Thêm Vài Nét Về “Cụ Hồ”
Trần Chung Ngọc
| ||
Vài Lời Nói Đầu:
Chế độ thực dân ở Việt Nam đã cáo chung từ 48 năm nay rồi, và chiến tranh cũng chấm dứt trên đất nước đã 37 năm. Nhưng trước những xuyên tạc, bóp méo lịch sử của một số người không thể quên được sự hận thù trong quá khứ, một sự hận thù kéo dài đã quá lâu, bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về nguyên nhân sự đối nghịch “Quốc-Cộng” cũng như sự đối nghịch “Hữu thần-Vô thần”, cho nên nhiều khi chúng ta bắt buộc phải trở lại dĩ vãng để tìm hiểu lịch sử như nó đúng là như vậy. Điều này không có nghĩa là bênh vực hay chống đối vì phe phái mà chỉ là những sự thực lịch sử có thể giúp ích cho hậu thế có một cái nhìn chính xác hơn về một chương lịch sử của nước nhà mà những người có lòng với dân tộc, với đất nước, không ai muốn xẩy ra.
Trước đây, trong bài “Vài Nét Về “Cụ Hồ””, tôi có viết:
Viết về một nhân vật có tầm vóc quốc tế như Hồ Chí Minh có thể nói là không dễ. Đối với những người thuộc giới Chống Cộng Cực Đoan [CCCĐ] hay Chống Cộng Cho Chúa [CCCC], viết theo cảm tính thù hận Quốc Gia chống Cộng, hay Công Giáo chống Cộng, trong khi thực sự không hiểu, không biết gì về Hồ Chí Minh thì rất dễ, vì muốn viết sao cũng được. Đưa ra những chi tiết lặt vặt, cộng với xuyên tạc, dựng đứng v..v.. nhằm “ám sát tư cách cá nhân” (character assassination), bằng những từ tục tĩu, hạ cấp v..v.. cho hả lòng thù hận, thì có lẽ ai viết cũng được, không cần đến hiểu biết, không cần đến trình độ, không cần đến đạo đức, giáo dục, và không cần biết đến liêm sỉ. Thảm thay, hiện tượng này chúng ta thường thấy xảy ra trong vài diễn đàn truyền thông hải ngoại thuộc loại rừng rú, nơi đây một thiểu số người Việt có vẻ như không có mấy giáo dục, nếu không muốn nói là vô giáo dục, thường lên tiếng. Những hạng người này, bất kể họ có bằng cấp ra sao, có địa vị xã hội thế nào, tôi đều liệt vào hạng hạ cấp, vô giáo dục gia đình. Bởi vì, viết trên diễn đàn truyền thông để cho mọi người đọc, mà sử dụng những lời lẽ hạ cấp, chửi rủa v…v… cá nhân, thì không gì khác hơn là tự mình bôi tro vào mặt mình.
Tôi đã đọc nhiều cuộc tranh luận trí thức về nhiều vấn đề khác nhau trên Internet, hầu hết giữa các học giả Âu Mỹ, nhưng tôi không thấy có một người nào sử dụng loại văn phong tệ mạt hạ cấp như một số người Việt mình. Không bao giờ tôi thấy họ nói về đời tư cá nhân, khoan nói đến chuyện dùng những nhãn hiệu, danh từ hạ cấp để mạt sát những người mà họ bất đồng ý kiến. Trái lại, trên các diễn đàn truyền thông của người Việt ở hải ngoại chúng ta thấy không thiếu những ngôn từ đáng lẽ không bao giờ nên xuất hiện trên các diễn đàn công cộng. Thật là đáng xấu hổ, nhưng đối với thiểu số này, có lẽ họ cảm thấy viết như vậy thì họ mới vào trong hàng ngũ trí thức Việt Nam. Thật là tội nghiệp. Nhưng cũng may, đây chỉ là những sản phẩm xuất sinh từ một nền giáo dục và mớ kiến thức đặc biệt của một số ít nhưng dù sao cũng không lấy gì làm đẹp mặt cho người Việt trước người ngoại quốc. Báo chí Mỹ đã nhiều lần phê bình về những hành động vô cương, vô pháp, phi tự do, phi dân chủ của một số người Việt trên đất nước mà những điều trên được tôn trọng tuyệt đối. Nhưng người Mỹ nói chung không biết đến những ngôn từ hạ cấp, vô giáo dục của một số nhỏ người Việt trên một số diễn đàn truyền thông. Nếu họ biết thì không hiểu họ sẽ nghĩ thế nào về cộng đồng người Việt, nhất là đối với những người Mỹ có óc kỳ thị. Những người này đã lạm dụng sự tự do trên đất nước này để vi phạm quyền tự do và suy tư của người khác.
Với cảm tính cá nhân về sự đối nghịch Quốc-Cộng trước đây mà không hiểu nguyên nhân từ đâu mà có sự đối nghịch này, và với cảm tính “có thần” chống “vô thần” một cách cuồng tín mà không hiểu rằng “có thần” là biểu hiện của sự mê tín, và “vô thần” là biểu hiện của trí tuệ, của hiểu biết. Ở hải ngoại, chúng ta thấy một số người năng nổ toan tính “phá đổ thần tượng Hồ Chí Minh”, vô tình cho rằng đã có nhiều người đã tôn Hồ Chí Minh là thần tượng trong khi tôi nghĩ đa số người Việt Nam, trong đó có tôi, không hề coi ông Hồ là một thần tượng. Họ cũng còn lôi những chuyện cũ về CS cách đây mấy chục năm, không phải viết về lịch sử, mà chỉ muốn cho mọi người tin rằng CS không hề thay đổi cho nên mọi người đều phải chống Cộng như họ. Họ quên rằng họ chỉ là một thiểu số rất nhỏ nhoi không đáng kể trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, và những tiếng nói vô trí đầy thù hận của họ chẳng thể thuyết phục được mấy người, kể cả giới trẻ ngày nay. Họ vinh danh cờ vàng, chống cờ đỏ, và đôi khi có những hành động côn đồ với một lá cờ, nhưng con cháu họ, nếu có đi học ở trường công lập Mỹ, khi học về những cờ của các quốc gia, vẫn phải vẽ cờ đỏ sao vàng là cờ của Việt Nam. Có bao giờ họ dám thú nhận như vậy không?
Họ có thành công hay không hay chỉ tự sướng với nhau trong những nhóm người nhỏ nhoi, đồng hạng với nhau về sự hiểu biết và tư cách. Họ cho rằng bất cứ ai hiểu về ông Hồ khác với họ cũng là có tội đối với người Việt di cư. Đối với họ, không ai được quyền khen ông Hồ, không ai được quyền bày tỏ ý kiến tích cực về ông Hồ, và cái mũ “Cộng sản” hay “phản bội quốc gia” hay “Việt gian” luôn luôn sẵn sàng để chụp lên đầu những người không đồng ý với họ, trong khi trên thực tế, ý của họ chỉ là những luận điệu ruồi bu, vô căn cứ. Sống ở đất nước tự do, văn minh nhất thế giới, mà mấy chục năm rồi họ vẫn không ý thức được thế nào là tự do. Không đồng ý là một quyền, nhưng không ai có quyền, vì không đồng ý, mà phê phán về lập trường, suy tư, quan điểm của người khác rồi chụp lên đầu họ những nhãn hiệu theo ý mình, hoặc để gây thù hận, hoặc để ám sát tư cách cá nhân v..v... Họ không hề biết là,tràn ngập những nghiên cứu về ông Hồ của các bậc khoa bảng Tây phương đã cho thấy là lý luận hay quan điểm của họ về ông Hồ không có một giá trị nào trong lãnh vực học thuật. Đó chỉ là những điều xuất phát từ cảm tính cá nhân của những kẻ không có khả năng nghiên cứu trí thức, thiếu hiểu biết về lịch sử, đặt căn bản trên sự thù hận, hay đối nghịch Quốc-Cộng, hay cuồng tín tôn giáo.
Đọc những tác phẩm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam của giới trí thức Tây phương, chúng ta thấy phần nhận định tích cực về ông Hồ tràn ngập so với phần tiêu cực thưa thớt của một số người Việt hải ngoại mà tên tuổi không đáng kể. Tại sao họ lại có những nhận định tích cực về Hồ Chí Minh. Hiển nhiên là họ không có lý do để “bênh vực Hồ Chí Minh”, không nằm trong sự đối nghịch Quốc-Cộng, mà phần lớn họ lại là công dân của các nước Pháp, Mỹ bại trận. Những công cuộc nghiên cứu của họ, phần lớn xuất hiện nhiều năm sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, thường dựa trên sự phân tích tổng hợp rất nhiều tài liệu, những tài liệu đã có từ trước trong các văn khố hoặc mới được giải mật, và vì đa số họ thuộc giới khoa bảng, có địa vị trong các đại học, cho nên họ không thể tự hạ uy tín của mình bởi những tác phẩm nghiên cứu cẩu thả, không có giá trị. Trái lại vài tác phẩm của người Việt thường dựa trên cảm tính cá nhân nhiều hơn, đưa ra những luận cứ theo sự diễn đạt tùy tiện cá nhân, hoặc những sự việc khó có thể kiểm chứng, tài liệu nghèo nàn hoặc không có, không có giá trị trong lãnh vực nghiên cứu học thuật. Những người này chỉ như những con đom đóm, chỉ có thể lập lòe trong đêm tối chứ không thể so với ánh sáng trí tuệ của các học giả, và chỉ có thể xuất hiện trên vài diễn đàn điện tử ít có giá trị trí thức của đám người Việt còn mang nặng lòng hận thù Quốc-Cộng, chống Cộng cuối mùa, chống Cộng cho Chúa, chống Cộng khi đã không còn Cộng..
Hiển nhiên những tác phẩm nghiên cứu trí thức của các học giả Tây phương về ông Hồ không làm những người mang nặng lòng hận thù Cộng Sản hài lòng, và họ đã lên tiếng chê sử gia Duiker cũng như tất cả các tác giả Âu Mỹ viết về ông Hồ mà không đúng ý họ là ngu dốt, là những người ngoại quốc, đâu có biết gì về ông Hồ bằng người Việt Nam. Chỉ có những người vô tên tuổi, vô văn hóa, và chẳng biết gì mấy về Việt Nam như họ mới có thể biết rõ về ông Hồ, dù rất có thể họ chưa bao giờ thấy mặt ông Hồ, và chỉ biết ông Hồ qua những luận điệu tuyên truyền chống Cộng ở hải ngoại và qua vài chi tiết lặt vặt trong những tác phẩm không có mấy giá trị trí thức của một số người Việt Nam ở ngoài và ở trong nước.
Thật vậy, trước đây có hai vụ nổi đình đám một thời ở hải ngoại trong chiến dịch hạ uy tín của Hồ Chí Minh.
☞ Vụ thứ nhất là chiến dịch “No Hồ” của Minh Võ, một người rất năng nổ trong chủ đích hạ thấp uy tín của ông Hồ. Trong bài “Vài Nét Về “Cụ Hồ”” trước đây, tôi có vạch ra trình độ hiểu biết không thể gọi là trình độ, khả năng lý luận không thể gọi là khả năng, và thủ đoạn bịa đặt sự kiện của Minh Võ, cho nên những điều ông ta phê bình Duiker cũng như những điều ông ấy viết về ông Hồ không có mấy giá trị trí thức, để lộ rõ một kiến thức kém cỏi và viết với một tâm trạng thù hận và thiếu sự lương thiện trí thức trong đó. Bài “Vài Nét Về “Cụ Hồ”” quý đọc giả có thể đọc trên http://www.giaodiemonline.com/dec/vainet1.htm hoặc trên http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php. Tôi không nhắc lại ở đây nội dung phê bình Minh Võ của tôi, nhưng trong bài trên có một số nhận định của giới trẻ trên trang nhà Đàn Chim Việt khá chính xác về thực chất trình độ và mánh mưu của Minh Võ trong chiến dịch “No Hồ” để cho những người chống Cộng thấy rằng không thể coi thường sự hiểu biết của giới trẻ ngày nay và phải biết ngượng trước lớp hậu bối.
Tôi rất mừng vì có những bạn trẻ đã đưa ra những nhận định chính xác và sáng suốt, dựa trên những sự kiện lịch sử chứ không dựa trên cảm tính phe phái. Đây là một niềm hi vọng cho đất nước Việt Nam.
☞ Một sản phẩm khác với mục đích hạ thấp uy tín của ông Hồ là DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bảo. Nhìn vào những người chủ trương, nhìn vào bản thân của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, và dùng những tài liệu của Cao Thế Dung, Minh Võ, Trần Gia Phụng, Hoàng Văn Chí, Mark Moyar, Lê Hữu Mục v…v… cùng những nhân vật được phỏng vấn để thực hiện DVD như Minh Võ, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Diễm, Nguyễn Minh Cần, Vũ Ngự Chiêu, Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương, Lê Hữu Mục, Tôn Thất Thiện, Trần Gia Phụng, Trần Ngọc Thành, Trần Mạnh Hảo, Bùi Tín, LM Phan Văn Lợi v..v…, chúng ta có thể biết ngay nội dung và giá trị những “sự thật” này là như thế nào.
Trong bài “NHẬN ĐỊNH VỀ DVD “SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH” Của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ & con chiên Trần Quốc Bảo trước đây:
tôi đã từng mượn lời của Ulrich Rippert trong bài “A political evaluation of Schwarzbuch des Kommunismus” -- [The Black Book of Communism], 15 July 1998, nhận định về cuốn “Le Livre Noir Du Communisme” của Tổng Biên Tập Stéphane Courtois như sau: “Là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về sử, cuốn “Sách Đen” hoàn toàn vô giá trị”. [As a serious historical work the “black book” is totally worthless], để đưa ra một nhận định tổng quát về DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh”: “Là một sản phẩm chống Hồ Chí Minh và chống CS, DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” hoàn toàn vô giá trị” .
Tại sao tôi có thể nhận định tiêu cực như vậy. Tất cả những chi tiết để chứng minh điều này tôi đã viết rõ trong bài trên, ở đây tôi chỉ nhắc lại vài điều chính yếu:
DVD “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” vô giá trị vì dựa trên những thông tin sai lầm, khoan kể những phát biểu một chiều của vài nhân vật Việt Nam được phỏng vấn, như ngay cả khi phỏng vấn những tác giả nổi tiếng như William J. Duiker, Sophie-Quinn Judge , những tác giả đã nghiên cứu về Hồ Chí Minh, những người làm DVD trên cũng chỉ đưa ra vài chi tiết lặt vặt về đời tư của ông Hồ, mà bỏ qua những nét quan trọng và to lớn hơn nhiều về nhân vật Hồ Chí Minh của chính hai tác giả trên. Những người làm DVD trên cũng không nhắc đến những cuộc phỏng vấn của đài RFI và BBC, phỏng vấn chính Giáo-sư Sophie-Quinn Judge và Pierre Brocheux, giáo sư đại học Pháp. Như vậy sản phẩm DVD trên chỉ là kết quả của một công trình đầu voi “Sự thật về Hồ Chí Minh” với đuôi chuột “chống Cọng”, thiếu lương thiện trí thức, một chiều, với một ý đồ là toan tính phá bỏ những điều mà họ cho là những “huyền thoại về Hồ Chí Minh”. Nhưng họ hoàn toàn thất bại vì chính nội dung trong DVD về “Sự Thật Về Hồ Chí Minh” lại chẳng có mấy “sự thật về Hồ Chí Minh” mà chỉ là một loạt những quy kết mọi trách nhiệm lên đầu Hồ Chí Minh. Chúng ta sẽ thấy, tất cả chỉ là những màn kịch cũ kỹ, rẻ tiền, diễn xuất bởi nhưng diễn viên hạng ba, trên một sàn sân khấu đã mục nát.
Hơn nữa, hầu hết những tài liệu của các học giả nghiên cứu về Hồ Chí Minh đều cho rằng, trái với những lời phê phán về ông Hồ trong DVD, chẳng làm gì có chuyệnông Hồ “sáp nhập Việt Nam vào CS Quốc tế”. Các học giả đã đưa ra những bằng chứng chứng tỏ ông Hồ tuyệt đối không phải là người “bị chủ nghĩa Marx mê hoặc” (Bùi Tín); hay “hoàn toàn gắn bó với chủ Nghĩa CS” (Jean Sainteny); “trung thành vô điều kiện với Stalin” (Bernard Fall); hay “là một tay diệt chủng, có tội với dân tộc mình” (Nhà báo Balan Robert); hay “là tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa CS” (Olivier Todd); hay “là một nhà độc tài có nhiều tham vọng” (Vũ Ngự Chiêu).. Những luận điệu tuyên truyền trong DVD như trên đã trở thành lố bịch trước những tác phẩm nghiên cứu về ông Hồ với đầy đủ tài liệu của giới học giả Tây phương mà tôi đã đưa ra một phần trong bài “Nhận Định DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh” trước đây.
Nhưng ngày nay, những người chống Cộng cực đoan và chống Cộng cho Chúa không có mấy hiểu biết vẫn tiếp tục ngu ngơ đưa ra luận điệu chính vì ông Hồ là Cộng sản, là tay sai của Nga, Tàu nghe lệnh Nga Tàu để gây chiến ở Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam là tay sai của Cộng sản quốc tế, âm mưu thống trị thế giới, cho nên Pháp và Mỹ phải ngăn chận Cộng Sản ở Đông Dương v…v… Họ cũng cho rằng Mỹ giúp Nam Việt Nam là vì ý tốt, muốn Nam Việt Nam là một nước tự do, dân chủ v…v… nhưng không thành công vì không muốn đánh thắng, vì các phong trào phản chiến trên thế giới, vì những tường trình tiêu cực về cuộc chiến của giới phóng viên, ký giả v…v… cho nên cuối cùng đã phủi tay, phản bội họ, khiến cho họ phải mang nổi nhục “mất nước” [nước nào?], ôm mối “quốc hận” [quốc nào?] 37 năm nay, và họ vẫn hi vọng một ngày nào đó họ có thể cắm lại lá cờ vàng ba sọc đỏ trên khắp đất nước, như hi vọng của Pháp toan tính cắm lại lá cờ tam tài khi trở lại Việt Nam năm 1945. Nhiều người vẫn dựa vào những điều xuyên tạc như trên để chụp lên đầu ông Hồ đủ mọi thứ tội mà họ có thể hoang tưởng ra được, kể cả những tội [sic] về tình trạng Việt Nam sau khi ông Hồ qua đời đã nhiều năm. Có lẽ họ hi vọng rằng như vậy thì họ có thể xóa được những núi tội của chính họ. Sau đây tôi sẽ đưa ra thêm một số tài liệu để chứng minh tất cả những điều tuyên truyền xuyên tạc trên đều không có bất cứ một giá trị nào. Tôi sẽ chứng minh là:
Ông Hồ không phải là người Cộng sản giáo điều, cuồng tín, là tay sai của Nga hay Tàu mà là người theo chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) với tinh thần dân tộc rất cao. Ông Hồ muốn đi với Mỹ và Tây phương, hơn là đi với Stalin. Và Ông Hồ là người chủ hòa không phải là người chủ chiến, và không có chuyện Cộng Sản gây chiến ở Việt Nam.
Cộng Sản Gây Chiến Ở Việt Nam ?
Trước hết, trong bài THÊM VÀI Ý KIẾN NHÂN ĐỌC SÁCH HIẾM PHỎNG VẦN GIÁO SƯ NGUYỄN MẠNH QUANG [http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts057.php] tôi đã chứng minh là “Việt Nam là Quốc Gia hay Cộng sản không ăn nhằm gì đến (irrelevant) chính sách thực dân của Pháp và Mỹ: Pháp muốn tái lập nền đô hộ Việt Nam bằng võ lực, nghĩa là tái xâm lăng Việt Nam, và Mỹ đã giúp hơn 80% chiến phí cho Pháp trong mục đích thực dân này. Còn Mỹ thì xâm lăng Việt Nam vì muốn thực hiện bá quyền của mình ở Đông Nam Á, vì ba yếu tố: Kinh tế, Chính trị, và truyền bá Ki Tô Giáo.
Chỉ một điều trên cũng đủ để chứng minh là không làm gì có chuyện Cộng Sản gây chiến ở Việt Nam. Tôi đã mời những ai phủ nhận sự kiện này xin lên tiếng, nhưng cho tới nay chưa thấy ai phản bác những sự kiện lịch sử này. Tại sao vậy? Vì những người chống Cộng luôn luôn dùng thủ đoạn dựng lên một người rơm để rồi tự tay họ quật nó xuông. Điều rõ ràng là họ chỉ viết dựa trên cảm tính cá nhân và những hiểu biết ngèo nàn, phần lớn bị ảnh hưởng bởi những luận điệu chống Cộng trên Internet chứ tự mình không tìm hiểu ngọn ngành các vấn đề cho nên không đủ khả năng để tranh luận trí thức về những vấn đề lịch sử. Khi có người đưa ra những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác trái với sự hiểu biết của họ, thì họ giữ thái độ “im lặng là vàng”, và tiếp tục viết láo trên Internet bất kể liêm sỉ.
Này nhé, năm 1945, với mục đích tái lập nền đô hộ Việt Nam, Pháp trở lại Nam Bộ tấn công Việt Minh, chiếm Saigon và mở rộng cuộc bình định miền Nam. Ở ngoài Bắc, Pháp phản bội Hiệp Ước 6/3/1946, oanh tạc Hải Phòng, giết nhiều ngàn thường dân vô tội, vậy ai là kẻ gây chiến? Kháng chiến không phải là gây chiến.
Mỹ đã giúp Pháp 80% quân phí trong mưu đồ tái lập nền đô hộ Việt Nam, và sau Hiệp Định Geneva, Mỹ dựng lên một chính quyền tay sai ở miền Nam với Ngô Đình Diệm, thuộc gia đình ba đời làm Việt gian, thi hành chính sách độc tài, Công giáo trị, gia đình trị, vi phạm Hiệp Định Geneva, không thi hành Tổng Tuyển Cử năm 1956, tố Cộng bạo tàn, điều mà Hiệp Định Geneva cấm, giết khoảng 300000 người vô tội, nguyên nhân xuất sinh của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, về sau được Bắc Việt tiếp tay.
Thực chất cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là gì?
Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:
Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.
Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là mộthuyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.
Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.
( In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.
To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.
Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:
Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm…
Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.
(It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined…
In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)
Mỹ đưa ra nhiều lý do để biện minh cho sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. NhưngGiáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:
“Trong 21 năm bị lôi cuốn vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình. Những lý do này vô giá trị. Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ... Và đó cũng đủ là lý do.
Thêm nhiều lý do. Và thêm nhiều lý do nữa. Chúng mọc lên như măng tháng 5. Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách. Không lý do nào có giá trị.”
(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions. These reasons were worthless. The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...
More reasons. And more reasons. They sprouted like asparagus in May. Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons. None of them were valid.)
Như vậy, nếu thực chất sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam chỉ là một cuộc xâm lăng thì ai đã gây chiến ở Việt Nam sau Hiệp Định Geneva? Trước một cuộc xâm lăng của ngoại quốc thì người dân yêu nước phải làm gì? Kháng chiến có phải không? Kháng chiến không phải là gây chiến. Những người cho rằng Bắc Việt xâm lăng cưỡng chiếm miền Nam, một miền đất của Việt Nam, nên hiểu rằng không ai có thể xâm lăng cưỡng chiếm chính đất nước của mình. Miền Nam không phải là một quốc gia riêng biệt, thực chất chỉ là một miền đất của Việt Nam mà Mỹ dùng cường quyền áp đặt lên đầu người dân miền Nam như là một nước nhưng thiếu căn cước của một quốc gia thực sự, và Bắc Việt không phải là người ngoại quốc. Họ cũng nên nghĩ lại, và nên biết rằng cuộc kháng chiến hậu Geneva không phải xuất phát từ miền Bắc mà là từ miền Nam, ngay từ dưới thời Ngô Đình Diệm, vì người dân thấy rõ bản chất của chính quyền Ngô Đình Diệm và những chủ đích sâu thẳm của Mỹ ở đàng sau. Nhiều tài liệu nghiên cứu về cuộc chiến ở Việt Nam đã đưa ra khía cạnh này. Điển hình là cuốnUnfinished War: Vietnam and the American Conscience, Bacon Press, Boston, 1982, của Walter H. Capps, (former director of the Robert Hutchins Center for the Study of Democratic Institutions, is professor of religious studies at the University of California, Santa Barbara). Trong cuốn này, tác giả viết nhiều về trạng thái tâm lý của người Mỹ bị ảnh hưởng sâu nặng bởi những ảo tưởng về Mỹ là “dân của Chúa”.
Con Người Cộng Sản Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng, ông Hồ Chí Minh chưa bao giờ phủ nhận mình là người Cộng Sản và đã từng khẳng định là Lenin đã gây cảm hứng cho ông trong công cuộc tranh đấu để giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng muốn hiểu ông Hồ, có lẽ chúng ta nên biết đến nhận định về ông Hồ của một số trí thức ngoại quốc, những người thường ở trong môi trường đại học, đặt sự tôn trọng sự lương thiện trí thức lên hàng đầu, và vì chính uy tín của họ, nên không thể viết theo cảm tính mà không nghiên cứu kỹ vấn đề, hay tự hạ mình rơi vào vòng tranh chấp Quốc-Cộng mà họ không thuộc phe nào và không có lý do gì để ủng hộ hay chống đối một phe nào..
Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là ông Hồ Chí Minh là con người Cộng Sản như thế nào? Mục tiêu tranh đấu của ông là gì, và sự lệ thuộc Nga và Tàu của ông ta như thế nào, ở mức nào, nếu có. Ngày nay chúng ta có khá nhiều tài liệu về những vấn đề này. Trong bài này tôi sẽ trích dẫn một số tài liệu về thực chất con người Cộng sản của ông Hồ.
Ngay từ đầu, Mỹ đã biết ông Hồ là người có tinh thần Quốc Gia chứ không phải là người Cộng sản cuồng tín giáo điều. Nhiều bước đi chính trị của ông Hồ chứng tỏ là ông muốn đi với Mỹ, với thế giới Tây phương hơn là thế giới Cộng sản. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ để giúp ông chấm dứt chế độ thực dân, giành lại nền độc lập cho Việt Nam mà thôi. Chúng ta hãy đọc vài tài liệu về những điều này.
Trong cuốn Unfinished War: Vietnam and the American Conscience, Bacon Press, Boston, 1982, Walter H. Capps viết, trang 36:
Những cơ quan ngoại giao và tình báo Mỹ đã kiểm chứng kỹ để quyết định xem ông Hồ có là đồng minh của Nga sô không. Vào thời điểm đó (1947)Mỹ không tìm thấy một bằng chứng nào; thật ra, Mỹ hiểu rõ rằng ông Hồ là một người Việt Nam có tinh thần quốc gia trước hết, đối với ông ta dạng thức chính phủ Cộng sản là một cơ cấu thích hợp để vứt bỏ sự cai trị đàn áp ở thuộc địa. Một phúc trình của Bộ Ngoại Giao vào thời đó đặt vấn đề như sau: Nên coi ông Hồ như là “biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và của sự tranh đấu cho tự do của tuyệt đại đa số dân chúng”.
(US diplomatic and intelligence agencies checked carefully to determine whether Ho was in league with the Soviet Union. At this time they found no such evidence; indeed, they clearly understood Ho to be a Vietnamese nationalist first, to whom the Communist form of government was an appropriate mechanism for throwing off oppressive colonial rule. A U.S. State Department report prepared at the time put it simply: Ho should be regarded as “the symbol of nationalism and the struggle for freedom to the overwhelming majority of population.)
Trong cuốn Cracks In The Empire, South End Press, Boston, 1981, Paul Joseph, Giáo sư xã hội học, đại học Tufts, viết, trang 83:
“Dù rằng thiếu bằng chứng, Washington tiếp tục cho rằng cuộc đấu tranh chống Pháp (ở Việt Nam) là do sự hứng khởi và chỉ đạo từ Liên Bang Sô Viết. Thí dụ, trong bức công điện gửi cho Thủ Tướng (Pháp) Ramadier, đại sứ Mỹ vẫn sai lầm cho rằng Việt Minh là một phong trào mà “triết lý và tổ chức chính trị đều phát khởi từ và bị kiểm soát bởi điện Kremlin. Tuy vậy tình báo Mỹ đã cố gắng, và thất bại, để kiếm ra bằng chứng là có mối liên hệ kiểm soát giữa Moscou và Hồ Chí Minh. Một công điện của Bộ ngoại giao gửi cho đại sứ Mỹ ở Trung Quốc viết “Bộ không có bằng chứng nào về sự nối kết trực tiếp giữa ông Hồ và Moscou nhưng cứ cho rằng có.”
(Despite a lack of evidence,Washington continued to perceive the anti-French struggle (in Vietnam) as something inspired and directed from the Soviet Union. For example, in the cable to Premier Ramadier cited above, the American embassador falsely maintained that the Vietminh was a movement whose “philosophy and political organization emanated from and was controlled by the Kremlin.” Yet American intelligence had tried, and failed, to substantiate the existence of controlling ties between Moscou and Ho Chi Minh. A State Department cable to the US Ambassador in China read “the Department has no evidence of a direct link between Ho and Moscou but assumes it exists..)
Trong cuốn Backfire: Vietnam – The Myths That Made Us Fight, The Illusions That Helped Us Lose, The Legacy That Haunted Us Today, Ballantine Books, New York, 1985, Loren Baritz viết, trang 46:
Về sau Thiếu Tá Patti nhớ rằng, cuộc hội kiến với Hồ Chí Minh mới đầu chỉ là để thăm dò. Ông ta biết Hồ Chí Minh là một người Cộng sản, và Việt Minh đã vạch rõ đường lối của đảng. Nhưng Hồ Chí Minh không có vẻ là nhà cách mạng hão huyền hoặc quá nồng nhiệt, chỉ đưa ra những lời sáo ngữ dập khuôn, hay ca tụng đường lối đảng. Patti tin chắc rằng, mục đích cuối cùng của Hồ Chí Minh là “đạt được sự ủng hộ của Mỹ cho lý tưởng về một Việt Nam tự do.” Điều này không mâu thuẫn với chính sách của Mỹ trong thời đó, Patti hiểu như vậy. Patti gửi những thông tin cho tòa đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh với lời dẫn giải là: vị lãnh tụ Việt Nam là một người có tinh thần quốc gia hơn là Cộng sản.
(Major Patti later recalled that this meeting (with Ho Chi Minh) originally “began just a feeler”. He knew that Ho Chi Minh was a Communist, and that the Viet Minh expressed a party line. But Ho Chi Minh did not seem to be “a starry-eyed revolutionary or flaming radical, given to cliches, mouthing a party line. “Ho Chi Minh’s ultimate goal, Major Patti was convinced, “was to attain American support for the cause of a free Vietnam.” This did not conflict with American policy, as Major patti understood it at the time. He passed information to the American Embassy in Chungking with the comment that the Vietnamese leader was more of a nationalist than Communist”)
Và Giáo sư Loren Baritz viết, trang 47:
Ngay sau khi tuyên bố Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã viết 8 lá thư cho Tổng thống Truman và Ngoại Trưởng Mỹ, yêu cầu được giúp đỡ trong công cuộc tranh đấu mới của Việt Nam chống Pháp. Trong thơ cuối cùng viết cho Tổng thống Truman, Hồ Chí Minh lại nhắc lại tội ác của Pháp và cho rằng “là một sự thách đố đối với thái độ cao quý của chính quyền và dân tộc Mỹ đã từng tỏ rõ trong và sau cuộc chiến (Đệ Nhị Thế Chiến)”. Ông ta yêu cầu Tổng Thống Truman hãy ủng hộ tinh thần cho nền độc lập của Việt Nam theo mẫu nền độc lập mà Mỹ đã trả cho Phi Luật Tân. Không hề có trả lời (của Mỹ) trước những yêu cầu của ông Hồ.
(Immediately after the celebration of Vietnamese Independence, Ho Chi Minh wrote eight letters to president Truman or to the Secretary of State, asking for assistance in Vietnam’s new struggle against the French. In his last letter to the President, Ho Chi Minh rehearsed again the crime of the French which, he said, “is a challenge to the noble attitude shown before, during and after the war by the U.S. Government and People.” He asked President Truman to give Vietnam moral support for its independence on the model of America’s grant of independence to the Philippines. There was no reply to any of his requests.)
Chúng ta biết rằng giáo dục là nền tảng để xây dựng nước và giữ nước. Có một tài liệu cho thấy viễn kiến của ông Hồ rất sáng suốt, nhìn xa trông rộng cho tương lai của đất nước ngay từ thời bấy giờ. Đó là bức thơ ông gửi cho Ngoại Trưởng James Byrnes yêu cầu để cho sinh viên Việt Nam sang Mỹ giao lưu văn hóa và để học hỏi khoa học kỹ thuật tân tiến của Mỹ.
Thơ gửi cho Ngoại trưởng James Byrnes, 1 tháng 11, 1945:
Tôi có thể gửi sang Mỹ một phái đoàn khoảng 50 sinh viên với mục đích một mặt thiết lập giao lưu văn hóa với giới trẻ Mỹ, và mặt khác để học hỏi thêm về ngành kỹ thuật, canh nông, và các ngành chuyên môn khác? Trong nhiều năm những người trẻ này rất quan tâm đến những thứ của Mỹ và rất mong muốn được tiếp xúc với dân Mỹ, một dân tộc đã đứng trên lập trường cao thượng cho những lý tưởng cao quý về Công Lý và Nhân Đạo, và những thành quả về kỹ thuật hiện đại đã quá hấp dẫn họ.
Letter to Secretary of State James Byrnes, November 1, 1945
[Could I send to the United States of America a delegation of about 50 Vietnam youths with a view to establish friendly cultural relations with American youth on the one hand, and carrying on further studies in Engineering, Agriculture, as well as other lines of specialization on the other. They have been all these years keenly interested in things American and earnestly desirous to get in touch with American people whose fine stand for the noble ideals of international Justice and Humanity, and whose modern technical achievements have so strongly appealed to them.]
Điều rõ ràng là ông Hồ muốn đi với Mỹ chứ không phải là với Nga Xô hay Tàu.
Những hoạt động chính trị của ông như trên trái ngược với chủ thuyết của Cộng sản quốc tế là phải chôn vùi tư bản. Nhưng tại sao Mỹ không đáp ứng những yêu cầu của ông Hồ? Và tại sao Mỹ đã biết ông Hồ là người có tinh thần Quốc gia hơn là Cộng sản giáo điều mà vẫn can thiệp vào Việt Nam?
Giới học giả Mỹ đã giải thích rõ ràng cho chúng ta. Mỹ, sau đệ nhị thế chiến, trong tâm cảnh hoảng sợ Cộng sản Nga sô (Red scares) và vì chịu ảnh hưởng sâu nặng của ảo tưởng bắt nguồn từ nền thần học Ki Tô Giáo trước đây vài thế kỷ, một nền thần học nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới tự do, nên đã lao vào sự can thiệp ở Đông Nam Á.
Chúng ta hãy đọc sự giải thích của William Appleman William trong cuốn “Vietnam Reconsidered: Lessons From a War. Edited by Harrison E. Salisbury, Harper & Row, New York, 1984, p. 2:
Căn nguyên những hành động của Mỹ ở Đông Nam Á có thể thấy trong viễn kiến của những nhà lập quốc Hoa Kỳ ở New England về cái mà họ gọi là “Thị trấn trên một ngọn đồi”, một xã hội đứng trên mọi xã hội khác bởi đạo đức liêm khiết và những giá trị mà Gót (God) ban cho, xã hội mà giáo thuyết của một nước Mỹ có nhiệm vụ truyền bá phúc âm và phát động thánh chiến được gói trọn trong: Nước Mỹ là một lực của ánh sáng tranh đấu chống thế giới của sự xấu ác.
(The origins of the American actions in Southeast Asia are to be found in the vision of the New England fathers of what they called “The City on a Hill”, a society raised high above others by its moral probity and God-given values, a society in which the doctrine of an evangelical, crusading America was encapsulated: America as the force of light striving against a world of evil.)
Ngoại trưởng Dean G. Acheson cũng đã bày tỏ một ý tưởng tương tự: “Nước Mỹ là một cái đầu tầu phụt khói ra kéo cả thế giới đến văn minh” (America was the locomotive puffing away to pull the rest of the world into civilization.)
Chúng ta thấy cái ảo tưởng này của Mỹ là cho rằng Mỹ là dân Chúa nên tất nhiên phải nhất, phải đạo đức nhất, phải văn minh nhất, và những quốc gia không tin Chúa đương nhiên phải là thấp kém và xấu, nhưng trên thực tế thì xã hội và hành động của Mỹ trên thế giới không thể nói là đạo đức nhất, và văn minh của Mỹ không thể sánh với văn minh của Á Đông, của Âu Châu, và của Nga sô. Có thể nói Mỹ nhất về kỹ thuật, kể cả những kỹ thuật giết người, như sáng chế ra bom nguyên tử, vũ khí giết người hàng loạt, chất độc hóa học v…v…, nhưng đây không phải là văn minh mà trên thực tế là phản văn minh.
Chúng ta hẳn còn nhớ, trong cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order), Samuel P. Huntington, lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, viết:
Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”. Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..”Tây phương thắng trên thế giới không phải là vì sự ưu việt của những ý tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” …
Tây phương chưa bao giờ có được một tôn giáo lớn(theo nghĩa là chủ lực tinh thần hướng dẫn đạo đức và tính thiện của con người. TCN). Những tôn giáo lớn trên hoàn cầu đều là sản phẩm của những nền văn minh ngoài Tây phương, và trong hầu hết các trường hợp, đã có trước nền văn minh Tây phương.
(Huntington, p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence) ...
(Huntington, Ibid., p. 54: The West, however, has never generated a major religion. The great religions of the world are all products of non-Western civilizations and, in most cases, antedate Western civilization).
So sánh giáo lý, lịch sử Ki Tô Giáo (Chính Thống, Gia Tô, Tin Lành) với các tôn giáo Á Đông như Thích, Nho, Lão và Ấn Giáo, chúng ta thấy rõ ngay điều này.
Vì sống trong tình trạng ảo tưởng tâm lý tự tôn Ki Tô Giáo như vậy cho nên không cứ gì Mỹ, mà hầu như tất cả những người Ki Tô Giáo đều cho rằng họ thánh thiện hơn mọi người khác, do đó họ có thể làm bất cứ điều gì, dù ác đến đâu, cũng là với ý tốt để khai hóa các dân tộc mọi rợ, nghĩa là các dân tộc không biết đến Chúa của họ, hay những người Cộng sản mà họ chụp lên đầu cái mũ “vô thần”, trong khi trên thực tế những xã hội Ki Tô không có gì có thể gọi là đạo đức, thánh thiện hơn các xã hội khác, kể cả các xã hội Cộng sản. Chuyện Mỹ có một hồ sơ nhân quyền khủng khiếp nhất là chuyện đã rõ ràng. Chỉ cần nhìn vào những gì Mỹ làm ở Việt Nam là chúng ta có thể thấy tất cả những sự man rợ của những con cái Chúa (Kill a gook for God). Lịch sử khủng khiếp của Ca Tô Giáo nói riêng, Ki Tô Giáo nói chung, với những cuộc Thập Tự chinh, những Tòa Án xử dị giáo, những cuộc săn lùng tra tấn và thiêu sống phù thủy, chính sách diệt chủng dân Da Đỏ ở Bắc Mỹ của Tin Lành và Ca-tô v…v… cũng đã chứng tỏ như vậy.
Một nhà cách mạng ái quốc, gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin
Chúng ta hãy đọc tiếp về con người Cộng sản Hồ Chí Minh.
Townsend Hoopes viết trong cuốn The Limits of Intervention, David McKay Co., Inc., New York, 1973, p.127:
Lòng khao khát quốc gia là điều quyết định lịch sử để giải thích con người Hồ Chí Minh. Ngụ ý về Cộng sản quốc tế thì hiển nhiên, nhưng chỉ là thứ yếu.... Những thành quả của ông Hồ, nhìn một cách khách quan, đã làm cho ông Hồ đi vào lịch sử như là một lãnh tụ đặc biệt khác thường... Nhưng những thành quả này chỉ có thể giải thích là vì chủ nghĩa dân tộc. Nhưng nếu chủ nghĩa dân tộc là lực đẩy chính, thì cuộc chiến ở Việt Nam không phải là sự thử nghiệm ý chí của hai phe – Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn - với những sự quan tâm như nhau. Đối với Bắc Việt đây là một cuộc tranh đấu cơ bản, nhiệm vụ ưu tiên bao gồm mọi nhiệm vụ khác, vấn đề sống còn. Đối với Mỹ nó có tính cách ngoại vi nhiều hơn nhiều, sự tranh đua cần thiết cho uy thế và tài nguyên cùng với những quyền lợi đa dạng và những cam kết của một quyền lực bao trùm thế giới.
(National aspiration was the historical imperative that explained Ho Chi Minh. The international Communist overtones were real enough, but secondary ... these were achievements which, viewed objectively, would cause Ho Chi Minh to go down in history as an extraordinary leader.... But they explainably primarily in terms of nationalism. But if nationalism was the principal driving force, it followed that the war in Vietnam was not a test of wills between two parties – Hanoi and Washington – with equal interests at stake. For North Vietnam it was a fundamental struggle, the priority task that embraced all others, a matter of survival. To the U.S., it was far more peripheral, necessary competing for attention and resources with the other manifold interests and commitments of a global power.)
Chúng ta cũng nhớ rằng khi điểm cuốn “Ho Chi Minh, A Life” của Duiker, Stanley I. Kutler cho rằng trong tác phẩm của mình, Duiker đã viết về một nhà cách mạng ái quốc gần với Thomas Jefferson hơn là với V. I. Lenin [A patriot closer to Thomas Jefferson than to V.I. Lenin] và Kutler ghi nhận là:
“Tuy nhiên, thế giới có một bộ mặt khác vì ông Hồ, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược ngoại quốc.” và “Duiker đã nhận định đúng, Hồ Chí Minh có căn rễ sâu đậm trong phong trào Cộng sản quốc tế, nhưng ông luôn luôn là một người quốc gia đã mang lại sự lãnh đạo, viễn kiến và sự cương quyết hiến thân cho nguyên lý dân tộc tự quyết “ …
“Ông Hồ không hề nao núng khi dùng chủ nghĩa Cộng Sản cho những mục đích quốc gia. Lời tuyên bố của ông: “các dân ở Đông Dương vẫn sống và sẽ còn sống mãi” khó mà phù hợp với chủ nghĩa Mác. Duiker nhấn mạnh là, đối với ông Hồ, độc lập quốc gia bao giờ cũng là mục tiêu chủ yếu, trong khi chủ thuyết về một cộng sản không tưởng vẫn là một vấn đề mơ hồ, bất định cho tương lai”
Duiker cũng nhắc lại cho chúng ta là rất tiếc vì những nhận định hời hợt về cuộc Chiến Tranh Lạnh mà Paris và rồi Washington đã thất bại không nắm lấy tay ông Hồ, để đưa đến những hậu quả sâu đậm cho người Việt Nam và cho thế giới
[Nevertheless, the world is a different place because of Ho, and others like him, who agitated, fought and died to liberate their lands from the stigma and yoke of foreign tyranny... Duiker rightly notes that Ho had deep roots in the international Communist movement; but he was a constant nationalist who provided leadership, vision and a firm commitment to the principle of self-determination....
Ho unabashedly used communism for his own nationalist ends. His statement that "the peoples of Indochina still live and will live forever" is hardly compatible with Marxism. Duiker insists that for Ho, national independence always was the primary goal, while the doctrine of a communist utopia remained a vague, indefinite matter for the future.
Duiker painfully reminds us that external Cold War considerations led to the failure of Paris and then Washington to grasp Ho's hand, resulting in profound consequences for the Vietnamese people and the world.)
Trong tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme” có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist). Giáo sư Brocheux viết:
“Hồ Chí Minh có thực sự là mgười Mác-xít không? Hay ông ta chỉ là người Quốc Gia sau lớp sơn đỏ? như một thành viên Cộng Sản Quốc Tế, ông M. N. Roy, người Ấn Độ, đã nói. Vấn đề này đáng được đặt ra.. Nếu chắc chắn là ông ta đã đọc bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản, nếu đã nhiều lần ông ta nói là chịu ảnh hưởng trí thức và chính trị của Lê-nin, thìsự gắn bó của ông với chủ nghĩa Mác không bao giờ có tính cách giáo điều.“ ....
Giống như các lãnh tụ Á Châu trong thời đó, kinh nghiệm của ông Hồ với chủ nghĩa tư bản không phải là những kinh nghiệm thoải mái, và những sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân mà ông ta quan sát trong những năm thiếu thời đã xúc phạm mạnh đến tình cảm của ông. Tuy nhiên, nhiều niềm tin triết lý của ông có vẻ như phù hợp với những lý tưởng Tây phương hơn là những lý tưởng của Karl Marx và Vladimir Lenin. Tuy ông thường tỏ ra vẻ một người Mác-xít chính thống với những đồng nghiệp, có vẻ như rõ ràng là ông ta không mấy quan tâm đến những vấn đề giáo điều và thường hay có những nỗ lực chân thật để giảm bớt những khía cạnh cứng rắn khi áp dụng cho Việt Nam.
(Pierre Brocheux: Ho Chi Minh était-il vraiment marxiste? Ou n’était-il qu’un “nationaliste peint en rouge”, comme l’a dit un membre du Komintern, l’Indien M.N. Roy? La question mérite đêtre posée… S’il a certainement lu le Manifeste du Parti Communiste, s’il dit maintes reprises sa dette intellectuelle et politique envers Lénine, son adhésion au Marxisme ne fut, pour autant, jamais dogmatique)....
[Duiker, “Ho Chi Minh: A Life”, Epilogue, p. 576: Like many other Asian leaders of the day, his experience with capitalism was not a happy one, and the brutalities perpetrated by by Western colocialism that he observed during his early years deeply offended his sensibilities. However, many of his philosophical beliefs appear to be more compatible with Western ideals than with those of Karl Marx and Vladimir Lenin. Although he sought to portray himself to colleagues as an orthodox Marxist, it seems clear that he had little interest in doctrinal matters and frequently made sincere efforts to soften communism’s hard edges when applied in Vietnam. Nonetheless, as the founder of his party and the president of his country, Ho Chi Minh must bear full responsibility for the consequences of his actions, for good or ill. In the light of the conditions that prevail in Vietnam today, even many of his more ardent defenders must admid that his legacy is a mixed one.]
Giáo sư Brocheux nêu một sự kiện trích dẫn từ một tài liệu trong văn khố của Nga Sô, mới được sử gia Alain Ruscio phổ biến năm 1990, trang 34-36:
“Năm 1934, Ông Hồ trở lại Moscou. Stalin đã củng cố quyền lực, và những cuộc thanh trừng lớn bắt đầu năm 1937. Có vẻ như chắc chắn là con người Hồ Chí Minh tương lai là nạn nhân, vì từ ngày trở lại Moscou,ông ta không được tin cậy để giao phó cho một trách nhiệm nào. Không còn nghi ngờ gì nữa người ta đã trách cứ là ông ta ngả về chủ nghĩa dân tộc trong cuộc chiến đấu chống thực dân thay vì chủ nghĩa cách mạng vô sản quốc tế.”
“Về vấn đề này, ông Hồ đã bày tỏ quan điểm của mình từ năm 1924.. Được huấn luyện về cách mạng và chủ thuyết Marx bởi Tây phương, tuy nhiên Quốc đã nhìn theo đặc tính Á Đông: “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Đông phương không giống như ở Tây phương. Marx đã xây dựng lý thuyết của mình trên một căn bản triết lý nào đó của lịch sử. Nhưng là lịch sử nào? Đó là lịch sử Âu Châu. Nhưng Âu Châu là gì? Không phải là tất cả nhân loại.”
[Pierre Brocheux: En 1934, il est de retour à Moscou. Staline raffermit son pouvoir, les grandes purges vont débuter en 1937. Il apparait avec certitude que le futur Ho Chi Minh faillit en être victime car, depuis son retour, il ne s’est vu confier aucune responsabilité. Sans doute lui reproche-t’on de préférer le nationalisme qui sous-tend le combat anti-colonial à l’internationalisme de la révolution prolatérienne....
À ce sujet, il a expliqué son point de vue dès 1924… Éduqué par l’Occident à la révolution et au marxisme, Quoc est pourtant persuadé, de la spécifícité de l’Orient: “ La lutte de classes ne se manifeste pas en Indochine comme en Occident.” ; Marx a bâti sa doctrine sur une certaine philosophie de l’histoire. Mais quelle histoire? Celle de l’Europe. Mais qu’est ce que l’Europe? Ce n’est pas toute l’humanité].
Marilyn B. Young, trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990, HarperPerennial, New York, 1991, viết, trang 4:
“Trong vài năm tới, những văn bản Hồ Chí Minh viết bị tố cáo vì những “mùi hôi quốc gia” trong đó, và sự ủng hộ của ông Hồ về một liên minh rộng rãi bao gồm cả các địa chủ cỡ nhỏ và trung bình, miễn là họ yêu nước, bị đả kích là kẻ xét lại và là kẻ hợp tác (với kẻ thù). Phải mười năm sau sự tranh luận đắng cay về mối liên hệ giữa cách mạng quốc gia và cách mạng xã hội mới được giải quyết, theo đường lối lúc đầu đưa ra bởi ông Hồ, sự thành lập Việt Minh (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội.”
(Marilyn B. Young: Over the next few years, Ho Chi Minh’s writings were denounced for their “nationalist stench”, and his support for a broad alliance that could include even small and medium landowners, provided they were patriotic, was attacked as reformist and collaborationist. A decade would pass before this bitter debate on the relationship between national and social revolution was resolved, along the lines initially by Ho, in the formation of the Viet Minh.)
Những tư tưởng của ông Hồ như vậy mà trong DVD của LM Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bảo, người ta đã cho rằng ông Hồ muốn “sáp nhập Việt Nam vào CS Quốc tế”; “bị chủ nghĩa Marx mê hoặc”; hay “hoàn toàn gắn bó với chủ Nghĩa CS”; “trung thành vô điều kiện với Stalin”; “là tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa CS”. Chúng ta thấy rõ sự hiểu biết kém cỏi của những người làm DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh.
Trong cuốn “The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble Books, NY, 2005”, trang 493, cũng có viết:
“Ông Hồ ít quan tâm đến những chi tiết tế nhị của chủ thuyết Mao và Lê-nin; thiên tài của ông ta là về hành động chính trị, và lý tưởng của ông ta có thể khá co dãn chừng nào mà nó đưa tới mục đích đã ám ảnh ông ta: nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.”
(Ho was less concerned with niceties of doctrine than Mao and Lenin; his genius was for political action, and his ideology was capable of considerable stretching as long as it tended toward the purpose that obsessed him: the independence and unification of Vietnam.)
Chính trị khôn ngoan quốc tế: Co dãn
Co dãn như thế nào, chúng ta hãy đọc "David A. Welch" <welch@scar.utoronto.ca>
ở Viện Nghiên Cứu Quốc tế Watson, đã thẩm định lại kỹ càng về cuộc chiến ở Việt Nam (the Watson Institute for International Studies is conducting an intensive re-examination of the Vietnam war):
Khi thích hợp cho mục đích của ông ta, ông Hồ ăn nói như là một người Cộng sản quốc tế thuần túy. Khi thích hợp cho mục đích của ông ta, ông Hồ ăn nói như là một người quốc gia thuần túy. Đối với người Xô-Viết ông ta có thể thiên Nga Xô và Chống Tàu, và đối với người Tàu thì thân Tàu và chống Nga Xô. (Chắc chắn là đối với Patti thì ông ta thân Mỹ và chống Nga và Tàu). Castro cũng hơi giống như vậy. Trong cả hai trường hợp, khó mà có thể nói đúng là họ tin gì nếu chỉ nghe những lời họ nói. Do đó chúng ta phải nhìn vào những gì họ làm để có thể quyết định là họ tin cái gì.
("David A. Welch: When it suited his purpose, he could sound like a pure internationalist. When it suited his purpose, he could sound like a pure nationalist. He could sound pro-Soviet and anti-Chinese to the Soviets, and pro-Chinese and anti-Soviet to the Chinese. (He certainly sounded pro-American, anti-Soviet, and anti-Chinese to Archimedes Patti.) Castro is a bit like this, too. In both cases, it is hard to tell exactly what they believed just by listening to what they said.
So we have to look at what they did to try to decide what they believed.)
Chính trị của ông Hồ là chính trị khôn ngoan quốc tế, tất cả chỉ đưa đến mục đích: Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền quốc gia. Do đó khi chúng ta nghe ông Hồ nói: “Tôi không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng của Mao Trạch Đông” thì đừng có vội tin là ông ta nói thật. Có thể ông chỉ nói trong một trường hợp đặc biệt nào đó. Chúng ta hãy nhìn vào những gì ông Hồ làm. Trước hết là vài tư tưởng của ông Hồ:
Gabriel Kolko, viết trong cuốn “Anatomy of a War: Vietnam, The U. S. and the Modern Historical Experience”, Pantheon Books, New York, 1985, p. 57:
Ông Hồ công nhận là cần có lý thuyết, một lý thuyết hợp nhất với thực hành và hiểu biết về thực tế. Lẽ dĩ nhiên, ông ta biết rằng, một số lượng nhỏ những bài lý thuyết của Việt Nam sẽ đưa đến sự lệ thuộc vào những lý thuyết của các nước khác, đặc biệt là Nga và Tàu, và lý thuyết mà không nối kết cới những hoàn cảnh Việt Nam thì có thể không chỉ vô dụng mà còn tác hại. Sẵn sàng công khai tỏ sự kính trọng đối với những đồng minh chính, ở thời điểm này ông Hồ thiết tha tìm ra một khái niệm riêng biệt cho Việt Nam. “Chúng tôi không học thuộc lòng từng câu từng chữ và rồi áp dụng kinh nghiệm của các nước anh em một cách máy móc” “Chủ thuyết Mác-Le6nin chỉ có thể áp dụng tùy theo “tình huống về thời gian và địa điểm”. “Tuy chúng tôi có những kinh nghiệm phong phú của các nước anh em, chúng tôi không thể áp dụng chúng một cách máy móc vì quốc gia của chúng tôi có những đặc tính riêng biệt. Không biết đến những đặc tính riêng biệt của một quốc gia trong khi học hỏi từ những kinh nghiệm của các nước anh em là một sự sai lầm nghiêm trọng, là chủ nghĩa giáo điều.” Trong sự tìm kiếm một sự tổng hợp khác biệt, Việt Nam có ý thức xây dựng một mô hình riêng cho mình.
(Gabriel Kolko: Ho acknowledged the need for theory, though one always integrated with practice and informed by reality. He knew, of course, that the paucity of Vietnamese theoretical writings would force a dependence on those of other countries, the USSR and China in particular, and theory not linked to Vietnamese condititions might be not only useless but damaging. Ready to pay his due respects to his major allies publicity, Ho at this point was eager to see a specifically Vietnamese conceptualization. “We do not carry on studies to learn by heart every sentence and every word and apply the experience of brother countries in a mechanical way.” Marxism-Leninism could be applied only to the “circumstances of the given time and of the given place.” “Although we have the rich experiences of brother countries, we cannot apply them mechanically because our country has its own peculiarities. Disregard for the peculiarities of one’s nation while learning from the experiences of the brother countries is a serious mistake, is dogmatism.” In searching for their own distinctive synthesis, the Vietnamese were conciously building their own model.)
Đây có phải là tư tưởng của Mao Tạch Đông hay tư tưởng của Cộng sản Quốc tế không? Hay đó chỉ là tư tưởng của một người thuần túy Việt Nam yêu nước? Bản chất ông Hồ là một con người “thỏa hiệp” (compromise) chứ không phải là “giáo điều” (dogmatic), con người thực tiễn trong hành động chứ không giáo điều trong tư tưởng, miễn sao đạt được mục đích đuổi quân xâm lăng để cứu nước của ông. Bất cứ ý tưởng nào mà ông Hồ thấy có thể áp dụng để thực hiện mục đích tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam thì ông ta chấp nhận. Rồi nếu thấy không có hiệu quả thì ông bỏ. Pha trộn từ các tinh hoa trong các luồng tư tưởng thế giới, ông ta đã thành công thực hiện được mục đích trên của ông ta. Các học giả nghiên cứu về ông Hồ đều đồng ý ở điểm này.
Mặt khác, vấn đề là chúng ta định nghĩa thế nào là tư tưởng. Nếu chúng ta hiểu tư tưởng là một thuyết lý hay một hệ thống triết học thì chắc chắn là ông Hồ không có thứ tư tưởng này. Nhưng nếu chúng ta hiểu tư tưởng là những suy tư sâu thẳm của con người về quốc gia, dân tộc, xã hội và chính trị quốc tế thì ông Hồ quả có rất nhiều tư tưởng, và nếu thực hiện những tư tưởng này trong xã hội thì không phải là điều không hay cho quốc gia dân tộc.
Trở lại những việc ông Hồ làm, chúng ta có vài tài liệu:
Jules Archer: Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết, trong khi ông ta khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cần đến. Khi ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính quốc gia cho mọi người Việt Nam…
“Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vị kỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta đã vật nước Pháp phải khụyu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.
David Thomas, Professor, Boston University: “Tôi kính trọng tính chính trực của ông ta. Có vẻ như là ông ta chỉ có một nhiệm vụ trong đời, và đó là giải phóng Việt Nam ra khỏi người Pháp, và ông ta đã thành công. Hãy suy nghĩ về điều đó, một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam đã đánh bại một nước như nước Pháp và quay lại đánh bại chúng ta. Điều này chưa từng có trong lịch sử. Và tôi kinh ngạc bởi điều đó. Chúng ta phải ngưỡng mộ con người đã làm được như vậy.”
Stanley Kutler: “Thế giới có một bộ mặt khác vì ông Hồ, và những người như ông, những người đã lo lắng, chiến đấu và hi sinh để giải phóng quốc gia của họ thoát khỏi sự sỉ nhục và gông cùm của sự chuyên chế bạo ngược ngoại quốc.”
[Jules Archer: Not the least of his great achievements was that he had, like Tito, achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of both Red China and the Soviet Union, while he skillfully played one off against the other to get the help his country needed. When he died, North Vietnam was no satellite but a proud, independent country, determined on nationhood for all Vietnamese… Communist or not, Ho Chi Minh will probably go down in history as a great Vietnamese patriot who was one of the extraordinary world figures of this century. Selfless, courageous, dedicated to Vietnamese independence at all costs, he wrestled France to her knees and fought the United States, the world’s mightiest power, to a military stalemate.]
(David Thomas: I respect his integrity,” Thomas adds. “He seemed to have one mission in his life, and that is to free Vietnam of the French, and he did it. Think about it, a little country like Vietnam beat a country like France and turned around and beat us. That has never been done in history. And I’m awed by that. You have to admire a man that did that.)
(Stanley Kutler: Nevertheless, the world is a different place because of Ho, and others like him, who agitated, fought and died to liberate their lands from the stigma and yoke of foreign tyranny.]
Tới đây, chúng ta có thể tạm tổng kết những thành quả của ông Hồ qua vài tài liệu điển hình trên. Đó là ông Hồ và những người tiếp nối ông đã để lại cho Việt Nam một di sản, Cái di sản mà ông Hồ Chí Minh et al.. để lại cho người dân Việt Nam là một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, và niềm hãnh diện quốc gia. Lẽ dĩ nhiên đây không phải là công của mình ông Hồ mà là của toàn dân, ít ra là của đại đa số người Việt đã coi ông Hồ như là biểu tượng truyền thống yêu nước của người Việt Nam, do đó đã không ngại mọi hi sinh để đạt thành. Nhưng quan trọng hơn là thế giới đã biết nhiều hơn về Việt Nam và không còn dám coi thường Việt Nam tuy Việt Nam vẫn còn là một nước tương đối nghèo và kém phát triển. Xin đừng lẫn lộn chuyện kháng chiến giành độc lập và thống nhất cho nước nhà với những tệ đoan xã hội và xa xút lý tưởng, đạo đức trong thời hậu chiến. Hơn nữa, ông Hồ đã mãn cuộc đời từ năm 1969, cho nên muốn xét ông Hồ chúng ta nên xét những gì ông làm khi ông còn sống, và cũng nên nhớ là ông Hồ không có quyền tuyệt đối để quyết định mọi việc khi ông còn sống, nhất là trong mấy năm sau cùng.
Khi đài BBC phỏng vấn Giáo sư Pierre Brocheux: Theo ông, ông Hồ nếu sống đến thập niên 70 thì liệu có cách giải quyết khác cho miền Nam sau 1975 hay không?
Pierre Brocheux: Tôi tin là khác, chắc chắn không có cách giải quyết như các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Hồ Chí Minh khác Lê Duẩn, Lê Đức Thọ rất nhiều. Sẽ không có chuyện bắt người miền Nam đi cải tạo hàng loạt hay những điều tương tự. Sau 56 năm nghiên cứu Hồ Chí Minh, tôi có thể nói rằng ông Hồ Chí Minh là một người ưa các giải pháp ôn hòa hơn là cực đoan.
--o0o--
Qua những tài liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng ông Hồ không phải là tay sai của Nga và Tàu như một số người có đầu mà không có óc cố tình lên án ông ta là tay sai của Đệ Tam Quốc Tế, hay tệ hơn nữa là “điệp viên của Cộng Sản Quốc tế” [Minh Võ không hiểu cả thế nào là một điệp viên]. Họ không hề biết chính trị của ông Hồ giữa Nga và Tàu, đã khôn khéo từ chối không nhận đề nghị của Nga cũng như Tàu gửi quân tình nguyện vào đánh giúp. Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốnHo Chi Minh của Jules Archer, Chương 9: “Giữa Con Gấu Nga Và Con Rồng Tàu” (Between Russian Bear and Chinese Dragon), trang 109:
“Đến Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 10 năm Cách Mạng Trung Quốc, ông Hồ cẩn thận đứng giữa Mao Trạch Đông và đại diện của Nga Sô, Miklai Suslov. Trong những cuộc đàm phán riêng, ông Hồ đã thành công lấy được sự hứa hẹn của cả Bắc Kinh lẫn Moscou để tăng gia giúp thêm vũ khí và viện trợ dân sự, nhưng khôn khéo từ chối những đề nghị gửi quân tình nguyện hay cố vấn quân sự đến Việt Nam. Ông Hồ biết rõ là nếu để cho con gấu Nga hay con rồng Trung Hoa được đặt chân vào cửa ngõ Hà Nội thì dần dần cửa ngõ này sẽ bị cưỡng bách mở rộng ra cho đến khi Bắc Việt mất đi nền độc lập và trở thành một quốc gia bị chiếm.”
(Visiting Peking in 1959 for the 10th anniversary of the Chinese Revolution, Ho was careful to stand between Mao Tse-Tung and Chief Soviet Delegate Mikhail Suslov. In private negotiations, he managed to win pledges of additional arms and aid from both Peking and Moscou, but adroitly declined their offers to send “volunteer” troops or military advisers. Ho knew that if either the Russian bear or the Chinese dragon were allowed to trust a foot inside Hanoi’s door, that door would gradually be forced open until North Vietnam lost its independence and became a captive nation.)
Đọc về ông Hồ chúng ta thấy rõ Mỹ và Pháp, vì những nhận định chính trị sai lầm, vì ảo tưởng của một “thị trấn trên ngọn đối”, đã càng ngày càng đẩy ông ta về phía Cộng Sản, và ông ta không có con đường nào khác, vì để thực hiện mục đích không hề thay đổi của ông là thực hiện nền độc lập và thống nhất của Việt Nam, nên ông ta cần đến các đồng minh, có thể là những đồng minh bất đắc dĩ.. Chắc chắn là ông Hồ hiểu rõ về lịch sử Việt Nam đối với Tàu. Chuyện để cho Pháp trở lại với hi vọng sau 5 năm Việt Nam sẽ độc lập hoàn toàn như lời hứa hẹn của Pháp và để đuổi 100000 quân của Lư Hán về Tàu cho thấy ông Hồ biết rõ Tàu như thế nào.
Vài lời kết:
Viết bài này, tôi không có ý biện hộ hay bênh vực ông Hồ Chí Minh trước cuộc “thánh chiến chống Cộng” ở hải ngoại. Lịch sử đã rõ ràng, không ai cần đến tôi làm việc này. Nhưng thấy trình độ và những thủ đoạn chống Cộng của một số người ở đây thấp kém và ấu trĩ quá, mà lại cứ thích viết bậy, có những hành động làm nhục lây cả những người Quốc Gia như tôi, nên tôi buộc lòng phải viết lên vài điều để cảnh tỉnh những người muốn dùng những thủ đoạn xuyên tạc lịch sử cho những mục đích chính trị và tôn giáo của mình. Xin đừng có coi thường độc giả. Đừng có hi vọng họ tin tất cả những điều mình viết. Ngay cả giới trẻ ngày nay cũng sáng suốt lắm. Họ không để cho bị bịp bởi những luận điệu vô căn cứ, thuần túy viết theo thiên kiến và cảm tính đâu.
Tổng kết hết cuộc đời của ông Hồ, qua những tài liệu trên, ta chỉ thấy ông chỉ có một điểm nổi bật, và dân tộc cũng như lịch sử Việt Nam cũng chỉ ghi và nhớ một điều:
Không có ông Hồ Chí Minh thì Việt Nam không thể thoát ra khỏi nền đô hộ của thực dân Pháp, và các đồng chí của ông đã không thể thực hiện được ý nguyện của ông là thắng giặc Mỹ , mang lại độc lập, thống nhất và hòa bình cho Việt Nam. Biết bao nhiêu người yêu nước khác cùng tâm nguyện, cũng đã cống hiến đời mình để chống xâm lăng, nhưng đều thất bại: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học ... Chỉ có ông Hồ Chí Minh là thành công. Và đây là điều đáng kể.
Cho nên, trong cuốn Ho Chi Minh, Jules Archer kết luận, trang 189-190:
“Cộng Sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này…
Một trong những thành quả vĩ đại của ông là, cũng như Tito, ông đã đạt thành một “Cộng sản quốc gia”, giữ cho nước của ông ta ở ngoài những móng vuốt của cả Trung Hoa Đỏ và Liên Bang Sô Viết, trong khi ông ta khôn khéo đi hàng đôi để có được sự giúp đỡ mà nước ông cần đến. Khi ông ta mất, Việt Nam không phải là một nước chư hầu, mà là một nước độc lập đầy hãnh diện, cương quyết trên sự thiết lập cá tính quốc gia cho mọi người Việt Nam…
Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc, và hòa bình sau cùng tái lập trên đất nước thê thảm của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân đã từng yêu kính và đứng sau lưng ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong lịch sử của họ - người “Bác” kính ngưỡng của nước ông.”
(Communist or not, Ho Chi Minh will probably go down in history as a great Vietnamese patriot who was one of the extraordinary world figures of this century…
Not the least of his great achievements was that he had, like Tito, achieve a “national Communism” which kept his country out of the grip of both Red China and the Soviet Union, while he skillfully played one off against the other to get the help his country needed. When he died, North Vietnam was no satellite but a proud, independent country, determined on nationhood for all Vietnamese…
When the books of his life are balanced, and peace is finally restored to the tragic land of Vietnam, Ho Chi Minh will always be known to the peasants who loved and followed him as the greatest Vietnamese in their history – the revere uncle of his country.)
Đây không chỉ là nhận định về ông Hồ của riêng Jules Archer. Trong các tác phẩm nghiên cứu của giới học giả Tây phương chúng ta có thể thấy không thiếu gì những nhận định tương tự. Vậy thì những chuyện lặt vặt về đời tư hay những lời tục tĩu hạ cấp của một thiểu thiểu số người Việt thiếu giáo dục gia đình và giáo dục xã hội về ông Hồ có thể đánh đổ được chỗ đứng của ông ta trong cộng đồng dân tộc cũng như trong cộng đồng quốc tế được không. Gần đây còn có người ngu ngơ nêu lên là “Ông Hồ không giỏi tiếng Pháp”. Ủa ! Phải giỏi tiếng Pháp mới có thể chống Pháp cứu nước được hay sao? Ông Hồ là người Việt. Giỏi hay không giỏi tiếng Pháp cũng chẳng nói lên được gì. Những người chống Cộng thật là có đầu óc hẹp hòi lặt vặt. Những chi tiết ruồi bu ít có giá trị học thuật như vậy mà cũng đưa lên được thì thật là tài.
Trong lãnh vực học thuật, có lẽ tôi nên tin tưởng vào những tác phẩm nghiên cứu về ông Hồ, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, như của William J. Duiker, Jules Archer, Stanley I. Kutler, Wilfred Burchett, Pierre Brocheux, Alain Ruscio, John S. Bowman, Marilyn B. Young, Paul Joseph, France Fitzgerald, Sophie Quinn-Judge v…v…, và đây chỉ là một số nhỏ, hơn là tin vào cuốn “HCM: Nhận định tổng hợp” của Minh Võ hay DVD của LM Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần quốc Bảo, hay những luận điệu của số người không thuộc giới trí thức hiểu biết, không quen thuộc với lãnh vực học thuật trên Internet. Những ai tự cho mình có khả năng hơn và có nhiều phương tiện nghiên cứu hơn về ông Hồ hơn các các tác giả trên xin mời lên tiếng.
Phụ Lục: Vài Tài Liệu Đọc Thêm:
“Sau khi Sài-gòn sụp đổ, nhiều xe tăng của quân đội nhân dân căng biểu ngữ trích dẫn câu: "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân". Trong cuộc chiến, có một bài ca nổi tiếng của Huy Thức, thường hát bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam trên đường tấn công.
Năm 1987, UNESCO chính thức đề nghị với các quốc gia thành viên cùng với nhau tổ chức các chương trình như là để tưởng niệm 100 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vì “sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong những lãnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật”, người “đã từng hiến suốt cả cuộc đời cho sự giải phóng quốc gia của dân tộc Việt Nam, đóng góp cho sự tranh đấu chung cho hòa bình, độc lập quốc gia, dân chủ và tiến bộ xã hội.”
[After the Fall of Saigon, several PAVN tanks in Saigon displayed a poster with the quote: "You are always marching with us, Uncle Hồ". In the campaign, there was a famous song written by Huy Thuc, often sung by People's Army of Vietnam soldiers along the trail of the offensive, "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" ("You are always marching with us, Uncle Ho").[55]
In 1987, UNESCO officially recommended to member states that they "join in the commemoration of the centenary of the birth of President Hồ Chí Minh by organizing various events as a tribute to his memory", considering "the important and many-sided contribution of President Ho Chi Minh in the fields of culture, education and the arts" who "devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress."[57]
^ "UNESCO. General Conference; 24th; Records of the General Conference, 24th session, Paris, 20 October to 20 November 1987, v. 1: Resolutions; 1988" (PDF). Retrieved 2009-09-26.]
Dân Việt Nam rất kính ngưỡng ông Hồ Chí Minh. Họ coi ông Hồ như là một truyền thuyết. Ông ta là tin chất của cuộc tranh đấu giành độc lập của Việt Nam. Đối với người Việt, ông ta là nhà yêu nước vĩ đại trong thời đại của họ, người đã sử dụng mọi phương sách mà ông ta có thể để giải thoát dân tộc của ông khỏi ách ngoại nhân. Đối với mọi người, ông ta là người có ảnh hưởng nhiều nhất của thế kỷ 20.
[The people of Vietnam greatly admired Ho Chi Minh. They viewed Ho as a legend. He was the essence of Vietnam's struggle for independence. To the Vietnamese, he is the greatest patriot of their time who used all the resources he could to free his people from foreigners. To all, he is one of the most influential person of the 20th century.]
Tuy rằng là biểu tượng hiển nhiên của kẻ thù chính của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ông Hồ Chí Minh vẫn là một khuôn mặt khó mà có thể thù ghét. Một ông già mảnh khảnh trông ôn hòa trong bộ quần áo của nông dân hay áo ngoài của Mao, vị lãnh tụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có vẻ hoàn toàn được mô tả như “Bác Hồ”, một tên gọi có ý nghĩa dành cho ông ta bởi bạn cũng như thù. Thật vậy, ông thường có vẻ như là biểu tượng hơn là thực chất – một khuôn mặt trên một bích chương, một kẻ địch không thể hiểu thấu được, không thể với tới được bởi những phương tiện chiến tranh hiện đại, một nhân cách hầu như huyền bí của Cộng sản.
Nhưng ông Hồ thực sự là là lực thúc đẩy không có nó sự thống nhất đất nước không bao giờ có thể thành tựu. Trong hơn 50 năm, hầu hết thời gian sống xa Đông Nam Á, ông Hồ chỉ có một ý chí duy nhất là chấm dứt tình trạng thuộc địa của Pháp và xây dựng một quốc gia Việt Nam.
Lý tưởng Cộng sản của ông Hồ có thể co dãn để phục vụ cho những mục đích của mình. Dù sao thì ông ta không phải là một người nặng về giáo điều, và luôn luôn chỉ là nhà hoạt động chính trị mà ý chí mạnh mẽ của ông ta hướng đến mục đích về một quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất.
[Although the most visible symbol of America's chief enemy in the Vietnam War, Ho Chi Minh was still a difficult figure to hate. A frail and benign-looking old man in peasant garb or Mao jacket, the leader of the Democratic Republic of Vietnam seemed perfectly described as 'Uncle Ho,' an epithet bestowed upon him by friend and enemy alike. Indeed, he often seemed more symbol than substance–a mere face on a poster, an intangible foe unreachable by modern means of warfare, an almost mythical personification of the Communist enemy.
But Ho Chi Minh was the very real driving force without which the unified Vietnamese state would never have been achieved. For more than 50 years, most of which he spent away from Southeast Asia, Ho worked single-mindedly to realize the end of French colonialism and the erection of a Vietnamese national state.
Ho Chi Minh's Communist ideology was flexible enough to serve his purposes. In any case, he was never the doctrinaire, and always much more a political activist whose strong will was directed at the goal of the independence and unification of Vietnam.]
4. Paul Potter trong bài “Mỹ không có bảo vệ tự do ở Việt Nam” (The United States is not defending freedom in Vietnamtrong cuốn “Perspective on Modern World History: The Vietnam War”, Greenhaven Press, MI, 2011, p. 114:
Cuộc chiến tranh không thể tin được ở Việt Nam đã cung cấp lưỡi dao cạo, cạnh cắt sắc đáng sợ cuối cùng đã là tổn thương đến dấu vết của ảo tưởng là đạo đức và dân chủ là những nguyên tắc chỉ đạo của chính sách ngoại giao Mỹ. Tự cho là công chính, nền đạo đức bọc đường hứa hẹn giúp kinh tế Việt Nam một tỷ đô-la ngay mà lúc chúng ta gửi đến nhiều tỷ để phá hủy kinh tế và xã hội và đàn áp chính trị thì nhanh chóng mất đi quyền năng nào đã từng có để bảo đảm với chúng ta về sự đứng đắn của chính sách ngoại giao của chúng ta. Chúng ta càng đào sâu vào thực tế những gì nước này đang làm và hoạch định ở Việt Nam thì chúng ta càng đi đến kết luận của Thượng Nghị Sĩ Wayne Morse, rằng Mỹ rất có thể là sự đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới ngày nay..
Tổng thống Johnson nói rằng chúng ta đang bảo vệ tự do ở Việt Nam. Tự do của ai? Không phải là tự do của người Việt Nam. Hành động đầu tiên của tên độc tài đầu tiên, Ngô Đình Diệm, Mỹ đặt ở Việt Nam, đã bắt đầu khủng bố một cách có hệ thống mọi đối lập chính trị, Cộng sản cũng như không Cộng sản..
Mô thức đàn áp và phá hủy mà chúng ta đã phát triển và biện minh trong cuộc chiến thì quá rốt ráo đến d965 chúng ta chỉ có thể gọi đó là “văn hóa diệt chủng”. Tôi không chỉ nói về bom napalm hay chất phá hủy mùa màng hay tra tấn đã giáng vô tội vạ lên đầu các phụ nữ và trẻ em, những quân nổi giậy hay trung lập, khi chỉ nghi ngờ là có hoạt động của quân nổi giậy. Những thứ này đã đủ khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng. Nhưng đó chỉ là một phần trong một mô thức lớn hơn để phá hủy toàn bộ cơ cấu xã hội của Việt Nam. Chúng ta đã làm mất gốc rễ người dân khi kéo họ ra khỏi đất đai của họ để cầm tù họ trong những trại tập trung (ấp chiến lược). Qua sự cưỡng bách tòng quân và trực tiếp can thiệp và kiểm soát chính trị, chúng ta đã phá hủy tục lệ và truyền thống địa phương, chà đạp lên những thứ có giá trị đối với người dân về phẩm cách và mục đích của sự sống.
Làm sao mà ai có thể lấy làm ngạc nhiên là khi một dân tộc phải gánh chịu cuộc chiến toàn diện tiến hành trên họ và nền văn hóa của họ càng ngày càng có nhiều người nổi lên chống lại sự chuyên chế bạo ngược đó? Có cách giải quyết nào khác? Vậy mà sự đáp ứng của chúng ta trước sự nổi giấy đó là đàn áp mạnh mẽ hơn, chống đối tàn nhẫn hơn những thể chế xã hội và văn hóa có tác dụng duy trì phẩm giá con người và ý chí đối kháng.
Ngay cả Tổng thống cũng không thể nói là cuộc chiến tranh này là để bảo vệ sự tự do của người dân Việt Nam. Có thể khi Tông thống nói về tự do thì đó là tự do của người Mỹ. Nhưng có một lô-gíc kỳ cục nào có thể nói là sự tự do của một dân tộc (Mỹ) chỉ có thể duy trì được bằng cách nghiền nát sự tự do của dân tộc khác (Việt Nam).?
[The incredible war in Vietnam has provided the razor, the terrifying sharp cutting edge that has finally severed the last vestige of illusion that morality and democracy are the guiding principles of American foreign policy. The saccharine self-righteous moralism that promises the Vietnamese a billion dollars of economic at the very moment we are delivering billions for economic and social destruction and political repression is rapidly losing what power it might ever have had to reassure us about the decency of our foreign policy. The further we explore the reality of what this country is doing and planning in Vietnam, the more we are driven toward the conclusion of Senator Wayne Morse that the U. S. may well be the greatest threat to peace in the world today…
President Lyndon Johnson says that we are defending freedom in Vietnam. Whose freedom? Not the freedom of the Vietnamese. The first act of the first dictator Ngo Dinh Diem, the U. S. installed in Vietnam, was to systematically begin the persecution of all political opposition, non-Communist as well as Communist…
The pattern of repression and destruction that we have developed and justified in the war is so thorough that it can only be called cultural genocide. I am not simply talking about napalm or gas or crop destruction or torture, hurled indicriminately on women and children, insurgent and neutral, upon the first suspicion of rebel activity. That in itself is horrendous and incredible beyond belief. But it is only part of a larger pattern of destruction to the very fabric of the country. We have uprooted the people from the land and imprisoned them in concentration camps (Ấp chiến lược). Through conscription (cưỡng bách tòng quân) and direct political intervention and control, we have destroyed local customs and traditions, trampled upon those things of value which give dignity and purpose to life…
How can anyone be surprised that people who have had total war waged on themselves and their culture rebel in increasing number against that tyranny? What other course is available? And still our only response to rebellion is more vigorous repression, more merciless opposition to the social and cultural institutions which sustain dignity and will to resist.
Not even the president can say that this is a war to defend the freedom of the Vietnamese people. Perhaps what the president means when he speaks of freedom is the freedom of the American people…By what weird logic can it be said that the freedom of one people can only be maintained by crushing another?]
Trần Chung Ngọc
Viết xong ngày 23 tháng 5, 2012
|
Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012
THÊM VÀI NÉT VỀ "CỤ HỒ"-GIÁO SƯ TRẦN CHUNG NGỌC
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.