Khách sạn bình dân mà giá trên trời
Công viên sư tử biển (Merlion Park): Được mệnh danh là “Biểu tượng chào đón du khách đến Singapore”, Sư tử biển là nơi khách du lịch chụp ảnh nhiều nhất khi đến Singapore. Hàng năm có tới trên 1 triệu khách du lịch ghé chân tham quan nơi này.
Sư tử biển Merlion phun nước trêm vịnh Marina
Công viên sư tử biển với biểu tượng sư tử mình cá Merlion phun nước ra biển là nơi rất tuyệt vời để ngắm toàn cảnh vịnh Marina, Nhà hát hình quả sầu riêng Esplanade cũng như khu cao ốc văn phòng của thành phố. Có một điều mà không phải ai cũng biết là công viên này đã từng được di chuyển năm 2002 cách xa 120m tính từ địa điểm hiện tại với chi phí 7,5 triệu SGD.
Nhà hát Trái Sầu Riêng niềm tự hào của người Singapore
Nhà hát Esplanade - Nhà hát Trái Sầu Riêng: Nếu như Sydney có nhà hát Opera hình vỏ sò nổi tiếng thì người dân Singapore cũng có quyền tự hào với Nhà hát Esplanade - nhà hát hình quả sầu riêng, loại quả rất quen thuộc với những người ở xứ sở miền nhiệt đới.
Hàng ngày, tại đây diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể vào tham quan nhà hát trong vòng 45 phút/ lần với giá vé là 8 SGD.
Gặp anh Nguyễn Ngọc Tương nguyên UVBCH Đảng bộ Hương khê Hà Tĩnh, nguyên Giám đốc Sở NNPTNT Hà Tĩnh sau 20 năm...
Singapore và Malaysia không ăn thịt chim thú. Con công, con chim cu gáy không có gì phải sợ người...
Cây cảnh (là lá dong gói bánh chưng ở Việt Nam). Là cây bản địa, không cần cắt tỉa, mọc tự nhiên, thân thiện, không tốn tiền thuê nhân công chăm sóc cắt tỉa nhiều.
Nhạc nước Sentosa (Song of the sea): Đây là màn biểu diễn nhạc nước thu hút số lượng khách du lịch kỷ lục. Mỗi tối có hai show diễn cố định là vào 19h40 và 20h40 tối. Ngoài ra vào những dịp cuối tuần còn có thêm xuất diễn 21h40. Thời lượng cho một màn trình chiếu là 15 - 25 phút.
Chim Hồng hạc
Cây cầu nối Sigapore với Malaysia |
Eo biển Malacca
Eo biển Malacca nổi tiếng với các cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia. Singapore là điểm cuối cùng ở phía Nam của eo biển này. Năm 2003, một nửa số dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển đi qua Malacca, tương đương với khoảng 11 triệu thùng (1,7 triệu m)/ngày và mức độ nhộn nhịp của các hoạt động buôn bán tại khu vực này được dự đoán là sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao của Trung Quốc.
Điểm hẹp nhất của tuyến vận tải biển qua eo biển Malacca là ở đoạn kênh Phillips của eo biển Singapore. Đây cũng là một trong những điểm thắt cổ chai quan trọng nhất trên thế giới, nơi tiềm ẩn những nguy cơ va chạm, mắc cạn hoặc tràn dầu, cướp biển.
Nơi làm thủ tục hải quan từ Singapore sang Malaysia |
Trùng điệp rừng cọ dầu ở Malaysia |
Malaysia đứng đầu thế giới, chiếm 47% sản lượng và 58% thị phần xuất khẩu của thế giới. Diện tích trồng cọ đến năm 2003 đạt khoảng 3,7 triệu ha, chiếm hơn 60% diện tích đất nông nghiệp. Sản lượng năm 1960 chỉ đạt 91.800 triệu tấn nhưng đến năm 2003 đã đạt khoảng 13 triệu tấn. Malaysia xuất khẩu dầu cọ đi 130 nước, đạt khoảng 19,6 tỷ RM mỗi năm.
Vì lý do giá nhân công tăng và thiếu lao động nên diện tích trồng cao su dự kiến sẽ giảm từ 1,8 triệu ha năm 1990 xuống 1,6 triệu ha năm 2010. Tuy nhiên, năng suất tăng do áp dụng kỹ thuật canh tác và cải tiến hệ thống sản xuất nên sản lượng dự kiến sẽ tăng từ 1,3 triệu tấn năm 1990 lên 1,7 triệu tấn năm 2010. Lượng cao su xuất khẩu sẽ vẫn ở mức 1,3 triệu tấn/năm. Giá trị gia tăng các sản phẩm cao su dự kiến sẽ ở mức 1,4%/năm trong thời kỳ 1991-2010. Năng suất cao su đạt 1.300 kg/ha năm 1995, 1.500 kg/ha năm 2000 và dự kiến sẽ đạt 1.800 kg/ha năm 2010.
Sản phẩm cao su chiếm thị phần ngày một tăng trong kim nghạch xuất khẩu của Malaysia, từ 2,77 tỷ RM năm 1994 lên 3,99 tỷ RM năm 1997. Năm 1998 là năm Malaysia có kim nghạch xuất khẩu cao su cao nhất, đạt 5,78 tỷ RM. Sau 3 năm liên tục giảm sút: 1990 (-11,9%), 2000 (-7,4%), 2001 (-7%), năm 2001 kim nghạch xuất khẩu bắt đầu được phục hồi, tăng 1,2% và năm 2003 tăng 14,1% đạt 5,2 tỷ RM (945.889 tấn các loại) và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 9 trong nhóm hàng chế tạo. Malaysia vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu găng tay cao su, ống cao su tự nhiên dùng trong y tế và chỉ latex, cung cấp 55% găng cao su, 80% ống cao su và 70% chỉ latex cho nhu cầu trên thế giới.
Sản phẩm cao su chiếm thị phần ngày một tăng trong kim nghạch xuất khẩu của Malaysia, từ 2,77 tỷ RM năm 1994 lên 3,99 tỷ RM năm 1997. Năm 1998 là năm Malaysia có kim nghạch xuất khẩu cao su cao nhất, đạt 5,78 tỷ RM. Sau 3 năm liên tục giảm sút: 1990 (-11,9%), 2000 (-7,4%), 2001 (-7%), năm 2001 kim nghạch xuất khẩu bắt đầu được phục hồi, tăng 1,2% và năm 2003 tăng 14,1% đạt 5,2 tỷ RM (945.889 tấn các loại) và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 9 trong nhóm hàng chế tạo. Malaysia vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất, xuất khẩu găng tay cao su, ống cao su tự nhiên dùng trong y tế và chỉ latex, cung cấp 55% găng cao su, 80% ống cao su và 70% chỉ latex cho nhu cầu trên thế giới.
Malaysia có khoảng 20 triệu ha rừng, tập trung ở hai bang Sabah và Sarawak, sản xuất 37,7 triệu m3 gỗ, xuất khẩu hàng năm 25 triệu m3 gỗ cây và gỗ xẻ. Malaysia khuyến khích phát triển công nghiệp gỗ. |
Đền thờ của người Hoa tại Malaysia
Người Malaysia gốc Ấn Độ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà mình
Thêm chú thích |
Người Ấn Độ thờ thần Bò, nên kiêng không ăn thịt bò... Trong Rigvega - tuyển tập những trường ca tại các vùng của Ấn Độ, mà trong số đó có một vài trường ca xuất hiện từ khoảng giữa năm 2000 trước Công nguyên, nói rằng: “Những con bò là thần thánh. Chúng là hiện thân của những phẩm hạnh tốt”. Từ đó đến nay những người theo đạo Ấn bị cấm ăn thịt bò, giết bò hay có hành vi bạo lực đối với chúng. Những con bò nghênh ngang đi dạo trong các thành phố của Ấn Độ, tại New Delhi có đạo luật cấm giết chúng. Đôi khi có người còn bỏ tiền ra mua cỏ cho chúng ăn và coi đó là việc thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.