Hồ Chí Minh và UNESCO
Thứ tư - 26/06/2013 22:09 - Đã xem: 2264
KBCHN: đăng 2 tấm hình chụp mặt trước và sau cuả tấm
huy chương mà tổ chức Liên Hiệp Quốc đã vinh danh lãnh tụ Hồ Chí Minh là
một "Danh Nhân Văn Hoá". Với ai không tin KBCHN không có ý kiến, nhưng 2
tấm huy chương này để trả lời những người xuyên tạc và cố tình hướng
dẫn dư luận để bôi bác một sự kiện có thật hầu muốn hướng dẫn tin LHQ
vinh danh ông Hồ Chí Minh là không có. Họ viễn dẫn là trong thư mục Liên
Hiệp Quốc không có danh hiệu nào là "Danh Nhân Văn Hoá"
UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Thứ sáu - 06/05/2011 23:03
Khóa
họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris (20/10 - 20/11/1987) đã
thông qua Nghị quyết 24C/18.65 về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch
Hồ Chí Minh với tư cách là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa
kiệt xuất của Việt Nam", vào năm 1990.
Nghị
quyết quan trọng này khẳng định những đóng góp quan trọng và nhiều mặt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã, góp phần quan trọng
vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc…
|
"Chỉ
có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay
từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó" - Giám đốc
UNESCO khu vực châu Á - TBD Modagat Ahmet phát biểu tháng 3/1990.
|
Trong Nghị quyết, Đại hội đồng UNESCO cũng khuyến nghị các nước thành viên"cùng
tham gia kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc
tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi
người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người", đồng thời đề nghị ông Tổng giám đốc UNESCO "triển
khai các biện pháp thích hợp để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này,
đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam".
Đây
là văn kiện quan trọng của một tổ chức quốc tế lớn thuộc Liên hợp quốc,
ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu
tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội; là niềm tự hào chung của dân tộc Việt Nam và của cả bầu
bạn quốc tế.
Ý
nghĩa lớn lao là thế, vậy mà, hơn hai mươi năm qua kể từ ngày Nghị
quyết được thông qua, hầu hết chúng ta mới chỉ được biết đến nội dung
của văn kiện này qua bản dịch tiếng Việt đăng trên một số sách, báo, tạp
chí, website…
Đã
có không ít những câu hỏi, nhiều bạn đọc và khách tham quan Bảo tàng Hồ
Chí Minh mong muốn được nhìn thấy "văn bản gốc" của Nghị quyết quan
trọng này.
trang bìa tập biên bản của đại hội đồng UNESCO
khoá họp 24 tại Paris 20/10-20/11/1987.
Quyển 1 : Nghị quyết.
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf Phần cuối trang 134 và trang 135 ghi rõ lý do vinh danh
http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf Phần cuối trang 134 và trang 135 ghi rõ lý do vinh danh
Thời
gian qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tìm được văn bản gốc Nghị quyết của
UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là "Tập
biên bản của Đại hội đồng khóa họp lần thứ 24 tại Paris, từ ngày 20/10 đến 20/11/1987, Quyển 1: NGHỊ QUYẾT", bản in tiếng Pháp.
Đây
là một trong số các tập biên bản báo cáo của Đại hội đồng UNESCO, khóa
họp lần thứ 24, được UNESCO xuất bản đồng thời bằng 6 thứ tiếng (Pháp,
Anh, Ả rập, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nga), trong đó có Nghị quyết số
18.65 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thực hiện Nghị quyết, năm 1990, nhiều hoạt động cụ thể đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới.
Phát
biểu tại hội thảo quốc tế "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng
dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa lớn" ở Hà Nội tháng 3/1990, Giám đốc
UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương Modagat Ahmet, đại diện đặc biệt
của Tổng giám đốc UNESCO, khẳng định: "Hội
nghị UNESCO phiên thứ 24 đã quyết định kỷ niệm 100 năm ngày sinh của
Người vào năm 1990. Đây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ
đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất
vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Điều đó biểu hiện
sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và
công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính
trọng".
Coi việc được tham gia tổ chức các hoạt động kỷ niệm về Hồ Chí Minh "là một niềm vinh dự", ông Ahmet nhấn mạnh: "Chỉ
có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay
từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ
được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân
bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn
cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để
loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này".
Qua
nghiên cứu, chúng tôi thấy bản dịch tiếng Việt đã in trong một số sách,
báo, tài liệu, website… có những câu chữ rất khác nhau, như: Đại hội
đồng = phiên họp toàn thể; nhìn lại = nhắc lại; Nhà văn hóa kiệt xuất =
Nhà văn hóa lớn; biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định quyền dân tộc =
biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc; yêu cầu = đề nghị…
Sự
khác nhau về câu chữ này, phải chăng là do cách dịch ra tiếng Việt từ
các văn bản gốc tiếng Pháp và tiếng Anh có khác nhau nên việc trích dẫn
giới thiệu trong các bài viết, các công trình nghiên cứu cũng có những
câu chữ khác nhau, không thống nhất?
Để
có một văn bản tiếng Việt chuẩn đưa ra trưng bày, giới thiệu cùng công
chúng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam
giúp thẩm định lại từ bản gốc tiếng Pháp và tiếng Anh.
Toàn
văn bản dịch của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về Nghị quyết của Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm 100
năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"18.65. Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại hội đồng,
Nhận
thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và
các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục
tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới,
Nhắc
lại Nghị quyết số 18 C/4.351 thông qua tại khóa 18 Đại hội đồng UNESCO
về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các
sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển
của nhân loại,
Ghi
nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt
Nam,
Nhận
thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định
dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của
nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
Nhận
thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh
của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư
tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong
muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
1-
Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia kỷ niệm 100 năm ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để
tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của
những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của
Người;
2-
Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để kỷ
niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động
kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn
ra ở Việt Nam".
|
- Phạm Công Khái (Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Nguồn tin: Sưu tầm
Sự thật là sự thật. Xin đọc một bản tin ngắn bên dưới mà những người cộng sản đã ca tụng ông Hồ.
Tháng
2 - 1941, Bác Hồ về Pác Bó. Để trực tiếp chỉ đạo phong trào và bồi
dưỡng cán bộ, Bác cho mấy anh em huyện uỷ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) đang
hoạt động bí mật ở cùng với Bác. Ngoài các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ
Anh, Đặng Văn Cáp v.v. đi theo Bác, lúc này trong hang có thêm các đồng
chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Thuỵ Hùng, Đức Thanh và tôi.
Hồi
ấy, có đồng chí Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm phụ trách bảo vệ cơ quan Bác
và tổng Lục Khu. Còn tôi thì được phân công trực tiếp phụ trách tổng Hà
Quảng (gồm những xã Sóc Hà, Nà Sắc và vùng mỏ Sắt bấy giờ), kiêm nhiệm
vụ kiểm tra tổng Thông Nông.
Trước
khi chúng tôi đi xuống cơ sở công tác, bao giờ Bác cũng bảo báo cáo
chương trình, kế hoạch cụ thể cho Bác nghe. Bác bổ sung thêm rồi bảo
chúng tôi nhắc lại thật đúng rồi mới cho đi. Do đó, bọn tôi rất vững dạ,
như người đi rừng có địa bàn trong tay.
Cứ
mỗi lần có đồng chí rời hang là Bác lại lo lắng: lo sao anh em được
bình yên trở về, thoát khỏi mọi sự bất trắc dọc đường. Khi thấy anh em
về, Bác vui hẳn lên. Câu đầu tiên Bác nói là hỏi han sức khoẻ, sau đó
tuyên bố cho anh em nghỉ ngơi, tắm giặt, rồi mới làm việc. Lúc ấy, phong
trào đang lên, công việc rất nhiều, nên anh em chúng tôi không ai muốn
nghỉ, đợi được báo cáo tình hình, xong là đi ngay. Nhưng Bác không nghe.
Thỉnh
thoảng đi công tác về, chúng tôi lại được Bác chia cho kẹo. Hỏi đồng
chí Cáp mới biết đó là quà của nhân dân Pác Bó đi chợ mua về biếu Bác.
Bác chỉ ăn một, hai chiếc. Còn bao nhiêu gói lại, cất vào ống tre, Bác
bảo:
- Để dành cho các chú ấy đi công tác về ăn.
Quà
Bác tuy nhỏ, nhưng cử chỉ của Bác là cả một tình thương, có sức động
viên chúng tôi rất mạnh. Mỗi lần đi lâu ngày mới về, bao giờ Bác cũng
dặn đồng chí cấp dưỡng cố gắng tìm mua thức ăn về “thiết tiệc” anh em.
Gọi là tiệc, nhưng chỉ thêm vài miếng thịt lợn luộc chấm muối.
Ở
hang, nhưng hàng ngày Bác vẫn giữ đúng giờ giấc. Đến giờ, nếu ai ngủ
chưa dậy thì Bác khẽ đánh thức. Song, đối với anh em chúng tôi mới đi
công tác về, Bác bảo anh em khác phải im lặng, giữ ý từng bước chân, để
chúng tôi được ngủ thêm một lúc.
Tôi còn nhớ một lần, đồng chí Đức Thanh đi công tác về bị ốm, nằm liệt giường. Bác buồn lắm. Bác bảo đồng chí Cáp vào rừng lấy lá thuốc về cho đồng chí Thanh uống và xông. Chốc chốc Bác lại đến sờ trán đồng chí Đức Thanh.
Ngồi làm việc ở một góc hang, tôi im lặng theo dõi từng cử chỉ của Bác. Nhìn nét mặt lo âu của Bác, tôi bỗng nhớ đến lúc còn bé, bị ốm chốc chốc mẹ lại sờ trán tôi, nét mặt vui buồn đều gắn vào độ nóng, lạnh trong người tôi truyền qua bàn tay răn reo của mẹ. Cử chỉ của Bác trong lúc này chẳng khác dáng dấp của mẹ tôi khi xưa.
Những
tình cảm sâu sắc của Bác đối với chúng tôi hơn ruột thịt, đã động viên
chúng tôi vượt qua mọi khó khăn gian khổ những năm tháng sống trong hang
giữa rừng.
Tổng số điểm của bài viết là: 299 trong 60 đánh giá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.