Vinh về phía Tây Nam khoảng chừng 60km.
Chùa có tên chữ là Diên Quang tự, nhưng ít ai biết đến tên gọi này. Hiện nay biển chỉ dẫn đường và người dân đã quen gọi tên chùa là chùa Am, một danh lam giữa phong cảnh thiên nhiên kỳ tú, lưng dựa vào núi Am, lấy Trà sơn làm tiền án, sông Ngàn Sâu làm minh đường. Chùa do Hoàng hậu Bạch Ngọc, đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) sáng lập.
Vào đầu năm 2008 chùa được đón đồng chí Trương Tấn Sang là một người con gốc Đức Hòa về thăm.
 ---------------------
Hà Tĩnh đón 31 vị Tướng về thăm quê
(Hatinh online) Sáng 9-12, 31 sĩ quan cấp Tướng - trong tổng số 59 vị Tướng là con em người Hà Tĩnh đã và đang công tác trong LLVT toàn quốc đã hội ngộ tại thành phố Hà Tĩnh.
 alt
Thay mặt các sĩ quan cấp Tướng, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng – Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị – QĐND Việt Nam đã trao tặng lãnh đạo tỉnh bức tranh chân dung Bác Hồ và món quà cho Quỹ khuyến học, Quỹ xóa đói - giảm nghèo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.