12 tập đoàn Nhà nước nợ hơn 218 nghìn tỷ đồng
Vef.vn – 5 giờ trước
Theo đề án tái cơ
cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ
chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là
415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.
Trong đó, hơn một
nửa số nợ tập trung vào 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (218.738 tỷ) chiếm 8,76%
tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng.
Bốn tập đoàn nợ
lớn nhất là:
-PetroVietnam (
72.300 tỷ),
-EVN (62.800 tỷ),
-Vinacomin (20.500
tỷ) và
-Vinashin (19.600
tỷ).
Cũng theo đề án,
có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao
hơn 3 lần.
Đặc biệt có 7 tập
đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần gồm
-TCT Xây dựng Công
nghiệp (Tập đoàn Sông Đà),
-TCT Xây dựng CTGT
1,
-TCT Xây dựng CTGT
5,
-TCT Xây dựng CTGT
8,
-TCT Xăng dầu Quân
đội,
-TCT Thành An và
-TCT Phát triển
đường cao tốc.
Tính đến tháng
10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công
ty đặc biệt và 74 tổng công ty.
Tổng quy mô tài
sản đạt 1.760 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700 ngàn tỷ đồng.
Năm 2010, các DNNN
đóng góp 34% GDP cả nước.
Về kết quả hoạt
động kinh doanh, đa số các DNNN có lãi và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách
nhà nước.
Các tập đoàn lãi
lớn là PetroVietnam, VNPT, Vinacomin, Viettel, Sông Đà, các TCT Lương
thực Miền Bắc, Miền Nam và Thương Mại Sài Gòn.
Tuy nhiên một số
tập đoàn có lỗ lớn như
-EVN ( năm 2010 lỗ
12.313 tỷ, lũy kế hợp nhất 2010 là 24.262 tỷ),
-Vinashin (năm
2009 lỗ 5.000 tỷ theo kết luận của Thanh tra Chính phủ),
-TCT Chè Việt Nam ,
-TCT Dâu Tơ
tằm,
-TCT Xăng dầu Quân
đội,
-TCT Xây dựng
Công trình đường thủy...
Tổng số lỗ lũy kế
của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng
Đề án nhận định:
Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo các yêu cầu
về an toàn tài chính, đang tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh
không hiệu quả. Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia
góp vốn vào ngân hàng TMCP, CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, bất
động sản. Việc đầu tư này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho HĐKD chính còn
hạn chế. Hiệu quả các khoản đầu tư này không cao hoặc không có hiệu quả. (Theo
TTVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.