Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

CÔNG HÀM CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG

Sự thật về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Cập nhật lúc :6:00 PM, 20/07/2011
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 alt
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: internet


Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.

Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Bối cảnh xuất hiện công hàm

Từ đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ 20 đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam.

Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về thuyết "estoppel”

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;
(2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;
(3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;
(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”..

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”.
Theo Đại Đoàn Kết

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

SINGAPORE - MALAYSIA




Sân bay Changi (Changi Airport) là một trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế (cảng trung chuyển hàng không) lớn và là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Diện tích 1500 ha, cách trung tâm thương mại của Singapore 20 km đông đông bắc. Sân bay sử dụng 13000 nhân công và đóng góp đáng kể (4,5 tỷ Đô la Singapore) cho nền kinh tế của đảo quốc Singapore. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 37,203,978 triệu hành khách, tăng 1.3% so với năm 2008 - xếp thứ 19 thế giới và thứ 5 châu Á về lượng khách phục vụ. Sân bay này cũng là một trong những sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới


 
Khách sạn bình dân mà giá trên trời














Công viên sư tử biển (Merlion Park): Được mệnh danh là “Biểu tượng chào đón du khách đến Singapore”, Sư tử biển là nơi khách du lịch chụp ảnh nhiều nhất khi đến Singapore. Hàng năm có tới trên 1 triệu khách du lịch ghé chân tham quan nơi này.


Sư tử biển Merlion phun nước trêm vịnh Marina

Công viên sư tử biển với biểu tượng sư tử mình cá Merlion phun nước ra biển là nơi rất tuyệt vời để ngắm toàn cảnh vịnh Marina, Nhà hát hình quả sầu riêng Esplanade cũng như khu cao ốc văn phòng của thành phố. Có một điều mà không phải ai cũng biết là công viên này đã từng được di chuyển năm 2002 cách xa 120m tính từ địa điểm hiện tại với chi phí 7,5 triệu SGD.

Nhà hát Trái Sầu Riêng niềm tự hào của người Singapore
Nhà hát Esplanade - Nhà hát Trái Sầu Riêng: Nếu như Sydney có nhà hát Opera hình vỏ sò nổi tiếng thì người dân Singapore cũng có quyền tự hào với Nhà hát Esplanade - nhà hát hình quả sầu riêng, loại quả rất quen thuộc với những người ở xứ sở miền nhiệt đới.






Hàng ngày, tại đây diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể vào tham quan nhà hát trong vòng 45 phút/ lần với giá vé là 8 SGD.


















Gặp anh Nguyễn Ngọc Tương nguyên UVBCH Đảng bộ Hương khê Hà Tĩnh, nguyên Giám đốc Sở NNPTNT Hà Tĩnh sau 20 năm...











































Singapore và Malaysia không ăn thịt chim thú. Con công, con chim cu gáy không có gì phải sợ người...



Cây cảnh (là lá dong gói bánh chưng ở Việt Nam). Là cây bản địa, không cần cắt tỉa, mọc tự nhiên, thân thiện, không tốn tiền thuê nhân công chăm sóc cắt tỉa nhiều.

































Nhạc nước Sentosa (Song of the sea): Đây là màn biểu diễn nhạc nước thu hút số lượng khách du lịch kỷ lục. Mỗi tối có hai show diễn cố định là vào 19h40 và 20h40 tối. Ngoài ra vào những dịp cuối tuần còn có thêm xuất diễn 21h40. Thời lượng cho một màn trình chiếu là 15 - 25 phút.















Chim Hồng hạc







Cây cầu nối Sigapore với Malaysia

Eo biển Malacca
Eo biển Malacca nổi tiếng với các cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia. Singapore là điểm cuối cùng ở phía Nam của eo biển này. Năm 2003, một nửa số dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển đi qua Malacca, tương đương với khoảng 11 triệu thùng (1,7 triệu m)/ngày và mức độ nhộn nhịp của các hoạt động buôn bán tại khu vực này được dự đoán là sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao của Trung Quốc.

Điểm hẹp nhất của tuyến vận tải biển qua eo biển Malacca là ở đoạn kênh Phillips của eo biển Singapore. Đây cũng là một trong những điểm thắt cổ chai quan trọng nhất trên thế giới, nơi tiềm ẩn những nguy cơ va chạm, mắc cạn hoặc tràn dầu, cướp biển. 



Nơi làm thủ tục hải quan từ Singapore sang Malaysia
 
Trùng điệp rừng cọ dầu ở Malaysia
Malaysia đứng đầu thế giới, chiếm 47% sản lượng và 58% thị phần xuất khẩu của thế giới. Diện tích trồng cọ đến năm 2003 đạt khoảng 3,7 triệu ha, chiếm hơn 60% diện tích đất nông nghiệp. Sản lượng năm 1960 chỉ đạt 91.800 triệu tấn nhưng đến năm 2003 đã đạt khoảng 13 triệu tấn. Malaysia xuất khẩu dầu cọ đi 130 nước, đạt khoảng 19,6 tỷ RM mỗi năm.

Vì lý do giá nhân công tăng và thiếu lao động nên diện tích trồng cao su dự kiến sẽ giảm từ 1,8 triệu ha năm 1990 xuống 1,6 triệu ha năm 2010. Tuy nhiên, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật canh tác và cải tiến hệ thống sản xuất nên sản lượng dự kiến sẽ tăng từ 1,3 triệu tấn năm 1990 lên 1,7 triệu tấn năm 2010. Lượng cao su xuất khẩu sẽ vẫn ở mức 1,3 triệu tấn/năm. Giá trị gia tăng các sản phẩm cao su dự kiến sẽ ở mức 1,4%/năm trong thời kỳ 1991-2010. Năng suất cao su đạt 1.300 kg/ha năm 1995, 1.500 kg/ha năm 2000 và dự kiến sẽ đạt 1.800 kg/ha năm 2010.

Sản phẩm cao su chiếm thị phần ngày một tăng trong kim nghạch xuất khẩu của Malaysia, từ 2,77 tỷ RM năm 1994 lên 3,99 tỷ RM năm 1997. Năm 1998 là năm Malaysia có kim nghạch xuất khẩu cao su cao nhất, đạt 5,78 tỷ RM. Sau 3 năm liên tục giảm sút: 1990 (-11,9%), 2000 (-7,4%), 2001 (-7%), năm 2001 kim nghạch xuất khẩu bắt đầu được phục hồi, tăng 1,2% và năm 2003 tăng 14,1% đạt 5,2 tỷ RM (945.889 tấn các loại) và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 9 trong nhóm hàng chế tạo. Malaysia vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu găng tay cao su, ống cao su tự nhiên dùng trong y tế và chỉ latex, cung cấp 55% găng cao su, 80% ống cao su và 70% chỉ latex cho nhu cầu trên thế giới.





Malaysia có khoảng 20 triệu ha rừng, tập trung ở hai bang Sabah và Sarawak, sản xuất 37,7 triệu m3 gỗ, xuất khẩu hàng năm 25 triệu m3 gỗ cây và gỗ xẻ. Malaysia khuyến khích phát triển công nghiệp gỗ.


Malaysia có hơn 40 nghìn km đường loại tốt, không ngừng được nâng cấp đến tận những vùng mới phát triển. Tuyến đường cao tốc chạy từ Bắc xuống Nam dài 847 km được mở rộng, thông suốt phục vụ phương tiện ô tô rất thuận lợi. Malaysia là một trong số các nước trong khu vực có hệ thống đường bộ tốt nhất. Mạng lưới vận tải công cộng đã được nâng cấp nhiều hơn trong thủ đô Kuala Lampur và các vùng phụ cận để thống nhất các hình thức vận tải công cộng hiện có với hệ thống xe lửa chở hành khách mới và xe điện. Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm quản lý trục đường quốc lộ chính, gọi là Federal Highway. Các bang chịu trách nhiệm quản lý các đường nội bang.

Đền thờ của người Hoa tại Malaysia











































































Người Malaysia gốc Ấn Độ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà mình







Thêm chú thích


Trong những thắng cảnh nổi tiếng của Malaysia, ngoài cao nguyên Genting người ta còn hay nhắc tới hang động Ba Tu đồ sộ, hoành tráng nằm giữa dãy núi đá vôi thuộc ngoại vi Kuala Kumtur.
 
Không chỉ thu hút khách bốn phương bi những cảnh quan tuyệt mĩ, động Ba Tu còn gắn liền với những điển tích ly kì đến huyền bí, những nghi lễ độc đáo của Ân Độ Giáo.

Được phát hiện đầu tiên vào năm 1878, bi nhà tự nhiên học Mỹ Whornarry cùng bạn đồng hành H.Csyhresssĩ quan Anh.
Thế nhưng, một thời gian dài sau đó, động Ba Tu vẫn bị lãng quên dưới những cánh rừng già. Mãi đến năm 1900, trong lúc tìm kiếm nơim đền thờ các tượng thần, các công nhân Ấn Độ tại Malaysia mới phát hiện ra động.
Sự phát hiện tình cờ động đá được người Ấn xemmột “dấu hiệu” cho thấy thần linh đã chọn đâym nơi ngự trị. Kể từ ngày ấy hang động mang tên Ba Tu (động đá) nhanh chóng trthành thánh địa hành hương của cộng đồng người Ấn Độ sống tại Malaysia.
Hệ thống động Ba Tu bao gồm ba hang lớn, nhiều hang nhỏ nằm rải rác trên rẻo núi đá vôi. Hang nổi tiếng nhấthang đền thờ có chiều dài khoảng 200m, cao gần 100m. Lòng hang thoáng đãng, rộng rãi, có thể chứa hàng ngàn khách mộ đạo.
Cuối hangngôi đền thờ cổ kính, kiến trúc đặc biệt gồm bộ mái trang trí nhiều bức phù điêu sơn phết sặc sỡ, mô tả các câu chuyện truyền thuyết về thần Shiva. Phía sau đền thờcửa vào hang tối dài gần 2km,nơi trú ngụ của vô số đàn dơi từ bao đời nay.
Ngoài ra, hàng ngày nhiều đàn khỉ từ đỉnh núi xuống chầu chực ngay cửa hang xin khách hành hương thức ăn, hoặc nô giỡn đuổi nhau chí chóe trên vách đá khiến cảnh vật thêm hoang dã, sinh động.

Malaysia, người Ấn là cộng đồng người nhập cư lớn thứ hai sau cộng đồng người Hoa, chiếm khoảng 12,4% dân số toàn liên bang (thống kê 2004).
Người Ấn Độ tại Malaysia chủ yếu là người Hindu Tamil từ miền nam Ấn Độ nói tiếng Tamil, cũngcác cộng đồng Ấn Độ khác nói tiếng Telugu, Malayalam và Hindi, sống chủ yếu tại các thị trấn lớn ở ven biển phía tây bán đảo. Quan hệ giữa người Ấn với Malaysia được lịch sử ghi nhận cách nay khoảng 2000 năm và những người Ấn đầu tiên đến bán đảo Malay chính là những thương gia, những viên chức tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thiết lập các khu vực thuộc địa.
Đi cùng với họ là một nền văn hoá truyền thống độc đáo. Văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua nhiều cơ tầng nhưng tiêu biểu và đậm nét nhất đó là dựa trên nền tảng của đạo Hindu (Ấn giáo). Văn hoá Ấn Độ ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng văn hoá của người Malay, nhất là trước khi Malacca cải đạo tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Hồi giáo vào thế kỷ 15.










Người Ấn Độ thờ thần Bò, nên kiêng không ăn thịt bò... Trong Rigvega - tuyển tập những trường ca tại các vùng của Ấn Độ, mà trong số đó có một vài trường ca xuất hiện từ khoảng giữa năm 2000 trước Công nguyên, nói rằng: “Những con bò là thần thánh. Chúng là hiện thân của những phẩm hạnh tốt”. Từ đó đến nay những người theo đạo Ấn bị cấm ăn thịt bò, giết bò hay có hành vi bạo lực đối với chúng. Những con bò nghênh ngang đi dạo trong các thành phố của Ấn Độ, tại New Delhi có đạo luật cấm giết chúng. Đôi khi có người còn bỏ tiền ra mua cỏ cho chúng ăn và coi đó là việc thiện.