VÀI NÉT VỀ “CỤ HỒ”
Trần Chung Ngọc
17 tháng 5, 2007 |
Toàn phần: 1
2
PHẦN 1
Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là
không dễ. Đối với những người thuộc giới Chống Cộng Cực Đoan [CCCĐ] hay
Chống Cộng Cho Chúa [CCCC], viết theo cảm tính thù hận Quốc Gia chống
Cộng, hay Công Giáo chống Cộng, trong khi thực sự không hiểu, không
biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Đưa ra
những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng v..v.. nhằm “ám
sát tư cách cá nhân” (character assassination), bằng những từ tục tĩu,
hạ cấp v..v.. cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không
cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và
không cần đến liêm sỉ. Thảm thay, hiện tượng này chúng ta thường thấy
xảy ra trong vài khu rừng diễn đàn truyền thông hải ngoại, nơi đây một
thiểu số người Việt có vẻ như không có mấy trình độ văn hóa, giáo dục
thường lên tiếng. Nhưng viết cho đúng với nhân cách, khả năng, tư tưởng
và con người của Hồ Chí Minh thì quả thật là khó, vì điều này đòi hỏi
trước hết là một sự lương thiện trí thức, một sự hiểu biết đứng đắn về
cuộc đời của ông Hồ, và nhất là, về ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam.
Riêng đối với tôi, viết về ông Hồ lại càng khó hơn, vì xuất thân từ
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, đã cầm súng chống Cộng trong thời gian 8
năm rưỡi, khoảng thời gian tôi ở trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã đi
Mỹ học, và đã về phục vụ trong ngành giáo dục ở miền Nam cho đến ngày
chót, đương nhiên tôi đã ở phía Quốc Gia rồi. Nhưng cuộc chiến Quốc –
Cộng đã chấm dứt hơn 30 năm rồi, bây giờ còn nói đến chuyện Quốc – Cộng
có phải là ngớ ngẩn không? Thời gian chỉ trôi có một chiều, một thế hệ
già nua như chúng tôi đang lần lượt rủ nhau đi vào dĩ vãng để nhường chỗ
cho một thế hệ trẻ hơn, đầy nhiệt huyết, với những kiến thức thời đại,
biết thế nào là con đường quốc gia, dân tộc, và dứt khoát từ chối,
không để cho đầu óc bị ô nhiễm bởi những thù hận của lớp trước, dù các
bậc cha anh vô trí có muốn truyền lại. Với tâm cảnh như trên, vậy tôi
phải viết về ông Hồ ra sao? Viết theo sự hiểu biết giới hạn của mình
thì rất có thể “sai đường lối của một số người đang tham gia cuộc “thánh
chiến chống Cộng”” và phải đội thêm vài cái nón cối nữa. Nhưng chẳng
sao, tôi ở xứ lạnh, mùa Đông sắp đến, càng ấm đầu.
Được đào tạo trong ngành Khoa Học Vật Lý, đối với tôi, sự lương thiện
trí thức phải để lên hàng đầu, và phương pháp khảo cứu mọi vấn đề phải
cẩn trọng, không để cho tình cảm thiên kiến lôi cuốn, tuy tôi tự biết,
vì không có cái mặc cảm của Thượng đế (God complex), nên tôi không thể
tránh khỏi có đôi chút thiên kiến khi viết về lịch sử. Một người nào đó
đã chẳng từng nói: “Người nào viết sử mà không có đôi chút thiên kiến
chắc phải có cái mặc cảm mình là Thượng đế (hay mặc cảm của Thượng đế)
[Those who write about history without bias must have a God complex].
Để giảm thiểu thiên kiến, phương pháp khảo cứu của tôi là đọc nhiều sách
về cùng một vấn đề, rồi từ đó kiếm ra một mẫu số chung. Điều này chưa
hẳn là tuyệt đối đúng, nhưng ít ra cũng không xa sự thực là bao nhiêu.
Riêng về ông Hồ, đọc những tài liệu của giới CCCĐ hay CCCC ở hải ngoại
thì cũng như không đọc, vì không biết thêm được điều gì mới lạ, ngoài
những cường điệu chứng tỏ trình độ thấp kém về lịch sử của người viết.
Còn dùng những tài liệu trong nước, phải gội đầu sẵn để đội thêm vài cái
mũ của những kẻ không hề biết lý luận, không có khả năng thảo luận trí
thức. Không phải là trong những tài liệu thuộc cả hai phe “Quốc-Cộng”
này không có những chi tiết đúng, nhưng những chi tiết này chúng ta cũng
có thể tìm thấy trong kho tàng tài liệu ngày nay trên thế giới, từ tác
phẩm của những nhà nghiên cứu trong môi trường đại học, các chính khách,
cựu tướng lãnh v..v…, và từ các tài liệu có trong các văn khố của một số
quốc gia. Vậy thì tốt hơn hết là đi tìm tài liệu không thuộc hai phe
Quốc, Cộng.
Bài viết này không có mục đích viết tất cả về ông Hồ Chí Minh, tôi không
có khả năng như vậy. Nhân đọc loạt bài ông Minh Võ phê bình cuốn “Ho
Chi Minh, A Life” của William J. Duiker cùng đọc bài khảo cứu, có
thể nói là một bài giáo khoa của giáo sư Sử học Nguyễn Mạnh Quang, về
những vị lãnh đạo Việt Nam trong thời cận đại như Hồ Chí Minh, Bảo Đại,
Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, đăng trên giaodiemonline.com tháng 11,
2006, tôi chỉ muốn bổ túc và thu hẹp trên một vài khía cạnh về ông Hồ
Chí Minh: vị thế của ông Hồ Chí Minh trên chính trường quốc tế, trong
lòng dân tộc Việt Nam, và nhất là, phải chăng ông là người Cộng sản cực
đoan, tay sai của Nga Sô và Trung Cộng như một số người chống Cộng cực
đoan ở hải ngoại, điển hình là ông Minh Võ, thường rêu rao.
Còn những
con cờ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, và Nguyễn Văn Thiệu của Pháp và Mỹ thì có
lẽ không cần phải nhắc tới. Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã viết quá đủ về
những nhân vật này rồi, nhất là về ông “Phán Quan Tây Ban Nha” Ngô Đình
Diệm.(Link:
Trước khi đi vào những vấn đề này, tôi có một nhận xét tổng quát về
những luận điệu xuyên tạc, đả kích ông Hồ Chí Minh của một số người có
vẻ như không có mấy trình độ. Không có gì ngu xuẩn hơn là so sánh ông
Hồ với Hitler. Những người này hầu như không hề biết gì đến dư luận thế
giới, nhất là trong các nước tiến bộ Âu Mỹ, đã nhận định về ông Hồ Chí
Minh như thế nào. Hãy vào Internet đánh tên Ho Chi Minh thì sẽ thấy Thế
giới đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào. Hay hãy đọc những cuốn sách về
chiến tranh Việt Nam của các học giả, tướng lãnh Mỹ, và ngay cả hai cuốn
In Retrospect và Argument Without End của cựu Bộ Trưởng
Quốc Phòng Robert McNamara. Phần nhận định tích cực về Hồ Chí Minh tràn
ngập so với phần tiêu cực thưa thớt của một số người Việt hải ngoại mà
tên tuổi không đáng kể, và chỉ như những con đom đóm lập lòe trên vài
diễn đàn điện tử ít có giá trị trí thức của đám người Việt còn mang nặng
lòng hận thù Quốc-Cộng, chống Cộng cuối mùa, chống Cộng khi đã không còn
Cộng..
Và những người muốn hạ bệ Hồ Chí Minh để vinh danh “chí sĩ” Ngô Đình
Diệm của họ nhân dịp 1/11 thì hãy kiếm đọc cuốn “Những Bạo Chúa,
100 Tên Chuyên Quyền và Độc Tài Ác Nhất Trong Lịch Sử” (Tyrants,
History’s 100 Most Evil Despots and Dictators) của Nigel Cawthorne,
Barnes & Noble, NY, 2004, trong đó chúng ta có thể thấy những tên
quen thuộc như Tần Thủy Hoàng, Võ Hậu, Từ Hi, Richard III, Mary I,
Ceasar Borgia v..v.. và trong thời cận đại: Hitler, Mao Trạch Đông,
Stalin, Pol Pot, Sadam Hussein, Kim Jung II, và, lạ lùng thay, có cả
tên Ngô Đình Diệm (President of South Vietnam) mà lại không có
tên Hồ Chí Minh trong danh sách này. Mỗi tên trong danh sách đều có
kèm theo một tiểu sử ngắn và sơ lược những hành động chuyên quyền và độc
tài của nhân vật đó. Thế này là thế nào, chẳng có lẽ Nigel Cawthorne
cũng như nhiều trí thức Tây phương đều là tay sai của CSVN, hay là những
người ngu cả hay sao?
Cách đây sáu năm, năm 2000, sử gia William J. Duiker có xuất bản cuốn
“Ho Chi Minh, A Life”. Cuốn này được giới trí thức, học giả Âu Mỹ
đánh giá khá cao và cho rằng đó là một cuốn nghiên cứu sâu rộng nhất về
con người và sự nghiệp của ông Hồ Chí Minh. Đọc Duiker và phối kiểm với
những đoạn viết về ông Hồ của nhiều tác giả khác trong thế giới Tây
phương, chúng ta có thể rút tỉa ra những điều không xa với sự thật là
bao nhiêu.
Trước hết, quốc tế đối với ông Hồ ra sao? Tôi xin được nhắc lại một
đoạn trong bài của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang mà giáo sư đã trích dẫn từ
cuốn “Ho Chi Minh” của William J. Duiker:
“Khi tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì
khắp địa cầu đưa ra nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai
mươi hai ngàn (22000) bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia
trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt
Nam. Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ
chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc
Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh
hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng
dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô
Viết.” Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận
xét về ông với những lời ca tụng ông như là một người bảo vệ những
người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là
tinh túy của “dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự
tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và
thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam
Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình
thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính
giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.”
Phản ứng từ các thủ đô Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch
Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống
Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa
ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật
là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có
khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch
thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế
thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng
khăng chống lại chế độ Hà Nội cũng đánh giá ông bằng những lời lẽ kính
trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến
đấu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là
người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới.”
Nguyên văn: (“The news of Ho Chi Minh’ s death was greeted with a
outpouring of comment from around the globe. Eulogies flowed in from
major world capitals, and Hanoi received more than twenty-two thousand
messages from 121 countries offering the Vietnamese people condolences
for the death of their leader. A number of socialists states held
memorial services of their own and editorial comment were predictable
favorable. An official statement from Moscow lauded Ho as a “great son
of the heroic Vietnamse people, the outstanding leader of the
international Communist and national liberation movement, and a great
friend of the Soviet Union.” From the Third World countries came praise
for his role as a defender of the oppressed. An article published in
India described him as the essence of “the people, the embodiment of the
ardent aspiration for freedom, of their endurance and struggle.” Others
referred to his simplicity of manner and high moral standing. Remarked
an editorial in Uruguayan newspaper: “He had a heart as immense as the
universe and in a boundless love for the children. He is a model of
simplicity in all fields.”
Reaction from Western capitals was more muted. The White House refrained
from comment, and senior Nixon administration officials followed suite.
But attention to Ho’s death in the Western news media was intense.
Newspapers that supported the antiwar cause tended to describe him in
favorable terms as a worthy adversary and a defender of the weak and
oppressed. Even those who had admandtly opposed the Hanoi regime
accorded him a measure of respect as one who had dedicated himself first
and foremost to the independence and unification of his country,
as well as a prominent spokeperson for the exploited peoples of the
world.”) [Đây là đoạn đầu của Chương cuối: “Epilogue: From Man To
Myth” , trang 562. TCN]
Trên đây, Duiker đã viết lại một sự kiện. Sự kiện này, hơn gì
hết, đã loại bỏ tất cả những gì mà một số người Việt hải ngoại hay ở
trong nước viết tiêu cực theo cảm tính về ông Hồ. Cho nên bất kể những
luận điệu nhằm hạ uy tín của ông Hồ đều không thể thuyết phục được ai,
ít nhất là trong giới hiểu biết, nhất là những luận điệu này lại thuộc
loại hạ cấp, đầy hận thù, vụn vặt, chỉ nhắm vào những tiểu tiết mà không
nhìn thấy những mặt to lớn của sự việc, và chỉ có thể lấy được sự đồng
tình của một số người nhỏ nhoi thu hẹp trong cộng đồng người Việt ở hải
ngoại..
Có một bài viết về ông Hồ Chí Minh của Wilfred Burchett khá hay: Ho
Chi Minh: An Appreciation (pipeline.com). Wilfred Burchett là một
ký giả Úc nổi tiếng, đã từng được Ngoại Trưởng Henri Kissinger nhờ làm
trung gian liên lạc giữa Mỹ và Hà Nội. Năm 1968, ông đã viết một cuốn
có tính cách tiên đoán: “Việt Nam Sẽ Thắng” (Vietnam Will Win) và
năm 1977 ông xuất bản cuốn “Châu Chấu Và Voi: Tại Sao [Nam] Việt Nam
Sụp Đổ” (Grasshoppers and Elephants: Why Vietnam Fell). Theo tôi,
Burchett viết hay, không phải vì tác giả ca tụng ông Hồ, mà tác giả đã
viết về những gì đã tạo nên ông Hồ: Không phải thuần túy chỉ là
Marx, là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2000 năm chống
ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ. Có thể nói, tác giả hiểu
Việt Nam hơn rất nhiều người tự cho mình là trí thức. Chúng ta hãy đọc
vài đoạn trong bài của Burchett:
“Chính
sách của Mỹ là làm cho người Việt Nam cảm thấy mình thuộc một sắc dân
thấp kém (racial inferiors), không có quyền về căn cước quốc gia
(have no right for national identity). Họ thường bị gọi là “gooks”,
“slopes” và “dinks”, và trên những phúc trình chính thức, làng Mỹ Lai
trở thành “Thành phố hồng” (Pinkville) [có nghĩa là thành phố CS]
và dân làng bị tàn sát chỉ là “những người Á đông” (oriental human
beings). [với ý coi thường, miệt thị]
Sự thực là người nông dân Việt Nam nghèo khó nhất, ngay cả thất
học, về phương diện văn hóa và đạo đức thường cũng cao hơn người Mỹ
(Reality is that the
humblest Vietnamese peasant, even illiterate, is usually culturally and
morally superior to his American adversary.). Hắn ta biết nhiều hơn
về lịch sử đất nước của hắn – không chỉ vì đất nước hắn có vài ngàn năm
lịch sử nhiều hơn Mỹ để mà biết đến – mà vì những điều này đã thấm vào
trong người hắn từ sữa mẹ (literally absorbs it with his mother’s
milk). Ngay từ bé, hắn sống lên trong một môi trường tràn ngập với
những câu chuyện về gia tài lịch sử, hoặc được kể ngay khi còn nằm trong
lòng mẹ, hoặc qua những màn kịch diễn lại những trang sử oai hùng của
2000 năm lịch sử chống ngoại xâm của những gánh hát di động, hoặc những
truyền thuyết về các “thần hoàng làng”, [thường là các anh hùng giúp
nước của xóm làng, được nhà Vua sắc phong], hoặc là những câu chuyện
về tổ tiên đã bảo vệ non sông như thế nào, hoặc là những chuyện đau khổ
của người dân bị đàn áp bởi ngoại nhân nên đòi hỏi một sự đứng lên để
chống đối v..v… Sự hiểu biết về 2000 năm tranh đấu chống kẻ xâm lăng có
đầy trong dòng máu của người nông dân chân lấm tay bùn nghèo khó nhất.
Chỉ một điều này cũng là một nguồn dũng cảm và sức chịu đựng vô tận, một
sự tin tưởng vào tương lai và coi thường những kẻ toan tính phá vỡ những
đức tính mà những chuyên viên trong cái “hồ tư duy” (think tank)
[của Mỹ] không thể hiểu được (The knowledge of two thousand
years' struggle against invaders is in the bloodstream of the humblest,
mud-stained peasant. This alone is an inexhaustible source of courage
and stoicism; of confidence in the future and contempt for those who try
to wreck the present-qualities incomprehensible to the "think tank"
specialists.).
Ông Hồ Chí Minh là mẫu mực thu nhỏ của tất cả những điều trên. Và
đúng là, cũng như một cái gì đó trong mỗi người Việt Nam đều có trong
Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những
người Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là
sâu đậm (Ho Chi
Minh epitomizes all this. And just as there was something of every
Vietnamese in Ho Chi Minh so there is something of Ho Chi Minh in almost
every present-day Vietnamese, so strong is his imprint on the
Vietnamese nation.) .
Một vấn đề mà Tổng
thống Nixon cũng như các vị tiền nhiệm có thể không lưu ý đến nhưng chắc
chắn là dân Việt Nam không thể không biết, đó là Hồ Chí Minh là của
toàn thể quốc gia Việt Nam
(that Ho Chi Minh belongs to the whole Vietnamese nation.) Không có
một lằn danh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa
lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được
chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam –
trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ.
(No line arbitrarily drawn along the 17th parallel could divorce the
people of the South from Ho Chi Minh because his capital happened to be
on the northern side of the line. Ho Chi Minh was the accepted leader
and source of inspiration for all Vietnamese - except the handful who
served Japanese, French and American masters in turn.)
Lẽ dĩ nhiên, một số người
Việt “Quốc Gia” ở hải ngoại không thể đồng ý với nhận định trên, điều
này có lẽ cũng không lấy gì làm khó hiểu. Nhưng trên phương diện nghiên
cứu trí thức, một câu hỏi cần được đặt ra: có bao nhiêu phần đúng trong
nhận định của Burchett? Nếu chúng ta thuộc lịch sử Việt Nam, nếu chúng
ta biết đến những truyền thống trong xã hội làng mạc Việt Nam, nếu chúng
ta để tâm nghiên cứu về hai cuộc chiến ở Việt Nam, với Pháp rồi với Mỹ,
thì có lẽ chúng ta không cần đặt ra câu hỏi trên.
Vấn đề tiếp theo tôi muốn
nói đến là: ông Hồ Chí Minh là con người Cộng Sản như thế nào? Chúng ta
biết rằng, ông Hồ Chí Minh chưa bao giờ phủ nhận mình là người Cộng Sản
và đã từng khẳng định là Lenin đã gây cảm hứng cho ông trong công cuộc
giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng muốn hiểu ông Hồ là người Cộng
sản như thế nào, có lẽ chúng ta nên biết đến quan niệm của một số trí
thức ngoại quốc, những người thường ở trong môi trường đại học, đặt sự
tôn trọng sự lương thiện trí thức lên hàng đầu, và vì chính uy tín của
họ, nên không thể viết theo cảm tính mà không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay
tự hạ mình rơi vào vòng tranh chấp Quốc-Cộng mà họ không thuộc phe nào
và không có lý do gì để ủng hộ hay chống đối một phe nào..
Chúng ta hãy đọc vài đoạn
trong bài của Stanley I. Kutler điểm cuốn “Ho Chi Minh, A Life”, Kutler
là tác giả cuốn "The Wars of Watergate" và là chủ biên của
"The Encyclopedia of the Vietnam War." . Stanley Kutler cho rằng
trong tác phẩm của mình, Duiker đã viết về một nhà cách mạng ái
quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin [A patriot
closer to Thomas Jefferson than to V.I. Lenin]. (Điều này, không phải
chỉ có mình Duiker mới nhận định như trên, mà một số tác giả Mỹ khác
cũng có cùng một nhận định như vậy. TCN)
Trước hết, Kutler cho rằng chế độ thực dân đã cáo chung một thế kỷ nay
rồi và vai trò của ông Hồ đã đi vào quá khứ. Ngày nay, Việt Nam là một
phần của nền kinh tế toàn cầu, có nghĩa là có những liên doanh mang lại
lợi nhuận cho chính phủ, cho một số viên chức được ưu đãi, và cho những
công ty Tây phương. Nhưng Kutler ghi nhận là:
“Tuy nhiên, thế giới có một bộ mặt khác vì ông Hồ, và những người
như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc
gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược
ngoại quốc.” (Nevertheless, the world is a different place
because of Ho, and others like him, who agitated, fought and died to
liberate their lands from the stigma and yoke of foreign tyranny.)
Sau đó Kutler viết: “Duiker đã đi quá sự tranh luận đơn giản trong
thời Chiến Tranh Lạnh về vấn đề ông Hồ là người Cộng sản theo chính
thống Mác-Lênin hay là một nhà ái quốc quốc gia, hiến thân cho cuộc giải
phóng và thống nhất đất nước?” (Duiker has moved beyond the
simplistic Cold War debate of whether Ho was a dedicated Communist,
beholden to Marxist-Leninist orthodoxy, or whether he was a patriot and
a nationalist, dedicated to freeing and uniting his country.)
“Duiker đã nhận định đúng, Hồ Chí Minh có căn rễ sâu đậm trong phong
trào Cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn luôn là một người quốc gia đã mang
lại sự lãnh đạo, viễn kiến và sự cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân
tộc tự quyết “ (Duiker rightly notes that Ho had deep
roots in the international Communist movement; but he was a constant
nationalist who provided leadership, vision and a firm commitment to the
principle of self-determination.)…
“Ông Hồ không hề nao núng khi dùng chủ nghĩa Cộng Sản cho những
mục đích quốc gia. Lời tuyên bố của ông: “các dân ở
Đông Dương vẫn sống và sẽ còn sống mãi” khó mà phù hợp với chủ nghĩa
Mác. Duiker nhấn mạnh là, đối với ông Hồ, độc lập quốc
gia bao giờ cũng là mục tiêu chủ yếu, trong khi chủ thuyết về một cộng
sản không tưởng vẫn là một vấn đề mơ hồ, bất định cho tương lai”
[Ho unabashedly used communism for his own nationalist ends. His
statement that "the peoples of Indochina still live and will live
forever" is hardly compatible with Marxism. Duiker insists that for
Ho, national independence always was the primary goal, while the
doctrine of a communist utopia remained a vague, indefinite matter for
the future.] Duiker cũng nhắc lại cho chúng ta là rất tiếc vì
những nhận định hời hợt về cuộc Chiến Tranh Lạnh mà Paris và rồi
Washington đã thất bại không nắm lấy tay ông Hồ, để đưa đến những hậu
quả sâu đậm cho người Việt Nam và cho thế giới (Duiker painfully
reminds us that external Cold War considerations led to the failure of
Paris and then Washington to grasp Ho's hand, resulting in profound
consequences for the Vietnamese people and the world.)
Lẽ dĩ nhiên, cuốn “Ho Chi Minh, A Life” của Duiker không làm
những người mang nặng lòng hận thù Cộng Sản hài lòng, và họ đã lên tiếng
chê sử gia Duiker cũng như tất cả các tác giả Âu Mỹ viết về ông Hồ mà
không đúng ý họ là ngu dốt, là những người ngoại quốc, đâu có biết gì về
ông Hồ bằng người Việt Nam. Chỉ có những người vô tên tuổi, vô văn hóa,
và chẳng biết gì mấy về Việt Nam như họ mới có thể biết rõ về ông Hồ, dù
rất có thể họ chưa bao giờ thấy mặt ông Hồ, và chỉ biết ông Hồ qua những
luận điệu tuyên truyền chống Cộng ở hải ngoại và qua vài chi tiết lặt
vặt trong những tác phẩm của những người sau này chống Đảng như Vũ Thư
Hiên, Bùi Ngọc Tấn, Bùi Tín, Nguyễn Minh Cần v..v.... Điển hình cho
loại người này trên Internet là Minh Võ, một người rất năng nổ trong
chiến dịch “No Hồ” ở hải ngoại, viết trên diễn đàn điện tử Đàn Chim
Việt, một diễn đàn có vẻ như là nơi để cho một số người nhân danh tự do
ngôn luận vào đó chửi lộn. Minh Võ đang cố gắng phá đổ cái mà ông ta
gọi là “thần tượng Hồ Chí Minh”, dù rằng chẳng có ai coi ông Hồ là thần
tượng, vì hầu như mọi người dân trong nước đều coi ông Hồ đơn giản là
“Bác Hồ”. Nhưng trình độ hiểu biết, khả năng lý luận, và thủ đoạn bịa
đặt sự kiện của ông Minh Võ không cho phép ông ta đạt được mục đích, cho
nên những điều ông ta phê bình Duiker cũng như những điều ông ấy viết về
ông Hồ không có mấy giá trị trí thức, để lộ rõ một kiến thức kém cỏi và
viết với một tâm trạng thù hận và thiếu sự lương thiện trí thức trong
đó. Điều này chúng ta có thể chứng minh rất dễ dàng, nhưng tôi để cho
phần sau.
Trước hết chúng ta hãy đọc thêm vài tài liệu về ông Hồ:
Trong tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004,
một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et
Communisme” có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme
Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự
tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài
chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí
Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist). Giáo sư
Brocheux viết, trang 33:
Đối với Quốc (Nguyễn Ái Quốc), chủ thuyết Mác Lênin đã đưa lên
những phương tiện hành động, như là ông ta đã giảng giải nhiều năm sau:
“Chúng ta phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như
Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà
không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ
khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc
lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai
lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn
nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền
Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình
vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một
sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ
thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.”
(Pour Quoc, le marxisme-léninisme offre des moyens
d’action, comme il l’a expliqué des années plus tard: “Vous devez
comprendre qu’arracher l’indépendance à une puissance comme la France
est une tâche formidable qu’on ne peut accomplir sans une aide
extérieure et pas nécessairement une aide en armes mais sous la forme de
conseils et de contacts. On ne gagne pas l’indépendance en jetant des
bombes et par des actes de ce type. Ce fut l’erreur que les premiers
révolutinaires commirent. On gagne l’indépendance en s’organisant et en
se diciplinant. On a aussi besoin d’une foi, d’un évangile, d’une
analyse pratique, on peut même parler d’une bible. Le
marxisme-léninisme m’a fourni cette panoplie.)
Thực ra thì có lẽ ông Hồ muốn nói đến Những Luận Đề
Về Những Vấn Đề Quốc Gia Và Thuộc Địa (Theses on The National and
The Colonial Questions) của Lê-nin đưa lên trong Đại Hội II Cộng Sản
Quốc Tế (Second Congress of the Communist International) vào năm
1920 để nghị thảo mà ông biết đến trong Đệ Tam Quốc tế. Chúng ta đã
biết, chính ông Hồ Chí Minh đã thành thực công nhận là mới đầu ông không
hiểu hết những từ và ý tưởng chính trị khó khăn trong bản văn trên,
nhưng rồi đọc đi đọc lại ông mới thấm và hiểu rõ, và ý thức được là
những luận đề này đã giúp cho ông ta thấy con đường thích hợp nhất để
cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách thuộc địa, thực dân. Và ông Hồ đã
thành công.
Chúng ta hãy đọc tiếp vài đoạn khác của Giáo sư
Brocheux. Trước hết là một tài liệu trích dẫn từ một tài liệu trong
văn khố của Nga Sô, mới được sử gia Alain Ruscio phổ biến năm 1990,
trang 34-36:
“Năm 1934, Ông Hồ trở lại Moscou. Stalin đã nắm chắc
quyền lực, và những cuộc thanh trừng lớn bắt đầu năm 1937. Có vẻ như
con người Hồ Chí Minh tương lai là nạn nhân, vì từ ngày trở lại Moscou,
ông ta không được tin cậy để giao phó cho một trách nhiệm nào.
Không còn nghi ngờ gì nữa người ta đã trách cứ là ông ta ngả về tinh
thần quốc gia trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì tinh thần cách
mạng vô sản quốc tế.”
(En 1934, il est de retour à Moscou. Staline raffermit
son pouvoir, les grandes purges vont débuter en 1937. Il apparait avec
certitude que le futur Ho Chi Minh faillit en être victime car, depuis
son retour, il ne s’est vu confier aucune responsabilité. Sans doute
lui reproche-t’on de préférer le nationalisme qui sous-tend le combat
anti-colonial à l’internationalisme de la révolution prolatérienne.)
“Về vấn đề này, ông Hồ đã bày tỏ quan điểm của mình
từ năm 1924.. Được huấn luyện về cách mạng và chủ thuyết Marx bởi Tây
phương, tuy nhiên Quốc đã nhìn theo đặc tính Á Đông: “Cuộc đấu tranh
giai cấp ở Đông phương không giống như ở Tây phương. Marx đã xây dựng
lý thuyết của mình trên một căn bản triết lý nào đó của lịch sử. Nhưng
là lịch sử nào? Đó là lịch sử Âu Châu. Nhưng Âu Châu là gì? Không
phải là tất cả nhân loại.”
(À ce sujet, il a expliqué son point de vue dès 1924…
Éduqué par l’Occident à la révolution et au marxisme, Quoc est pourtant
persuadé, de la spécifícité de l’Orient: “ La lutte de classes ne se
manifeste pas en Indochine comme en Occident.” ; Marx a bâti sa doctrine
sur une certaine philosophie de l’histoire. Mais quelle histoire?
Celle de l’Europe. Mais qu’est ce que l’Europe? Ce n’est pas toute
l’humanité).
“Hồ Chí Minh có thực sự là mgười Mác-xít không? Hay
ông ta chỉ là người Quốc Gia sau lớp sơn đỏ, như một thành viên Cộng Sản
Quốc Tế, ông M. N. Roy, người Ấn Độ, đã nói? Vấn đề này đáng được đặt
ra.. Nếu chắc chắn là ông ta đã đọc bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản,
nếu đã nhiều lần ông ta nói là chịu ảnh hưởng trí thức và chính trị của
Lê-nin, thì sự gắn bó của ông với chủ nghĩa Mác không bao giờ có tính
cách giáo điều.“
(Ho Chi Minh était-il vraiment marxiste? Ou n’était-il
qu’un “nationaliste peint en rouge”, comme l’a dit un membre du
Komintern, l’Indien M.N. Roy? La question mérite đêtre posée… S’il a
certainement lu le Manifeste du Parti Communiste, s’il dit maintes
reprises sa dette intellectuelle et politique envers Lénine, son
adhésion au Marxisme ne fut, pour autant, jamais dogmatique.)
“Năm 1963, người Cộng Sản Lưu Thiếu Kỳ đã phác họa
một hình ảnh chính trị của ông Hồ, nếu đúng, cho thấy một vị thế không
thoải mái [của ông Hồ] đưa đến một sự gắn
bó đôi đàng với lòng yêu nước chấp nhận thỏa hiệp, và chủ nghĩa xã hội
độc quyền: “Hồ luôn luôn là người hữu khuynh.. Khi chiến tranh Đông
Dương chấm dứt, ông ta không thể quyết định là thiết lập một chế độ tư
bản hay một chế độ theo xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi đã quyết định cho
ông ta.””
(Le communist Chinois Liu Shaoqi esquisse en 1963 un
portrait politique de Ho qui, s’il est exact, indique la position
inconfortable qui résulte d’une double adhésion au patriotisme
consensuel et au socialisme exclusif: “Ho a toujours été un droitiste..
Lorsque la guerre d’Indochine prit fin, il ne put se décider à choisir
d’instaurer soit un régime capitaliste soit un régime socialiste. Ce
fut nous qui décidâmes pour lui.”)
“Không có gì minh họa rõ hơn sự tương phản giữa Hồ
Chí Minh và những người lãnh đạo cộng sản là những trao đổi quan niệm
của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ với ông Hồ Chí Minh vào năm 1960.
Ông Hồ đã tuyên bố rằng ngay cả việc giết kẻ thù cũng không được đạo
đức; Mao đã trả lời ông ta: “Tưởng Giới Thạch giết, tôi giết, đó không
phải là một vấn đề đạo đức. Và Lưu Thiếu Kỳ thêm vào là viện đến đạo
đức khi ta phải đối phó với những tên tư bản chống cách mạng là không
thích đáng .”
(Rien n’illustre mieux le contraste entre Ho Chi Minh et
d’autres dirigeants communistes que les propos que Mao Zedong et Liu
Shaoqi tinrent à Ho Chi Minh en 1960. Ho avait déclaré qu’il n’était
pas moral de tuer même ses adversaires; Mao lui répliqua: “Chiang
Kaishek tue, je tue, ce n’est pas une question de morale.” Et Liu
Shaoqi de renchérir qu’il n’était pas pertinent d’invoquer la morale
lorsqu’on avait affaire aux contre-révolutionnaires capitalistes.)
Trong cuốn “The Vietnam War Almanac, General Editor: John S.
Bowman, Barnes & Noble Books, NY, 2005”, trang 493, cũng có viết:
“Ông Hồ ít quan tâm đến những chi tiết tế nhị của chủ thuyết Mao và
Lê-nin; thiên tài của ông ta là về hành động chính trị, và lý tưởng của
ông ta có thể khá co dãn chừng nào mà nó đưa tới mục đích đã ám ảnh ông
ta: nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.” (Ho was less concerned
with niceties of doctrine than Mao and Lenin; his genius was for
political action, and his ideology was capable of considerable
stretching as long as it tended toward the purpose that obsessed him:
the independence and unification of Vietnam.)
Trong cuốn Cracks In The Empire, South End Press, Boston, 1981,
Paul Joseph, Giáo sư xã hội học, đại học Tufts, viết, trang 83:
“Dù rằng thiếu bằng chứng, Washington tiếp tục cho rằng cuộc đấu
tranh chống Pháp (ở Việt Nam) là do sự hứng khởi và chỉ đạo từ
Liên Bang Sô Viết. Thí dụ, trong bức công điện gửi cho Thủ Tướng (Pháp)
Ramadier, đại sứ Mỹ vẫn sai lầm cho rằng Việt Minh là một phong trào mà
“triết lý và tổ chức chính trị đều phát khởi từ và bị kiểm soát bởi
điện Kremlin. Tuy vậy tình báo Mỹ đã cố gắng, và thất bại, để kiếm ra
bằng chứng là có mối liên hệ kiểm soát giữa Moscou và Hồ Chí Minh.
Một công điện của Bộ ngoại giao gửi cho đại sứ Mỹ ở Trung Quốc viết
“Bộ không có bằng chứng nào về sự nối kết trực tiếp giữa ông Hồ và
Moscou nhưng cho rằng có.”
(Despite a lack of evidence,Washington continued to perceive the
anti-French struggle (in Vietnam) as something inspired and directed
from the Soviet Union. For example, in the cable to Premier Ramadier
cited above, the American embassador falsely maintained that the
Vietminh was a movement whose “philosophy and political organization
emanated from and was controlled by the Kremlin.” Yet American
intelligence had tried, and failed, to substantiate the existence of
controlling ties between Moscou and Ho Chi Minh. A State Department
cable to the US Ambassador in China read “the Department has no evidence
of a direct link between Ho and Moscou but assumes it exists..)
Marilyn B. Young, trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990,
HarperPerennial, New York, 1991, viết, trang 4:
“Trong vài năm tới, những văn bản Hồ Chí Minh viết bị tố cáo vì những
“mùi hôi quốc gia” trong đó, và sự ủng hộ của ông Hồ về một liên minh
rộng rãi bao gồm cả các địa chủ cỡ nhỏ và trung bình, miễn là họ yêu
nước, bị đả kích là kẻ xét lại và là kẻ hợp tác (với kẻ thù).
Phải mười năm sau sự tranh luận đắng cay về mối liên hệ giữa cách mạng
quốc gia và cách mạng xã hội mới được giải quyết, theo đường lối lúc
đầu đưa ra bởi ông Hồ, sự thành lập Việt Minh (Việt Nam Cách Mệnh
Đồng Minh Hội.”
(Over the next few years, Ho Chi Minh’s writings were denounced for
their “nationalist stench”, and his support for a broad alliance that
could include even small and medium landowners, provided they were
patriotic, was attacked as reformist and collaborationist. A decade
would pass before this bitter debate on the relationship between
national and social revolution was resolved, along the lines initially
by Ho, in the formation of the Viet Minh.)
Trên đây chỉ là vài tài liệu trong số hàng trăm tài liệu khác có những
nhận định tương tự rải rác trong những cuốn sách mà tôi đã đọc. Lẽ dĩ
nhiên, tôi không thể nào trích dẫn tất cả những nhận định ấy trong phạm
vi một bài viết như thế này. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và thích
hợp trong một cuốn sách viết ông Hồ hơn. Nhưng qua những tài liệu trên,
chúng ta có thể thấy rằng ông Hồ không phải là tay sai của Nga và Tàu
như một số người có đầu mà không có óc cố tình lên án ông ta là tay sai
của Đệ Tam Quốc Tế, hay tệ hơn nữa là “điệp viên của Cộng Sản Quốc tế”
[Minh Võ]. Họ không hề biết chính trị của ông Hồ giữa Nga và Tàu, đã
khôn khéo từ chối không nhận đề nghị của Nga cũng như Tàu gửi quân tình
nguyện vào đánh giúp. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn Ho Chi
Minh của Jules Archer, Chương 9: “Giữa Con Gấu Nga Và Con Rồng
Tàu” (Between Russian Bear and Chinese Dragon), trang 109:
“Đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 10 năm Cách Mạng Trung Quốc, ông Hồ cẩn
thận đứng giữa Mao Trạch Đông và đại diện của Nga Sô, Miklai Suslov.
Trong những cuộc đàm phán riêng, ông Hồ đã thành công lấy được sự hứa
hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moscou để tăng gia giúp thêm vũ khí và viện trợ
dân sự, nhưng khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện
hay cố vấn quân sự đến Việt Nam. Ông Hồ biết
rõ là nếu để cho con gấu Nga hay con rồng Trung Hoa được đặt chân vào
cửa ngõ Hà Nội thì dần dần cửa ngõ này sẽ bị cưỡng bách mở rộng ra cho
đến khi Bắc Việt mất đi nền độc lập và trở thành một quốc gia bị chiếm.”
(Visiting Peking in 1959 for the 10th anniversary of the
Chinese Revolution, Ho was careful to stand between Mao Tse-Tung and
Chief Soviet Delegate Mikhail Suslov. In private negotiations, he
managed to win pledges of additional arms and aid from both Peking and
Moscou, but adroitly declined their offers to send “volunteer” troops or
military advisers. Ho knew that if either the Russian bear or the
Chinese dragon were allowed to trust a foot inside Hanoi’s door, that
door would gradually be forced open until North Vietnam lost its
independence and became a captive nation.)
Đọc về ông Hồ chúng ta thấy rõ Mỹ và Pháp, vì những nhận định chính
trị sai lầm, đã càng ngày càng đẩy ông ta về phía Cộng Sản, và ông ta
không có con đường nào khác, vì để thực hiện mục đích không hề thay đổi
của ông là thực hiện nền độc lập và thống nhất của Việt Nam, nên ông ta
cần đến các đồng minh. [Hãy nghĩ đến chuyện ông viết 8 bức thư cho Tổng
Thống Truman, đến chuyện Mỹ giúp 80% quân phí cho Pháp trở lại tái lập
nền đô hộ ở Đông Dương, và rồi dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm, vi phạm
hiệp định Genève, ngăn chận cuộc bầu cử vào năm 1956 để thống nhất đất
nước.]
Cuối cùng, vị thế của ông Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam ra sao?
Chúng ta đã biết, Wilfred Burchett đã nhận định ở trên:
Hồ Chí Minh là của
toàn thể quốc gia Việt Nam
(that Ho Chi Minh belongs to the whole Vietnamese nation.) Không có
một lằn danh giới nào ở vĩ tuyến 17 có thể làm cho người dân miền Nam xa
lìa Hồ Chí Minh dù rằng thủ đô được đặt ở miền Bắc. Hồ Chí Minh đã được
chấp nhận là lãnh tụ và là nguồn cảm hứng cho mọi người Việt Nam –
trừ số người đã lần lượt phục vụ những quan thầy Nhật, Pháp, rồi Mỹ.
Nhận định này đúng hay
sai? Có lẽ câu trả lời thiết thực nhất là của Hoàng Xuân Ba
trong bài “Hai Câu Chuyện Hoàn Toàn Trung Thực”, mới đây đăng
trên Đàn Chim Việt:
Chuyện thứ nhất : lá cờ đỏ sao vàng trên
mạng:
Trưa 2/9/2006, ngày quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, đang nói chuyện với một người bạn Việt Kiều trên Yahoo
Messenger (YM) tôi bất ngờ nhận được thông điệp của một người bạn trẻ
Việt Nam: “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của
chúng ta”, kèm theo đó là lời kêu gọi hãy thay đổi avatar (hình ảnh đại
diện) trên YM bằng lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ biểu trưng cho Đảng Cộng sản
Việt Nam. Nhìn lại danh sách nickname của mình trên YM, tôi thấy rất
đông các bạn trẻ thay đổi avatar bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng.
Sáng nay, 4/9/2006, báo Tuổi Trẻ đăng bài: “Mừng Quốc khánh trên
mạng”. Trong bài viết này, tác giả mô tả lại hình ảnh nhà nhà treo cờ,
người người treo cờ trên mạng: “Lần đầu tiên, cư dân trên mạng đón lễ
Quốc khánh hoành tráng bằng cách đưa hình ảnh lá cờ Tổ quốc lên mạn
trang trọng trên các blog (nhật ký cá nhân trên mạng) và trên avatar
trong công cụ chat YM của mình trong ngày 2-9. Và ngày 3-9, tất cả đều
đồng loạt thay vào đó là chân dung của Bác Hồ”.
Chuyện thứ hai : lăng ông Hồ Chí Minh :
Tôi đã có dịp gặp gỡ trên mạng với bạn đọc của DCVOnline gần đây qua
bài
Tản mạn vể xã hội chủ nghĩa ở Hà Nội, đăng ngày 31/08/2006 (với hàng
chục ý kiến khác nhau). Cũng dịp công tác này, tôi tranh thủ được một
thời gian ngắn để ghé thăm lăng ông Hồ với mục đích tìm hiểu xem thái
độ, tình cảm của người dân Việt Nam và nhất là người dân Hà Nội đối với
ông Hồ ra sao. Điều làm tôi thật bất ngờ là có rất nhiều cá nhân đến
viếng thăm lăng ông, các đoàn viếng lăng vào ra tấp nập. Để vào thăm
lăng của ông tôi được một anh bảo vệ cầm loa phóng thanh bắt phải đứng
xếp vào hai hàng dọc, một đặc trưng của xã hội chủ nghĩa, rồi theo đó
vào lăng. Quả thật tôi cảm nhận được sự trang nghiêm của lăng mộ ông
Hồ và cả sự sùng bái của những người dân bình thường viếng thăm lăng.
Một cách tự động, tất cả mọi người đều kính cẩn, nghiêm trang khi đi
ngang qua xác ông được đặt trong một cái hòm rất rộng, bốn bên là kính
trong suốt. Trông ông không giống như những bức hình chụp mà tôi
từng thấy, khuôn mặt trông vẫn còn rất tươi tắn hồng hào nhưng trông giả
chứ không thật, có lẽ bị đánh sáp.
Báo chí Việt Nam sáng 4/9/2006 đều đồng loạt đăng tin về việc có
hàng vạn người đến viếng thăm lăng ông Hồ. Báo Tuổi Trẻ viết: “Sáng 2/9,
đoàn người vào lăng viếng Bác dài ra tận hai phía trên phố Ngọc Hà và
Hùng Vương. Đông nhất là các đoàn học sinh và người già từ các tỉnh Thái
Nguyên, Hà Tây. Còn có rất nhiều đoàn đến từ tỉnh xa như Cao Bằng, Nghệ
An, Quảng Trị, Bình Phước... Có nhiều người nước ngoài cũng đứng trong
đoàn người từng bước vào lăng. Khu vực quảng trường trước lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh lúc nào cũng đông kín người”.
Một thông tin đáng chú ý đó là thiếu tướng Đào Hữu Nghĩa, trưởng Ban
quản lý lăng kiêm tư lệnh Bộ tư lệnh bảo vệ lăng ông Hồ cho biết đến hết
buổi viếng ngày 2/9 chỉ khoảng 25.000 lượt người được vào viếng lăng
ông, số còn lại đành phải chờ đến hôm sau. Tôi tin rằng con số trên rất
thật bởi vì tôi đã được tận mắt chứng kiến dòng người xếp hàng dài vào
viếng lăng ông Hồ, không nhất thiết phải do cơ quan hay các hội đoàn tổ
chức.
Duiker cũng viết, trang 566: “Mỗi tuần có hơn 15000 người đến
viếng thăm Lăng ông Hồ” (More than 15000 visit the mausoleum each
week)
Tại sao ngày nay người dân Việt Nam vẫn còn kính ngưỡng ông Hồ Chí Minh,
tuy rằng trên diễn đàn truyền thông hải ngoại có cả một chiến dịch để
xóa bỏ “thần tượng Hồ Chí Minh”? Lý do rất dễ hiểu là phần lớn những
điều viết về ông Hồ của giới chống Cộng là sai lầm, là vô căn cứ, bắt
nguồn từ lòng thù hận một chiều của những người gọi là Quốc Gia, chứ
không đặt trên những sự thật và sự kiện lịch sử. Thật vậy, những người
chống Cộng cực đoan như Minh Võ chỉ nhìn thấy những điều lặt vặt như
chúng ta thấy trong bài ông ta phê bình cuốn “Ho Chi Minh, A Life”
của William J. Duiker. Để có thể thêm vài chi tiết về ông Hồ Chí Minh,
có lẽ tôi cũng nên điểm qua bài phê bình Duiker của Minh Võ.
Xem tiếp Phần 2
TCN.
VÀI NÉT VỀ “CỤ HỒ”
Trần Chung Ngọc
17 tháng 5, 2007 |
PHẦN 2
Trên website Đàn Chim Việt, Minh Võ
có viết bài phê bình cuốn “Ho Chi Minh, A Life” của William J.
Duiker. Sau đó Minh Võ còn “đọc lại Trần Dân Tiên” và đưa ra một số ý
kiến. Đọc hai bài này, chúng ta thấy rõ trình độ của ông Minh Võ không
thể gọi là trình độ, kiến thức của Minh Võ không thể gọi là kiến thức.
Tôi không có ý định phê bình chi tiết hai bài trên của ông Minh Võ, chỉ
duyệt qua vài điểm, cùng trình bày vài ý kiến của độc giả về ông Minh Võ
để chúng ta thấy rõ Minh Võ thuộc loại người nào. Trước đây, trên trang
nhà Giao Điểm, Hà Giang đã có bài nhận định về cuốn “Ho Chi Minh” của
Duiker, viết đứng đắn và nghiêm chỉnh hơn ông Minh Võ rất nhiều.
Trước hết, Lê Duy Khoa trên Đàn Chim Việt đã vạch ra rằng ông Minh Võ đã
áp dụng bậy bạ tam đoạn luận để phỉ báng ông Hồ như sau:
a) Chủ nghĩa cộng sản của Karl Marx là sai lầm, dối trá, tàn ác, phản
nhân đạo, phản dân tộc. [TCN = Đây là một khẳng định vô trách nhiệm
(affirmation gratuite). Cũng như Trần Mạnh Hảo, ông Minh Võ, không hiểu
gì về Marx mà cứ viết bậy về Marx. Thế giới ngày nay đánh giá Marx như
thế nào? Vị trí của Marx trong số những tư tưởng gia vĩ đại của thế giới
là như thế nào?. 1. “Theo kết quả thăm dò ý kiến thính giả đài
BBC Radio 4 trong tháng 7, 2005 thì, trong số 20 tư tưởng gia được biết
đến, kính trọng, và có ảnh hưởng nhiều nhất, Marx lại được coi như là
một triết gia vĩ đại nhất của mọi thời đại”??. [BBC Press
Release: 13-7-2005: Out of a shortlist of twenty of the best known,
most respected and influential philosophical thinkers, nominated by
the In Our Time audience, Karl Marx has been voted
the Greatest Philosopher of all time by BBC Radio 4 listeners.]
Theo bảng kết quả thì David Hume, một nhà nhân bản, xếp hạng 2, Nietzshe
hạng 4, Kant hạng 6, và Aquinas của Ki-tô Giáo hạng 7. 2. “Kết quả
chọn vĩ nhân của Đức Quốc, với con số tham dự trên 5 triệu người, Karl
Marx đứng hàng thứ 3 trong 100 ứng viên, Albert Einstein đứng hàng thứ
10 (www.unserebesten.zdf.de).
Lạ nhỉ, cả thế giới trí thức này mù và ngu cả hay sao mà
không nhìn và đánh giá Marx như ông Minh Võ? ]
b) Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa cộng sản [Không ai phủ
nhận điều này]
c) Kết luận: không thể coi HCM là nhân đạo, yêu nước, anh hùng mà
phải coi ông ta là tội đồ ác ôn của đất nước.
Chúng ta thấy ngay, ông Minh Võ đã dựa trên sự hoàn toàn sai lầm của
mình trong vế a) để đưa đến một kết luận tất nhiên cũng hoàn toàn sai
lầm trong vế c). Nhưng không phải chỉ có vậy. Đọc Minh Võ, chúng ta
thấy rõ qua giọng văn một sự thù hận ngất trời và phản ánh một trình độ
hiểu biết quá thấp kém của mình. Đối với tôi, Minh Võ không phải là
người đáng để tôi phê bình về những “tác phẩm” của ông ấy, tôi để dành
điều này cho một số độc giả trên Đàn Chim Việt trong phần trích dẫn ở
cuối bài. Ở đây tôi chỉ muốn nêu ra một lý luận rất ngớ ngẩn nếu không
muốn nói là ngu xuẩn của ông Minh Võ khi phê bình đoạn sau đây của
Duiker.
“Bất kể cuối cùng người đời phán xét về di sản của ông [Hồ] để lại
cho dân tộc mình ra sao, ông Hồ đã chiếm được một chỗ trong ngôi đền thờ
những anh hùng cách mạng từng đấu tranh mạnh mẽ để những người cùng khổ
trên thế giới có được tiếng nói đích thực của họ.”
Vì Nhà Nước VN muốn dịch cuốn “Hồ Chí Minh”
của Duiker nhưng muốn bỏ đi những đoạn nói về đời tư của ông Hồ,
nên ông Minh Võ phê bình như sau: “Hồ Chí
Minh đã tạo ra cái di sản ngăn cấm ngay tiếng nói của một sử gia
[Duiker] thì có thể là bậc anh hùng đã đấu tranh mạnh mẽ cho tiếng nói
đích thực của những kẻ cùng khổ được cất lên chăng?”
Thứ nhất ông Minh Võ không hiểu thế nào là di
sản. Thứ nhì, cái di sản ông Hồ để lại cho dân tộc là nền độc lập quốc
gia sau khi cất bỏ được chế độ thuộc địa của thực dân Pháp trên đất
nước, và tiếp nối bởi chính ông và những người sau ông trong việc thành
công đi đến sự thống nhất đất nước. Di sản đó tuyệt đối không phải là
chính sách luôn luôn thay đổi của Nhà Nước và lẽ dĩ nhiên không phải là
yêu cầu của Nhà Xuất Bản Chính Trị Việt Nam đối với Nhà Xuất Bản
Hyperion ở New York như chúng ta thấy trong tài liệu sau đây trên
Internet:
“Trong một bức thư cho nhà Xuất Bản Sách
Hyperion ở New York, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia của chính quyền
(VN) đã nói rằng họ chỉ muốn bỏ đi vài đoạn trong cuốn sách của Duiker
“không phù hợp với những thông tin trong hồ sơ của họ.” (In a
letter to New York publisher Hyperion Books, the state-run National
Politics Publishing House has said only that it wants to remove certain
passages from the Duiker biography that "do not conform with the
information in our files".)
Đây có phải là một hành động ngăn cấm hay
không hay chỉ là một đề nghị thương thuyết? Đầu óc như vậy mà ông Minh
Võ muốn làm việc đội đá vá trời là xóa bỏ thần tượng Hồ Chí Minh thì
đúng là sự mơ tưởng hão huyền của những kẻ cuồng tín vô minh.
Một nhận định khác có tính cách phóng đại rất lố bịch của ông Minh Võ về
cuộc cải cách ruộng đất như sau:
“Thời ông HCM cũng thế nếu ông ấy tôn trọng Hiến pháp sao ông lại
làm cải cách ruộng đất giết chết hơn nửa triệu người.?”
Ông lấy con số “hơn nửa triệu” này ở đâu ra? Chắc chắn là ông chưa hề
đọc đến những công cuộc khảo cứu rất sâu rộng về Cải Cách Ruộng Đất ở
Việt Nam: Mục đích, kết quả, số nạn nhân v..v.. của Gareth Porter, Edwin
E. Moise, Noam Chomsky và Edward S. Herman. Rất có thể ông chỉ tin vào
con số đoán mò của Hoàng Văn Chí, người đã thú nhận là con số nạn
nhân trong cuộc cải cách ruộng đất chỉ là đoán mò sau khi bị Gareth
Porter công khai vạch ra những sự giả mạo trong tài liệu của Chí
[Chi eventually conceded that his number of victims of the land reforms
to be merely a “guess” (The Washington Post, 13 September, 1972). This
admission came after Porter had made Chi’s falsification public.] Thật
là đẹp mặt cho Hoàng Văn Chí và cho cả Minh Võ.
Theo những tài liệu của Noam Chomsky và Edward S. Herman cũng như của
Gareth Porter và Edwin E. Moise thì Hoàng Văn Chí vốn là một địa chủ ở
ngoài Bắc, sau đó làm cho Bộ Thông Tin của Chính Quyền miền Nam, rồi làm
việc cho CIA và làm thông dịch viên cho Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ. Trong
bài “The Myth of the Bloodbath: North Vietnam’s Land reform
Reconsidered” (Bulletin of Concerned Asian Scholars, September 1973,
pp. 2-15), Gareth Porter đã vạch ra vài đoạn Hoàng Văn Chí dịch bậy bài
thú nhận có sai lầm trong việc thi hành cải cách ruộng đất của Tướng Võ
Nguyên Giáp với mục đích giúp quan thầy Mỹ và miền Nam tuyên truyền
xuyên tạc, thí dụ :
“Chúng ta không chú trọng đề phòng lệch lạc” đáng lẽ phải dịch là “We
did not pay attention to precautions against deviation” thì Hoàng Văn
Chí dịch là “Chúng ta phạm phải quá nhiều lệch lạc” (We made too many
deviations); “Xử trí oan những người ngay” thay vì dịch là “the unjust
disciplining of innocent people” thì Chí dịch là “hành quyết quá nhiều
người lương thiện” (executed too many honest people); “không nhấn mạnh
phải thận trọng, tránh…” [did not emphasize the necessity for caution
and for avoiding] thì Chí bỏ đi không dịch (omitted); “dùng những biện
pháp trấn áp quá đáng” [used excessive repressive measures] thì Chí dịch
là “xử dụng đế khủng bố” (resorted to terror); “thậm chí dùng phương
pháp truy bức” [even coercive measures were used] thì Chí dịch là “tệ
hơn nữa, tra tấn” (worse still, torture) v..v.. và còn thêm thắt vào
những đoạn không có trong bản văn như “nhìn thấy kẻ thù khắp nơi”
(seeing enemies everywhere) mà Gareth Porter không tìm thấy trong bản
gốc (not in original).
Noam Chomsky và Edward S. Herman còn vạch ra
rằng, trong những cuộc phỏng vấn vào năm 1955, Hoàng Văn Chí không hề
nói gì đến cuộc cải cách ruộng đất và con số những nạn nhân. Chỉ trong
vài năm sau, sau khi Mỹ và Saigon biết đến những vấn đề trong cuộc cải
cách ruộng đất từ những cuộc thảo luận trên báo chí ở Hà Nội mà Moise
cho là “thẳng thắn kỳ lạ trong sự thảo luận những sai lầm và thất bại”
(sometimes extraordinarily candid in discussing errors and failures”,
Chí mới “nhớ lại” những điều viết trong tài liệu của mình.
Noam Chomsky và Edward S. Herman viết trong cuốn The Political
Economy of Human Rights, Vol. I, South End Press, Boston, 1979,
trang 342:
“Nguồn thông tin căn bản về những con số giết chóc lớn trong cuộc
cải cách ruộng đất ở Bắc Việt là từ những người của CIA hoặc Bộ Thông
Tin Tuyên Truyền Saigon. Theo một người Việt Công giáo nay sống ở Pháp,
Trung Tá Nguyễn Văn Châu, Chỉ Huy Cơ Quan Chiến Tranh Tâm Lý Trung Ương
của quân đội Saigon từ 1956 đến 1962, số nạn nhân bị “tắm máu” trong
cuộc cải cách ruộng đất là “100% dựng lên” bởi cơ quan tình báo
Saigon. Theo Trung Tá Châu, một chiến dịch có hệ thống dùng các tài
liệu ngụy tạo để bôi nhọ đối phương được thi hành vào giữa thập niên
1950 để biện minh cho sự kiện là Diệm từ chối không thương thuyết với
Hanoi trong việc sửa soạn tổ chức cuộc bầu cử để thống nhất đất nước quy
định vào năm 1956.” (The basic sources for the larger estimates of
killings in the North Vietnamese land reform were persons affiliated
with the CIA or the Saigon Propaganda Ministry. According to a
Vietnamese Catholic now living in France, Colonel Nguyen Van Chau, head
of the Central Psychological War Service for the Saigon Army from 1956
to 1962, the “bloodbath” figures for the land reform were “100%
fabricated” by the intelligence services of Saigon. According to
Colonel Chau, a systematic campaign of vilification by the use of forged
documents was carried out during the mid-1950s to justify Diem’s refusal
to negotiate with Hanoi in preparation for the unheld unifying elections
originally scheduled for 1956)
Giáo sư sử học James P. Harrison cũng viết trong cuốn The Endless
War: Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press,
1989, trang 149:
“Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu kỹ về sau đã ước tính là con số
những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc là vào
khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù, theo một tác giả, hoặc có thể lên
tới 15000 theo một tác giả khác, và do đó hầu hết những con số tuyên
truyền của Saigon về vấn đề này là những con số phóng đại nếu không phải
là hoàn toàn dựng đứng.” (Careful later studies, however, have
estimated that the true figures for those executed in the noerthern land
reform may have been more like 1500 plus 1500 jailed according to one,
or possibly up to 15000 killed according to another, and therefore that
most of Saigon’s propaganda on the subject was exaggerated if not a
“total fabrication”.)
Giáo sư Pierre Brocheux viết trong bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí
Minh” , trang 34:
“Đối với Hồ Chí Minh, tập thể hóa đất đai là sự bảo đảm phân chia
đồng đều tài sản. Nhưng ông ta tố cáo sự dùng những hành phạt thể xác
đối với các địa chủ và các nông dân giàu có và yêu cầu thi hành một
chương trình sửa sai những sự bất công và phục hồi những sở hữu của nông
dân thuộc quyền của họ (1956). Nhưng ông ta phải nhượng bộ trước đa số
trong Đảng. Chiến dịch cải cách ruộng đất làm cho ít nhất là 15000
người chết.” (Pour Ho Chi Minh, la collectivisation
des campagnes est la garantie d’une répartition égalitaire des
resources. Mais il dénonce l’utilisation des peines corporelles contre
les “propriétaires fonciers et riches paysans” et demande une programme
de correction des injustices et la restauration des paysans
propriétaires dans leurs possessions et leurs droits (1956). Il
s’incline pourtant devant la majorité du Parti. La réforme agraire
côutera la vie à 15000 personnes au moins.)
Về con số “hơn nửa triệu” của ông Minh Võ, chúng ta có
thể đối chiếu với một số tài liệu khác: Của Gareth Porter: từ 800 đến
2500; của Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn):
vào khoảng 5000 và chắc chắn trong khoảng từ 3000 đến 15000; của Trương
Như Tảng, David Chanoff và Đoàn Văn Toại trong cuốn “A Viet Cong
Memoir”: nhiều ngàn (thousands); của Bùi Tín trong Mặt Thật:
“lên tới mười mấy ngàn”; của Vũ Thư Hiên: từ 4000 đến 5000. Chúng ta
không thể biết chính xác con số bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất.
Nhưng xét đến số làng mạc, ruộng đất ở ngoài Bắc, số địa chủ thực sự, số
nông dân nghèo khổ phải thuê đất [một số của Nhà Chung] để cầy cấy
v..v.. thì con số “hơn nửa triệu” của ông Minh Võ là con số chỉ có trong
đầu của ông Minh Võ.
Trên diễn đàn Đông Dương Thời Báo, tháng 5, 2006,
chúng ta có thể đọc một đoạn về cải cách ruộng đất của chủ biên người
Công Giáo, Giu-se Phạm Hữu Tạo, như sau:
Thật vậy, Hồ Chí Minh thực hiện cải cách ruộng
đất, muốn lấy lại đất mà không phải giết nhiều người, vì lúc đó các địa
chủ có tiền bạc tài sản, chạy thoát trước về vùng Pháp chiếm đóng… Cải
cách ruộng đất là việc phải làm ở trong Nam cũng như ngoài Bắc. Phải lấy
lại đất của Pháp, của nhà Chung để chia cho cán bộ và nông dân có
sức lực và siêng năng cần cù mà không có đất để sống và cày bừa và hy
sinh cho cách mạng quyết dành chủ quyền - độc lập - thống nhất đất nước
… Chính sách cải cách ruộng đất đương nhiên là đụng đến Giáo hội và giáo
dân Công giáo Việt gian, cho nên chúng ta không lạ gì tại sao người Công
giáo căm thù CSVN và ngụy tạo bôi đen chính sách Cải Cách Ruộng Đất.
Hiện tượng Minh Võ thì hầu như ai cũng biết về ý đồ và
trình độ của ông ta như thế nào. Để quảng cáo cho cái ý đồ này, ông ấy
nhờ một người quen biết trẻ hơn, có cùng trình độ như ông ấy, lên tiếng
quảng cáo cho cuốn Hồ Chí Minh: Một Nhận Định Tổng Hợp của ông ấy
trong buổi ra mắt sách. Đó là ông Huỳnh Lương Thiện. Nhưng đọc Huỳnh
Lương Thiện chúng ta thấy rõ là trình độ của ông ấy cũng chẳng hơn Minh
Võ là bao nhiêu. Chứng minh?
Ông Huỳnh Lương Thiện phát ngôn:
Tôi nghĩ rằng tôi chỉ đáng em hay con của rất nhiều
vị ngồi trong phòng này mà thôi. Thế mà quý vị có thể tưởng tượng là có
kẻ khi tuổi còn nhỏ hơn, chỉ đáng em của tôi thôi mà đã dám xưng là bác
với cả nước chúng ta. Quý vị biết đó là ai không? Hồ Chí Minh. Vâng, cám
ơn quý vị đã cho biết kẻ đã dám xưng bác
với cả nước là Hồ Chí Minh, tôi cũng biết điều đó. Tuy nhiên phải đến
khi đọc cuốn sách này của bác Minh Võ thì tôi mới biết thêm là họ Hồ đã
dám xưng bác với cả nước khi chỉ mới 55 tuổi, bằng tuổi cô em gái tôi.
Thưa quý vị, tôi tuổi Canh Dần, 56, 57 tuổi rồi và đó
là một trong hàng chục, hàng trăm dữ kiện độc đáo, đặc biệt mà tôi đã
tìm thấy trong cuốn sách này.
Như vậy là ông Huỳnh Lương Thiện sinh khoảng năm
1949-1950, tất nhiên đích thân không biết gì về ông Hồ Chí Minh mà chỉ
biết qua những sự kiện mà ông ấy cho là độc đáo trong cuốn sách của Minh
Võ. Rõ ràng là, dựa vào điều viết bậy của Minh Võ trong cuốn sách của
ông ấy, Huỳnh Lương Thiện đã phát ngôn bậy như trên. Nhưng dữ kiện trên
có thật là độc đáo không? Rất có thể là độc đáo ở chỗ đã để lộ cái
trình độ vô cùng thấp kém của mình về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam.
Thứ nhất, từ “Bác” mà ông Hồ Chí Minh dùng chỉ để nói
với các “cháu nhỏ” trong vòng thân tình như người trong một nhà. Bác,
nguyên nghĩa là anh của Bố hoặc Mẹ, và người Việt Nam thường dùng tiếng
“Bác” để gọi thay con. Tiếng Bác cũng còn được dùng giữa các bạn bè cao
tuổi dù rằng người bạn kém tuổi mình “Nguyễn Khuyến: Kể tuổi tôi còn hơn
tuổi bác (Dương Khuê)”. Ông Hồ có thói quen là bất chợt đi thăm các em
nhỏ trong trường học và nói những chuyện “Bác cháu ta”. Chưa ai thấy
ông Hồ xưng là Bác với cả nước như ông Huỳnh Lương Thiện đã nói bậy dựa
theo lời viết bậy của Minh Võ bao giờ. Người dân Việt Nam gọi ông Hồ là
“Bác” nghĩa là coi ông như là bậc trưởng thượng thân tình của các con
cháu trong nhà. Các ông chống Cộng mà chẳng biết gì về văn hóa và ngôn
ngữ Việt Nam. Hãy đọc Peter A. DeCaro ở Buena Vista University viết về
ông Hồ Chí Minh (acjournal.org):
“Chức “Bác” của ông Hồ phải được hiểu trong ngữ cảnh
của nền văn hóa Trung Hoa trong đó người cao tuổi hơn được đặc biệt tôn
kính. Bác (big uncle) là từ dùng để chỉ người anh của Bố hoặc Mẹ, người
em nhỏ tuổi hơn gọi là “Chú”. Thật là tự nhiên khi người dân gọi [ông
Hồ] là “Bác Hồ” vì những đồng nghiệp của ông ta thuộc một thế hệ trẻ
hơn. Do đó Bác là một từ thân thuộc và những người Cộng Sản ở miền Bắc
thường đưa ra sự kiện là mọi gia đình đều coi Bác Hồ là một thành phần
vinh dự của gia đình. Còn nữa, Bác đồng nghĩa với cách cư xử dân chủ:
người Cha có thể ra lệnh, nhưng người Bác [hay Chú] chỉ có thể đưa ra
những lời khuyên.”
(Ho’s title of “Bac”
must be understood in the context of Chinese culture in which the eldest
members of society enjoy especial veneration. Bac means “big uncle;” it
is the term used to denote the elder brother of a father or mother while
the younger brother is referred to as Chu, “little uncle.”
It was only
natural that people began to speak of Bac Ho because his closest
colleagues already belonged to a younger generation. Bac is therefore a
familiar term and the Communists in North Vietnam liked to point out
that every family considered Bac Ho an honored member.
In addition,
Bac is synonymous with democratic conduct; the father can command, but
the uncle only advises.)
Ông Minh Võ cũng như ông Huỳnh Lương Thiện hiển nhiên là
những người không biết ngượng vì chính cái trình độ hiểu biết thấp kém
của mình về xã hội Việt Nam so với một người ngoại quốc như Peter A.
DeCaro. Nhưng, như đã nói ở trên, các ông thuộc lớp người chỉ viết bậy,
cốt hả lòng thù hận, cho nên không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến
thức, không cần đến trình độ, và không cần đến liêm sỉ. Tôi nghĩ rằng
đối với những người như các ông, tôi không nên phí thêm thời gian để phê
bình nữa. Nhưng có điều các ông cần biết, là thủ đoạn và trình độ của
các ông không thể qua mắt được lớp trẻ ngày nay.
Vậy sau đây, tôi xin nhường chỗ cho vài tiếng nói của
lớp trẻ trên Đàn Chim Việt:
1) Tôi cho rằng chính vì không tự mình tìm hiểu vấn
đề một cách chủ động, giống như ông bạn Lương Thiện đăng đàn ở trên, bạn
đã rơì quá dễ dàng vào những thứ lý sự quá đơn giản của những nhà
nghiên cứu nửa mùa kiểu Minh Võ. Bạn hãy thử đề nghị Minh Võ đem
dịch cuốn sách của mình ra tiếng Mỹ để xem những học giả Mỹ nghĩ gì. Cam
đoan với bạn không đáng một cái nhếch mép! Trong nghiên cứu, kết luận về
vấn đề nêu ra không quan trọng bằng cái phương pháp nghiên cứu đã dẫn
đến kết luận ấy, đó là điều căn bản. Xin bạn lưu ý: đây là một vấn đề
sử học, một vần đề khoa học chứ không phải là chuyện biểu diễn diễn lập
trường, hoặc tệ hơn nữa bộc lộ oán thù, phục hận.
2) Tôi chưa đọc cuốn sách "HCM, Nhận định tổng hợp"
của Minh Võ nhưng đã "thử" đọc mấy bài viết của Minh Võ trên DCV Online,
và chưa lần nào "tiêu hóa" nổi trọn vẹn một bài của Minh Võ.
Không thể "tiêu hóa" nổi vì giọng văn của Minh Võ đầy hằn học và hận
thù; người đọc (ngay cả lớp trẻ) có thể dễ dàng nhận thấy đó là giọng
văn của một loser. Không thể "tiêu hóa" nổi vì những phân tích và nhận
định của Minh Võ chẳng dựa trên phương pháp luận khoa học và những tài
liệu lịch sử nào. Còn những bài viết của HCM để tuyên truyền, kêu gọi
người dân đứng lên giành độc lập cho đất nước là những nghệ thuật vĩ
đại; nó sánh như Nguyễn Trãi khi bôi mỡ vào lá cây cho kiến ăn để tạo ra
dòng chữ "Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi", hoặc là truyền thuyết về
anh em vua Quang Trung thuần phục được ngựa thần trên núi.
Sách của Minh võ là tiểu thuyết để giải trí ư? Không
đáng; là sách lịch sử ư? Không phải. Có thư viện nào người ta mua và lưu
trữ sách của Minh Võ không? Không có. Cái ông Lương Thiện gì đó chẳng
lương thiện tí nào đang quảng cáo sách cho Minh Võ đó; và cũng nhân cái
diễn đàn này ông ta gài thêm mấy khẩu hiệu chống cộng cũ rích - cũng là
giọng hằn học của một loser.
3) Anh Lương Thiện và Minh Võ đã lấy cái định kiến
ác ý cuả chính mình, hội đoàn mình để chủ trương bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí
Minh- Một nhân vật vĩ đại, kiệt xuất số một; Vô tiền, khoáng hậu trong
lịch sử VN và nhân loại. Đó là những lời vu khống; Lập lờ đánh lận con
đen; Câu chữ cắt xén, biạ đặt một cách có chủ ý, có kế hoạch hòng làm lu
mờ thần tượng vĩ đại của dân tộc ta.
Những người có thiện ý, thiện tâm... Thường có con
mắt bao dung, độ lượng, nhìn vào mặt sáng, khai thác mặt sáng - Mặt tích
cực. Công đức và thành tựu mà các vị giáo chủ hay vĩ nhân đó đã làm được
cho dân, cho nước và nhân loại. Còn kẻ tiểu nhân đã mang sẵn định kiến
hận thù thì sẽ làm ngược lại. Họ cũng biện chứng, dẫn chứng, có lang,
có lớp như ai.. Nhưng đó chỉ là cách ngụy biện rẻ tiền. Chỉ cần chú ý
đôi chút là ta sẽ nhìn rõ chân tướng chúng.
4) Rêu rao là người hiểu biết sâu sắc về chủ
nghĩa cộng sản nhưng kiến thức của Minh Võ về vấn đề này chỉ là một con
số không to tướng. 1) MV đã sai lầm hoàn toàn khi đồng hoá
Marx với Đệ tam Quốc tế của Lenin. Học thuyết Marx là sản phẩm của xã
hội tư bản phương Tây thế kỷ 19 trong khi đó ĐTQT là phản ứng của những
nước ngoại vi với các nước giàu đã trở thành thực dân, đế quốc. 2) MV
chỉ biết Marx qua Tuyên ngôn cộng sản 1848, không đếm xỉa gì đến những
tác phẩm khác của Marx. Ngay cả với Tuyên ngôn này, MV cũng chỉ bám vào
những từ ngữ tách rời khỏi hệ thống lý luận mà Marx đã mang ý nghĩa cho
chúng (tư hữu, vô sản, quốc tế vô sản, chuyên chính…). 3) MV không hiểu
biết gì về những mâu thuẫn thực tế của lịch sử hiện đại – giữa các quốc
gia (giàu/giàu, giàu/nghèo, thực dân/bị trị, phát triển/chậm tiến…) ,
giữa các ý thức hệ (chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư
bản, cộng sản, phát xít…) do đó đã trút tất cả vào mâu thuẫn cộng sản/
chống cộng sản một cách máy móc. 3) Riêng với những nước bị thực dân
thống trị vấn đề cướp nước và chống cướp nước đã bị MV đầy lùi về phía
sau một cách cố ý rồi mượn luận điệu của thực dân đồng hoá cộng sản với
khủng bố, nổi loạn để biện hộ cho tội cướp nước của chúng. Bị cộng
sản kết cho cái tội “Việt gian” không có gì là oan cả.
5) Phương pháp gọi là “nghiên cứu” của MV cũng
hoàn toàn phản khoa học. Ông ta không tìm hiểu thực tế và
những phát sinh và chuyển động của nó để rút ra kết luận mà ngược lại:
gán cho cộng sản một số thuộc tính chết cứng rồi từ đó kết án tất cả
những biểu hiện khác nhau trong thời gian của phong trào cộng sản
(bất chấp những nội dung khác nhau, mâu thuẫn trong phong trào ấy).
Trong tranh luận, nghiên cứu người ta gọi phương pháp ấy là procès
d’intention, không cần tìm hiểu, phân tích xem sự thực như thế nào mà
chỉ cần quy kết theo thiên kiến của mình là đủ. Ai cũng biết đó là
phương pháp suy luận của những đàn bà hay ghen (nhìn đâu cũng thấy những
kẻ cướp chồng minh), những kẻ bị bệnh tâm thần ( nhìn đâu cũng thấy kẻ
hại mình). Chẳng có gì khoa học, học thuật ở đây cả. Lý luận của MV
rất phù hợp với cộng đồng những người có thâm thù với cộng sản: họ
không còn đủ sáng suốt để nhìn ra đúng sai trong chủ nghĩa cộng sản (chủ
nghĩa cộng sản có rất nhiều cái sai) như một hiện tượng lịch sử, từ lý
thuyết đến thực hành, cũng không đủ lý trí để nhìn ra ngay cả những đúng
sai trong bản thân những thất bại nhục nhã, đau đớn của họ nữa. Đối với
những con người như vậy, họ chỉ cần đổ lỗi để biện minh, chỉ cần bôi
bác, nguyền rủa để trả hận là đủ. Thứ lý luận của MV chỉ có thể lừa
được những tên chống cộng ngu dốt thôi.
6) Thực ra thì "Nhận định tổng hợp ", hay không tổng
hợp thì người ta cũng biết rõ: Hằn học, chửi rủa thoá mạ một nhân vật
lịch sử của VN như cố chủ tịch HCM là những người như thế nào ! Có rất
nhiều gương mặt khác nhau dưới đủ mọi chiêu bài. Rất may, qua đó người
ta càng hiểu hơn thế nào là tính chân xác của lịch sử. Sẽ chẳng có người
VN tỉnh táo nào lại lên án Vua Lê Lợi, khi chỉ vì quyền lợi quốc gia mà
đem vợ mình cúng sống thần biển. ( bây giờ việc làm đó là thất đức và
nặng mùi mê tín ) Nhưng mỗi người dân VN, đều công nhận Lê Lợi, đó là
một vị Vua có công đánh đuổi ngoại xâm, lập nên nhà Lê dài hơn 300 năm.
Chắc chắn, thời buổi của ông không có máy tính, để bị lên án và vạch
trần nhiều thủ đoạ, mà tất cả vì đất nước v.v. Trong công cuộc xây
dựng, mở nước, và giữ nước, chưa có ông Vua VN nào chuyên viết thỉnh
nguyện thư gởi cho kẻ thù, để mong được kẻ thù thương mà trả nước. Tất
cả các chiến công lẫy lừng như Bạch Đằng giang dậy sóng, hay trận Chi
lăng ghi sử sách, chẳng viết bằng máu của dân VN đó sao? Chẳng lẽ trận
Rạch gầm, Xoài mút được viết bằng máu của người Miên hay Lào ? Đó là máu
của người VN đã đổ cho đất nước hôm nay. Dù muốn nói gì và nói sao
chăng nữa thì lịch sử đã chứng minh: Pháp đô hộ Việt nam, Mỹ muốn cứu
đồng minh và Người Nhật đã làm cho hai triệu đồng bào ruột thịt của
chúng ta chết đói. Biết đâu trong chúng ta, có những người là con cháu
của những người may mắn nhờ có Việt minh phá kho thóc của Nhật.
7) Dù nói gì đi chăng nữa, thì một dân tộc với mã
tấu răng đen như các anh vẫn gọi, thế mà trong một thế kỷ đánh gục đầu
ba nước to lớn. Thử hỏi trong lịch sử từ cổ chí kim của
nhân loại hỏi ai đã làm được như thế ? Người làm được chuyện đó
ngoài HCM thì còn có ai ? Chẳng lẽ Ngô chí sỹ chăng hay Cựu hoàng
Bảo đại ? Tui biết trong thân tâm cũa người ngoại quốc, nhất là với
người Mỹ, người Pháp và nhiều người dân thuộc các nước nhược tiểu khác,
trong con mắt của họ: HCM là nhà tổ chức kỳ tài! Nếu không đủ đức đủ
tài, mà như tui và các anh chẳng hạn, thì làm sao làm được những việc
kinh thiên động địa trên. Như chính chủ tịch HCM, công nhận hễ là con
người thì ai cũng có khuyết điểm, trên con đường kiến tạo đất nước và
giữ nước, Đảng CS VN không khỏi tránh những sai lầm.. Nhưng dù sai lầm
đến như thế nào thì cái chính là nền độc lập tự chủ của VN đã được tạo
dựng. Còn xây dựng nó như thế nào thì VN đang dần bước lên những nấc
thang mà tiền nhân vẫn mong đợi là xây dựng đất nước bằng mười bằng trăm
thế kỷ 20 ? Bạn có mơ và tin điều đó không ? Tui rất tin điều đó, bởi đó
là bước đi tất yếu mà chẳng có ai ngăn được bước đi lên của dân tộc VN
chúng ta.! Vì vậy Hồ chí Minh luôn là ngọn cờ soi dọi mỗi bước ta đi lên
phiá trước !
8) Họ chụp mũ chúng ta là CS, chúng ta chỉ cười
thầm vì bạn bè lớn nhỏ của chúng ta cũng đang sinh hoạt trên diễn đàn
này, và tất nhiên bạn bè của chúng ta biết chúng ta hơn ai hết. Họ chửi
chúng ta là tay sai, nhưng họ không có thể đem ra một bằng chứng nào cả.
Chúng ta, vì tình người, đề nghị họ đọc một số sách vỡ lòng để họ còn
biết tôn giáo họ như thế nào, nhưng họ không dám đọc vì sợ "bức xúc"
trong lòng. Thế thì còn căn bản nào để nói cho nhau nghe? Thế thì còn
căn bản nào để trở lại một con người chân chánh? Tôi coi ông Karl Marx
là một triết gia như bao nhiêu triết gia khác, nhưng họ không chịu ông
Karl Marx là một triết gia, mà xem ông Karl Marx là một ông "kẹ" hạng
nhất trên đời này. Triết lý của Karl Marx được dạy khấp nơi trên thế
giới ngay cả bật trung học, nhưng họ quả quyết rằng chỉ có những quốc
gia CS mới dạy triết lý của Karl Marx! Rất buồn, là cùng một giống
người, nhưng mà hể có "thánh đạo" thì hung hãn như một con chó,
chỉ biết ăn rồi sủa chứ chẳng biết lý luận gì cả, còn người không có
"thánh đạo" thì hiền từ.
9) Theo ông Minh Võ thì cản trở cho công cuộc vận
động dân chủ tại VN là do dân chúng vẫn còn hiểu sai về Hồ Chí Minh cho
nên cần phải đánh đổ thần tượng Hồ mà bấy lâu nay đảng cọng sản xây dựng
nên. Đây là một công việc vô bổ vì chẳng làm cho uy tín của ông Hồ suy
giảm đối với người dân hai miền Nam Bắc. Gần một triệu người miền Bắc
mà đa số là công giáo di cư, sai lầm của cải cách ruộng đất, vụ nhân văn
giai phẩm, tết Mậu thân vẫn không ngăn cản được Việt cọng thực hiện được
thống nhất đất nước. Chắc chắn rằng khi quân Mỹ đem
một đội quân đông tới hơn 500000 người, chưa kể thêm những đội quân đồng
minh thì những người như ông Minh Võ lúc ấy ở Sài gòn đều nghĩ rằng họ
sẽ chiến thắng . Vậy thì sức mạnh của Viêt cọng là ở chỗ nào nếu
không nói là lòng dân. Họ tin tưởng ông Hồ vì đơn giản ông Hồ và
người dân có cùng chung một mục tiêu là độc lập dân tộc và thống nhất
đất nước. Chẳng có bao nhiêu bộ đội đọc nhiều sách như ông Minh Võ
để hiểu về lý thuyết này lịch sử nọ. Họ cũng chẳng chiến đấu vì một thần
tượng, lý do là năm 1969 ông Hồ mất, Việt cọng vẫn tiếp tục sự nghiệp
của dân tộc. Vì vậy phân tích nguyên nhân không phát triển của tình
hình hiện là do VN còn tín nhiệm ông Hồ. Điều này không đúng. Cần phải
nhận định cho đúng đâu là nguyện vọng của người dân hiện tại để có khẩu
hiệu đấu tranh thích hợp, nếu không chỉ là Dã Tràng se cát...
10) Tôi, TCN, không còn trẻ, nhưng tôi rất mừng vì có những bạn trẻ đã
đưa ra những nhận định chính xác và sáng suốt, dựa trên những sự kiện
lịch sử chứ không dựa trên cảm tính phe phái. Đây là một niềm hi vọng
cho đất nước Việt Nam. Để kết luận, tôi xin trích dẫn hai tài liệu.
Trước hết là đoạn kết trong cuốn Ho Chi Minh của Jules Archer,
trang 189-190:
“Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là
một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những
khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vị
kỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta
đã vật nước Pháp phải khụyu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế
lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.
Sự cương quyết về một mục đích đã làm thay đổi giòng lịch sử, làm
phân rẽ dư luận quần chúng ở Hoa Kỳ, bắt buộc một Tổng Thống Mỹ phải rút
lui không tái cử cho nhiệm kỳ hai, khiến cho hàng triệu giới trẻ trên
khắp thế giới kính ngưỡng ông ta ủng hộ cách mạng và xuống đường biểu
tình ủng hộ ông ta, hô “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh”
Sự pha trộn duy nhất chủ nghĩa Mác-xít với chủ nghĩa gia trưởng, và
chủ nghĩa quốc gia cao độ của ông Hồ đã thành công vĩ đại trong việc gây
cảm hứng cho dân ông chịu đựng những sự hi sinh to lớn. Họ cũng còn
kính yêu “Bác Hồ” vì nhân cách khiêm nhường và những cách cư xử từ ái
của ông. Ông Hồ là sự thất vọng của những kẻ thù – Pháp, chế độ Sài
gòn, và Mỹ - vì họ không thể nào làm cho người ta thù hận được ông. Ông
ta được sự kính yêu của người trong Nam cũng như của những
người ở ngoài Bắc.
Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã
đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những
móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết, trong khi ông ta
khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cần đến. Khi
ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là
một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính
quốc gia cho mọi người Việt Nam…
Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc, và hòa
bình sau cùng tái lập trên đất nước thê thảm của Việt Nam, ông Hồ Chí
Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân đã từng yêu kính và đứng sau lưng
ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của họ -
người “Bác” kính ngưỡng của nước ông.”
(Communist or not, Ho Chi Minh will probably go down in history as a
great Vietnamese patriot who was one of the extraordinary world figures
of this century. Selfless, courageous, dedicated to Vietnamese
independence at all costs, he wrestled France to her knees and fought
the United States, the world’s mightiest power, to a military stalemate.
His single mind resolution changed the course of history, polarized
public opinion in the United States, forced an American President to
withdraw from seeking a second term, and radicalized millions of
admiring youth around the world who demonstrated in his support
chanting, “Ho, Ho, Ho Chi Minh”.
Ho’s unique mixture of Marxism, paternalism, and intense nationalism
was enormously successful in inspiring tremendous sacrifice among his
people. They also loved “Bac Ho” (Uncle Ho) for his winning personal
modesty and gentle ways. Ho was the despair of all his enemies – the
French, the Saigon regime, the Americans – because they were unable to
muster hatred of him. He was held in as much affection in South Vietnam
as among the people he led in the North.
Not the least of his great achievements was that he had, like Tito,
achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of
both Red China and the Soviet Union, while he skillfully played one off
against the other to get the help his country needed. When he died,
North Vietnam was no satellite but a proud, independent country,
determined on nationhood for all Vietnamese…
When the books of his life are balanced, and peace is finally
restored to the tragic land of Vietnam, Ho Chi Minh will always be known
to the peasants who loved and followed him as the greatest Vietnamese in
their history – the revere uncle of his country.)
Thứ đến là nhận định của một cựu quân nhân Mỹ, ông David Thomas, giáo sư
nghệ thuật, đại học Boston, người đã tổ chức một cuộc triển lãm tranh
ảnh Hồ Chí Minh ở Oakland, California, và đã bị một số người Việt Quốc
Gia đến hò hét chống đối, văng tục và hành hung. Trước cuộc triển lãm,
ông Thomas đã tổ chức một cuộc thảo luận với một số người Việt Nam. Ông
phàn nàn: “Họ không cho tôi nói, văng tục, chửi hết câu này đến câu
khác” (They kept hurling insult after insult. I didn’t get a chance
to speak.) Nhưng ông ta cương quyết không nhượng bộ (But he stands
behind his work unflinchingly). Ý định của ông tổ chức cuộc triển lãm
là để cho quần chúng tìm hiểu về “con người đã làm thay đổi bộ mặt
lịch sử thế giới.” (I want viewers to question, investigate this man
who changed world history). Về ông Hồ Chí Minh, Thomas nói:
“Tôi kính trọng tính chính trực của ông ta. Có vẻ như là ông ta chỉ
có một nhiệm vụ trong đời, và đó là giải phóng Việt Nam ra khỏi người
Pháp, và ông ta đã thành công. Hãy suy nghĩ về điều đó, một quốc gia
nhỏ bé như Việt Nam đã đánh bại một nước như nước Pháp và
quay lại đánh bại chúng ta. Điều này chưa từng có trong lịch sử.
Và tôi kinh ngạc bởi điều đó. Chúng ta phải ngưỡng mộ con
người đã làm được như vậy.” (I respect his
integrity,” Thomas adds. “He seemed to have one mission in his life, and that
is to free Vietnam of the French, and he did it. Think about it, a little country
like Vietnam beat a country like France and turned around and beat us. That
has never been done in history. And I’m awed by that. You have to admire a
man that did that.)
Hẳn nhiên Thomas đã nhìn sự việc trên bình diện to lớn của lịch sử hơn
là những chuyện lặt vặt như ông Hồ có mấy vợ, hút bao nhiêu điếu thuốc
lá một ngày, hay đã làm đơn xin học trường thuộc địa [Muốn học ở Pháp
khi đó không xin học ở trường thuộc địa thì xin học ở trường nào, trường
Nhà Dòng chăng. Nhưng có ai đọc kỹ câu này không: “Je
désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et
pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de
l’instruction”. Vậy rõ ràng mục đích của
ông Hồ là muốn tăng thêm học vấn để phục vụ đồng bào. Pháp dùng chính
sách ngu dân để cai trị, nhưng ông Hồ lại muốn “trở thành hữu ích cho
Pháp” với mục đích dùng kiến thức của mình phục vụ đồng bào. Đọc về ông
Hồ, chúng ta ta thấy rõ đó là mục đích chính của ông. Nên nhớ, khi vừa
nắm được chính quyền, Việt Minh đã phát động phong trào Truyền Bá Quốc
Ngữ khắp nước. Vậy mà người ta lại thường viện vào cái đơn xin học này
để chứng tỏ ông Hồ không phải là người yêu nước...]
Vài lời kết
:
Tôi chưa từng có cơ hội đọc cuốn sách của Trần Dân Tiên,
chỉ biết đến tên cuốn sách này qua bài ông Minh Võ đọc Trần Dân Tiên và
viết trên Đàn Chim Việt: “Năm 1976,
Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam công bố Trần Dân Tiên không phải
người nào khác mà chỉ là bút hiệu của Hồ Chí Minh.”
Ông Minh Võ cho rằng các tác giả viết về ông Hồ Chí Minh trong khoảng
1948-1975 đều bị lừa bịp bởi cuốn sách của Trần Dân Tiên về ông Hồ, và
kể ra vài tác giả quen thuộc: Bernard Fall, Jean Lacouture, David
Halberstam. Nhưng đọc mấy tác giả này, Bernard Fall: “Street Without
Joy” (1964), “The Two Viet-Nams” (1967); Jean LaCouture:
“Cinq Hommes Contre La France” (1961); Halberstam: “The Making Of
A Quagmire” (1965) chúng ta thấy họ không hề nêu ra nguồn tài liệu
nào về Ông Hồ là lấy từ cuốn sách của Trần Dân Tiên trong danh sách
những tư liệu tham khảo. Và ngay cả trong hàng trăm cuốn sách trong đó
có viết về ông Hồ sau năm 1975 cũng không có cuốn nào dùng tài liệu của
Trần Dân Tiên.
Đúng như một bạn trẻ đã nhận định ở trên: “Thứ lý
luận của Minh Võ chỉ có thể lừa được những tên chống cộng ngu dốt thôi”
chúng ta hãy điểm qua vài “lý luận” của ông Minh Võ:
1) Nếu người dân có tôn sùng và gọi Hồ Chí Minh là Cha già dân
tộc thì đó chỉ là kết quả của một nỗ lực dắt dẫn, uốn nắn thậm chí cưỡng
bách nhiều năm.
Thật vậy sao? Cưỡng bách tôn sùng? Điều này chỉ có thể
thấy trong lịch sử Công Giáo qua những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo
(Inquisition) và lịch sử truyền đạo qua chính sách thực dân. Nếu là
cưỡng bách thì làm sao người dân có thể chiến thắng một cường quốc như
Pháp rồi về sau lại đánh bại một cường quốc vào bậc nhất thế giới như
Mỹ. France Fitzgerald đã viết: “Một bài học mà hầu như bất cứ vị
lãnh đạo quốc gia nào cũng có thể học được từ ông Hồ Chí Minh: đó là,
nếu đi vào một cuộc chiến lâu dài thì phải có sự ủng hộ của người dân.
Sự ủng hộ này quan trọng hơn vũ khí, vì nếu người dân tin vào chính
nghĩa của họ, họ có thể chấp nhận những sự hi sinh phi thường. Nếu họ
không tin, mọi vũ khí trở thành vô ích.” [Vietnam
Reconsidered: Lessons From A War, p. 302: There’s a lesson that
almost any leader in any country might learn from Ho Chi Minh, and that
is, if you embark on a war of any duration, you must have the support of
your people. This support is more important than weapons, for if people
believe their cause is just, they are capable of extraordinary
sacrifices. If they do not, all your weapons are useless.]. Fitzgerald
đã viết không sai. Nếu không tin tưởng vào chính nghĩa, người dân Việt
Nam không thể chịu bao hi sinh để thắng nổi những thế lực quân sự có ưu
thế tuyệt đối về quân sự như Pháp và Mỹ trong hai cuộc chiến ở Đông
Dương. Ai đã mang lại chính nghĩa đó, nếu không phải là ông Hồ.
2) Minh Võ viết: “6 năm sau cái thời điểm mà Hồ Chí Minh tự diễn tả
mình được toàn dân coi là Cha già dân tộc, thực tế đã nói lên một cách
cụ thể thái độ của người dân đối với Hồ Chí Minh bằng sự trạng hơn một
triệu người bỏ xóm làng, sản nghiệp ra đi, khi miền Bắc đặt dưới sự lãnh
đạo của Hồ Chí Minh.”
Chẳng có ai, xin lỗi độc giả, viết bậy như Minh Võ. Minh Võ có biết là
thành phần, không phải là hơn một triệu, mà là gần một triệu, của số
người di cư từ Bắc vào Nam là như thế nào không. Hãy đọc Bernard Fall
trong “The Two Viet-nams”, trang 154:
“Trong
số 860000 người chạy vào Nam, 600000 người là tín đồ Công Giáo. Tuy 65%
trên tổng số người Công giáo (ở ngoài Bắc) bỏ Bắc Việt Nam, hơn 99.5 %
những người không Công Giáo ở lại.”
(Of the 860000 who fled South at this time, 600000 were Catholics.
Although 65 percent of the total Catholic population left North
Viet-Nam, more than 99.5 percent of the non-Catholics stayed put.)
Tại sao tỷ lệ những người Công Giáo chạy vào Nam lại cao như vậy? Fall
giải thích:
“Những
khẩu hiệu và truyền đơn tuyên truyền kêu gọi những tín đồ Công Giáo sùng
tín là “Chúa đã đi vào Nam” và “Đức Mẹ Mary đã bỏ miền Bắc”; cho nên,
toàn thể các xứ đạo – thí dụ như Bùi Chu và Phát Diệm – từ những ông
giám mục cho đến hầu như ông linh mục cuối cùng trong làng và giáo dân
đã gói ghém mọi đồ đạc [để đi theo Chúa và Đức Mẹ]”
(Propaganda slogans and leaflets appealed to
the devout Catholics with such themes as “Christ has gone to the South”
and the Virgin Mary has departed from the North”; and whole bishoprics
– Bui Chu and Phat Diem, for example, packed up lock, stock, and barrel,
from the bishops to almost the last village priest and faithful.)
Chúng ta cũng không nên quên rằng Bùi Chu, Phát Diệm là những khu “Công
giáo tự trị”, đã nhận lãnh vũ khí của Pháp để chống Việt Minh. Vậy
chính cái mặc cảm phản bội dân tộc cộng với trình độ quá thấp đến độ bị
mấy tên xảo quyệt như Lansdale và “bề trên” tuyên truyền láo: “Chúa
đã đi vào Nam” và “Đức Mẹ Mary đã bỏ miền Bắc”, một sự sự mê tín mà
Linh Mục Trần Tam Tĩnh phải lắc đầu kêu trời trong cuốn “Thập Giá và
Lưỡi Gươm” đã khiến cho số người Công Giáo trên di cư vào Nam. Phần
còn lại là công chức, quân nhân trong quân đội liên hiệp Pháp. Còn tỷ
lệ những người dân thường không đáng kể. Ông Minh Võ dốt sử nên không
hiểu rằng cuộc di cư của số người Công Giáo này thực ra là có lợi cho
chính quyền miền Bắc: có thêm ruộng đất để chia cho nông dân nghèo, và
đỡ đi phần nào của mối lo về một số người thuộc một thế lực “đã phi
dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.” ở lại miền Bắc.
Viết bài này, tôi không có ý biện hộ hay bênh vực ông Hồ Chí Minh trước
cuộc “thánh chiến chống Cộng” ở hải ngoại, mà chỉ viết theo sự hiểu biết
của mình qua sự tổng hợp một số tài liệu. Lịch sử đã rõ ràng, không
ai cần đến tôi làm việc này. Nhưng thấy trình độ và những thủ đoạn
hạ bệ ông Hồ, Minh Võ cũng như của một số đồng bọn ở đây thấp kém và ấu
trĩ quá, mà lại cứ thích viết bậy, có những hành động làm nhục lây cả những
người Quốc Gia như tôi, nên tôi buộc lòng phải viết lên vài điều để cảnh
tỉnh những người muốn dùng những thủ đoạn xuyên tạc lịch sử cho những
mục đích chính trị của mình. Viết về ông Hồ, chúng ta không thể chỉ kể
ra những chi tiết lặt vặt trong đời tư của ông mà phải nhìn vấn đề trên
bình diện rộng hơn. Ít nhất là phải phân tích những hoạt động của ông
ở ngoại quốc trước khi ông biết đến chủ thuyết Mác-Lênin, ở Hội Nghị Hòa
Bình Versailles, ở các Hội Nghị Quốc Tế, phải đọc những bài ông Hồ Chí
Minh, dưới tên Nguyễn Ái Quốc, viết trên những tờ L’Humanité, La Vie
Ouvrière, Le Paria v..v.., nội dung ra sao, ông đã thành lập và tổ chức
Việt Minh từ bao giờ, để làm gì, đã có những hoạt động chống Nhật và
Pháp như thế nào, và sau cùng, đường lối chính trị của ông sau 1945
cho đến khi ông qua đời v..v.. thì mới có thể đánh giá đúng ông Hồ được.
Vài lời cuối với ông Minh Võ và những người có ý định phá bỏ “thần tượng
Hồ Chí Minh” như ông Minh Võ: Cái di sản mà ông Hồ Chí Minh để lại cho
người dân Việt Nam là một nước Việt Nam độc lập và thống nhất. Lẽ dĩ
nhiên đây không phải là công của mình ông Hồ mà là của toàn dân, ít ra
là của đại đa số người Việt đã coi ông Hồ như là biểu tượng truyền thống
yêu nước của người Việt Nam, do đó đã không ngại mọi hi sinh để đạt
thành. Nhưng quan trọng hơn là thế giới đã biết nhiều hơn về Việt Nam
và không còn dám coi thường Việt Nam tuy Việt Nam vẫn còn là một nước
tương đối nghèo và kém phát triển. Xin đừng có coi thường độc giả.
Đừng có hi vọng họ tin tất cả những điều mình viết. Ngay cả giới trẻ
ngày nay cũng sáng suốt lắm. Họ không để cho bị bịp bởi những luận điệu
vô căn cứ, thuần túy viết theo thiên kiến và cảm tính đâu. Dù thế nào
đi chăng nữa thì đối với thế giới và đại đa số người dân Việt Nam, đúng
như Jules Archer đã viết:
“Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc, và hòa
bình sau cùng tái lập trên đất nước thê thảm của Việt Nam, ông Hồ Chí
Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân đã từng yêu kính và đứng sau lưng
ông, coi ông như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của
họ - người “Bác” kính ngưỡng của nước ông.”
“Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như
là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi
thường của thế giới trong thế kỷ này.”
TCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.