Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

KIỀU BÀO RUỘT THỊT VÀ TRƯỜNG SA THÂN YÊU

 Việt Weekly‎ > ‎VW12n20‎ > ‎ 

Ký sự Trường Sa (3)
Phó Nhòm Bolsa 

Đúng 7 giờ tối thứ Bảy, 21/4/2012, tàu rời Song Tử Tây trực chỉ Nam Yết. Tin vào tâm linh hay không nhưng ngạc nhiên trên đường tàu “anh đi” rất nhiều đàn cá nhỏ bám dọc mạn tàu phía lên xuống tàu nhỏ và thả hoa đăng. Nhà ngoại cảm nổi tiếng Nguyễn Văn Nhã cho biết, vong linh của các chiến sĩ VNCH đã về và đang tiễn đưa chúng ta. Không trả lời phỏng vấn của KBCHN nhưng ông nói thêm, chính sự có mặt của anh (nhà báo Nguyễn Phương Hùng?) người cựu quân nhân VNCH và ca sĩ Lệ Hằng đã chiêu vọng các oan hồn Hoàng Sa trở về và đã được siêu thoát sau nhiều năm tháng dài bị bỏ quên. (Chi tiết này vì ghi vội vàng nên quên đề cập trong bài Ký Sự Trường Sa 2.)

Là một người Công Giáo Phó Nhòm Bolsa không tin vào “huyền thoại một chiều mưa” nhưng suốt cuộc hành trình từ lúc đi và về chưa bao giờ mọi người nhìn thấy những đàn cá nhỏ với biển êm sóng lặng. Thuyền trưởng Nguyễn Văn Sửu, người có nhiều chuyến hải trình biển Đông về Trường Sa từ năm 1997 cho biết, chưa bao giờ biển êm sóng lặng như lần này. Điều nhìn thấy trước mắt không tin cũng phải ngờ vực vào hiện tượng tâm linh. Bởi vì “TS-TS-TS” (Tiến Sĩ – Thanh Sơn - Trường Sa) là một người rất tâm linh. Ông đã ngồi đội mâm sớ một tiếng rưỡi tại chùa Song Tử Tây dưới cơn nóng khủng khiếp của một buổi trưa ngày 20/4/2012 bên trong chùa. Ông đã ngồi tụng kinh hàng giờ trong chùa trước khi đoàn từ giã lên đường đi Nam Yết. Ngoài ra, buổi lễ tạ ơn Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại tượng đài Đức Thánh Tổ Hải Quân tại Song Tử Tây và buổi cầu siêu theo nghi thức Phật Giáo sáng 21/4/2012 tất cả đã chứng minh lòng thành, tâm thật của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Phạm Dũng và Đại tá Vũ Minh Thái. Ba người đại diện cho ba cơ quan Bộ Ngoại Giao, Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Lệnh Hải Quân Nhân Dân đồng trách nhiệm và tổ chức cho chuyến đi lịch sử. 



Chưa bao giờ Phó Nhòm Bolsa lại chứng kiến tổng cộng tất cả sáu buổi lễ cầu siêu và tưởng niệm tại sáu hải đảo trong vòng chín ngày. Không có điều gì ràng buộc lương tâm những người lãnh đạo phải thực hiện công việc khó khăn, cực khổ như vậy. Nhất là cầu siêu cho chính những người từng cầm súng bên đối nghịch. Phải chăng tất cả đến từ tâm tư vị tha, sẵn sàng bỏ qua quá khứ để xây dựng đại đồng dân tộc Việt Nam tương lai?

Hai ngày sinh hoạt trên Song Tử Tây là những giây phút đầy yêu thương và cảm động. Bước chân tình cảm của đồng bào và của những người Việt cư ngụ tại nước ngoài đã là những chất xúc tác nung nấu lòng yêu nước và tinh thần hi sinh của những người con thân yêu của đất nước, những người lính biển nơi miền hải đảo xa xôi. Những buổi lễ cầu siêu, những nén hương tưởng niệm, những cây bồ đề trồng nơi sân chùa, những gói quà của Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, của Bộ Nội Vụ, của Ủy Ban Cố Vấn về Tôn Giáo và của Việt kiều, những chương trình giao lưu văn nghệ v.v… tất cả đã chuyên chở tình người hậu phương và hải ngoại đến người hải đảo. Dù rằng không một món quà vật chất hoặc tinh thần nào có thể bù đắp lại những hi sinh của người lính biển, những chiến sĩ biệt động và không quân nơi hải đảo. Nhưng mỗi một ánh mắt, nụ cười rạng rỡ của những người lính nơi biển đảo cũng đủ nói lên niềm cảm kích sâu xa và ấm lòng người chiến sĩ xa xôi đến đoàn công tác số 6.
Tối 20 tháng 4 năm 2012, một chương trình văn nghệ đặc sắc do đoàn văn công Quân Khu 7 đảm trách là một chương trình văn nghệ đầu tiên trình diễn nơi hải đảo. Sân khấu là cột mốc Song Tử Tây với sàn đá hoa bóng lẫy rộng hơn cả sân khấu của những rạp hát lớn trong nội địa. Một chương trình văn nghệ dài hơn hai giờ với những bản nhạc hùng ca và tình cảm do các văn công trong đoàn QK7 phụ trách. Mở đầu MC văn công QK7 với giọng nói duyên dáng và lưu loát dẫn nhập chương trình rất điêu luyện giới thiệu thành phần quan khách hiện diện. Không diễn văn dài dòng như tại hải ngoại và chương trình được bắt đầu ngay với một nhạc khúc biển diễn của đội múa văn công QK7. Phải công nhận các vũ công và ca sĩ QK7 trình diễn rất điêu luyện, chứng tỏ có một trình độ nhạc lý vững vàng và kiến thức âm nhạc rất thuần tục. Giữa chương trình MC giới thiệu tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn lên tuyên bố lý do và tặng quà cho xã Song Tử Tây, huyện Khánh Hòa. 
 
Qua phần văn nghệ giao lưu, ca sĩ Lệ Hằng đã được ưu ái mời lên mở đầu phần 2 văn nghệ. “Về Đây Nghe Em” của nhạc sĩ Trần Quang Lộc như là một lời mời thân yêu gửi về các đồng bào người Việt cư ngụ khắp năm châu bốn bể hãy về với cội nguồn dân tộc. Vâng đồng bào của chúng tôi ơi, những người Việt Nam máu đỏ da vàng, cùng một huyết thống con Hồng cháu Lạc, đã đến cùng một Tổ giòng dõi Hùng Vương hãy tìm về “…hạnh phúc khi đã gặp nhau…” Tiếng hát trầm ấm, ngọt ngào đầy tình tự quê hương đã ru hồn người thưởng ngoạn. Quê hương là chùm khế ngọt, nhưng có lẽ tiếng hát của Lệ Hằng cũng ngọt lịm dâng trào trong cảm xúc của từng khán giả.

Nhưng những tiếng vỗ tay vẫn vang dội để yêu cầu Lệ Hằng trình diễn tiếp tục với “Một Cõi Đi Về” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. “Bao nhiêu năm rồi mình đã ra đi, Đi đâu lang thang cho đời mỏi mệt…” tiếng hát Lệ Hằng cất lên trong không khí đêm tối tịch mịch của biển đảo với gió lộng ngát tình lính biển. Vâng 37 năm người Việt vẫn lang thang và nhiều người đã quên trở về chốn cũ, quê Mẹ yêu thương. Cuối cùng, “…một kiếp trăm năm, một cõi đi về…” như Lệ Hằng đã trở về sau 32 năm xa rời quê Mẹ. Vì sự yêu cầu của các anh em Hải Quân Nhân Dân, Lệ Hằng đã trình bầy một nhạc phẩm cũ của nhạc sĩ HQVN Nguyễn Vũ “Sao Rơi Trên Biển.” Bài hát không mang ý nghĩa nào khác ngoài tình yêu của người lính thủy và người em gái hậu phương. Không biết có phải vì khung cảnh sống thực của người lính hải quân tại miền hải đảo xa xôi hay tình tự dân tộc đã đi vào trái tim của người ca sĩ đã làm cô xúc động khi cảm thương cho những người lính biển kham khổ và chịu đựng thiếu thốn mà tiếng hát của Lệ Hằng đã vút lên giữa đêm tối trong cái tịch mịch im lặng thưởng thức “…ngàn sao tới đây đưa em về chốn này… em ơi, biển đêm nay lạnh lắm và tàu anh đi thật…” 

Lệ Hằng đã thật sự hát bằng trái tim của một người con xa xứ trở về với dân tộc với quê hương. Đêm của biển tại Song Tử tây chỉ có tiếng vỗ tay và tiếng hoan hô tán thưởng giọng ca hải ngoại. Những tiếng yêu cầu “hát nữa, hát nữa…” để được nghe âm hưởng và giai điệu nhạc vàng. Nhưng vì chương trình còn dài và nhiều tiết mục chưa được trình diễn nên cô đã tế nhị, khéo léo từ chối.

Ngày 21/4/2012, cũng tại cột mốc Song Tử Tây sau lễ chào cờ do các chiến sĩ HQND đảm trách, một buổi lễ tưởng niệm do UBNNVNVNONN tổ chức với nghi thức Phật Giáo dưới cơn nắng và nóng nhưng mọi người nhẫn nại đứng làm lễ suốt một giờ đồng hồ. Gió biển nóng và khô nhưng cả hai vị thứ trưởng (ngoại giao và nội vụ) cùng các sĩ quan cao cấp và binh sĩ cùng hiệp tâm với các vị tăng ni Phật giáo và đồng bào để hoàn tất buổi lễ cầu siêu. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ tịch UBNNVNVNONN đã phát biểu: "Chúng ta không quên được những người con anh dũng của tổ quốc đã hi sinh bảo vệ hải đảo Hoàng Sa - Trường Sa..." Chấm dứt nghi lễ cầu siêu, mọi người nghỉ ngơi và dùng cơm trưa. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và phái đoàn tiếp tục qua chùa hoàn tất nghi lễ tiễn đưa hương hồn anh linh các chiến sĩ hải quân Vị Quốc Vong Thân và đồng bào tử nạn.

2 giờ trưa đoàn công tác số 6 lục tục lên tàu nhỏ trở về "du thuyền" HQND HQ571 để tiếp tục hành trình sang đảo Nam Yết. Khoảng 5 giờ sáng tàu cặp gần bờ Nam Yết, vẫn phải dùng thuyền nhỏ để vào bờ. Sinh hoạt đầu tiên là thắp nhang tưởng niệm năm ngôi mộ chiến sĩ hải quân và một mộ vô danh đã chết tại đây. Lưu ý, những chiến sĩ tử nạn nơi đây chỉ là những người chết vì bệnh tật hoặc tai nạn, không phải vì chiến trận. Sau đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chủ tọa phiên họp với chỉ huy trưởng đảo kiêm chủ tịch hội đồng xã. Tại đây cũng như tại Song Tử Tây những quà tặng lưu niệm được các phái đoàn UBNNVNVNONN, bộ Nội Vụ, các tổ chức tôn giáo và Việt Kiều trao tặng quân nhân trên đảo.

Sau đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và Thứ trưởng Phạm Dũng đã làm lễ trồng cây tặng cho đảo. Một buổi văn nghệ bỏ túi do các văn công Quân Khu 7 được trình diễn tại cột mốc chủ quyền đảo Nam Yết trước khi đoàn xuống tàu tiếp tục cuộc hành trình qua những nơi khác.

Xin đón xem tường trình Ký Sự trường Sa số 4.
Mời xem một số hình ảnh về chuyến đi Trường Sa:
   
 Chuẩn bị lên tàu HQ-571

Giường ngủ dành cho khách trên tàu HQ-571.
Mỗi phòng từ 4-6 người, có máy lạnh suốt 24/24.

Phòng ăn và nhà bếp trên tàu HQ-571

Phóng viên Việt Weekly làm phóng sự tại chỗ trước khi lên tàu.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn làm trưởng đoàn công tác số 6
bắt tay chào các sĩ quan hải quân tiễn đoàn.

2 phó đoàn là thứ trưởng Bộ nội vụ Phạm Dũng (áo vàng)
 và Tham mưu phó tư lệnh hải quân Đỗ Minh Thái (sĩ quan bên trái) cùng đi theo đoàn.

Cảnh chia tay đoàn ở cảng quân sự Cát Lái.

Etcetera chuẩn bị tác nghiệp ngay trên tàu.

Đoàn sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam dàn chào
 đoàn công tác số 6 tại Cảng Cát Lái.

Con tàu khách HQ-571 trọng tải 2,000 tấn chở đoàn khách 200 người
ra đảo Trường Sa từ ngày 18-26 tháng 4, 2012.

Danh sách hành khách lên tàu được kiểm soát kỹ lưỡng trước khi xuất hành.

Vũ Hoàng Lân (Phố Bolsa TV) và Etcetera Nguyễn (Việt Weekly)

Hứa Trung Quân và Etcetera của Việt Weekly bên con tàu HQ-571

Trên boong tàu, khi rời cảng Cát Lái.

Mâm cúng trước khi xuất hành.

Bữa ăn đầu tiên trên tàu ở phòng C11 với 4 nhân vật:
 Nguyễn Chi Hoài Nhơn (Kiều bào Đức) Nguyễn Phương Hùng (KBCHN),
 Hứa Trung Quân và Etcetera Nguyễn (Việt Weekly).
Mỗi ngày được khoản đãi 4 bữa: Sáng, trưa, chiều, tối.
Ăn uống phủ phê. Mõi bữa có từ 4-5 món,
 có cả bia và rượu (uống cho đỡ say sóng).

Sinh hoạt trong phòng. Vẽ ký họa và uống rượu, trao đổi thời sự.
Ai nấy hồi hộp chờ đợi giây phút lên đảo!

Đoàn nhà báo quận Cam phỏng vấn thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
ngay trên tàu.

Chuẩn bị tới đảo Song Tử Tây.

Đặt chân lên đảo Song Tử Tây.

Chút nước mát lạnh giữa cái nắng chói chang ở biển đảo
 thật là sảng khoái.

Lính đảo đón đoàn.

Anh lính hướng dẫn cho ca nô cập bến Song Tử Tây.

Nhà báo Etcetera và anh lính đảo Song Tử Tây.

Ký tặng viên sỏi san hô Trường Sa.

Nhà báo Nguyễn Phương Hùng tác nghiệp.

Cảm tưởng đầu tiên của nhà báo khi đặt chân lên đảo Song Tử Tây,
 sau 2 ngày lênh đênh trên biển Đông.

Khung cảnh đảo ngày thường chắc vắng vẻ, nay rộn ràng
 vì trên 200 khách đến thăm.

Với anh lính đảo canh gác cột chủ quyền Việt Nam.
Mỗi ca gác khoảng 2-3 giờ.
24/24 có người đứng gác.

Thăm nhà dân trên đảo. Có 6 hộ dân sống nghề chài, bắt cá trên đảo
Song Tử Tây. Mỗi nhà đều có 1-2 con.

Một góc chùa Song Tử Tây nhìn ra biển Đông xanh ngắt. Tấm banner
 có nội dung nói về đại lễ cầu siêu chuẩn bị diễn ra hôm sau.

Khu trại lính và cột đèn hải đăng trên đảo Song Tử Tây.

Ngọn hải đăng khổng lồ trên đảo Song Tử Tây.

Nhà báo Hứa Trung Quân bên cột mốc kỷ niệm thời VNCH (1956)

Đại lễ cầu siêu ở đảo Song Tử Tây.

Đoàn công tác số 6 tại buổi Đại lễ cầu siêu trên đảo Song Tử Tây.

Sân khấu trang nghiêm, hoành tráng trước buổi đại lễ cầu siêu.

Các đại diện tôn giáo và các lãnh đạo đoàn.

Nhà báo Hứa Trung Quân niệm hương tưởng nhớ
 các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.

Chùa Song Tử Tây.

Phỏng vấn sư Thích Minh Hiện,
 người đến và ở lại tu trì trên đảo Song Tử Tây.

Viếng mộ các liệt sĩ trên đảo Song Tử Tây.

Mộ một chiến sĩ trẻ trên đảo Song Tử Tây.

Các linh mục làm lễ cầu nguyện tại nghĩa trang liệt sĩ.

Đàn bò giống trên đảo Song Tử Tây.

Bộ đội chăm sóc vườn rau.

Tưới cây buổi chiều.

Vườn rau muống ngon lành quá!

Giếng nước lợ dùng tưới cây, tắm giặt.

Nhà báo tắm tiên với bộ đội!

Bầy vịt mới lớn trên đảo.

Màu xanh biển đảo.

Mang thêm cây xanh ra trồng.

Trồng cây lưu niệm.

Vẽ bầy bò giống ở đảo Song Tử Tây.

Vẽ và nói chuyện với dân.

Biển đảo thật sạch và đẹp.

Những viên sỏi san hô của Trường Sa thật là một món quà quý giá.

Chuẩn bị cho lễ đặt viên đá đầu tiên, động thổ khởi công xây
 nhà bia tưởng niệm của kiều bào ở đảo Song Tử Tây.

Buổi lễ bắt đầu.

Cây lưu niệm của kiều bào trên đảo Song Tử Tây.

Giao lưu trong bữa ăn tối trên đảo Song Tử Tây.

Etcetera và thứ trưởng phó đoàn Phạm Dũng.

Mời nhau ly rượu.

Cùng hai phó đoàn: Thứ trưởng Bộ nội vụ Phạm Dũng và Đại tá
 phó tham mưu trưởng tư lệnh hải quân Đỗ Minh Thái.

Đêm văn nghệ giao lưu do đoàn văn công QK 7 phụ trách rất sôi động.

Lãnh đạo đoàn xem văn nghệ.

Cùng hát với nhau bài ca đoàn kết giữ biển đảo.

Tàu rời Song Tử Tây đi Nam Yết.

Lính đảo Nam Yết chào đón đoàn.

Đến với đảo Nam Yết.

Phóng viên Etcetera Nguyễn (Việt Weekly) trên đảo Nam Yết.

Đoàn văn công QK 7 chụp ảnh và hát trên đảo Nam Yết.
Cùng hát trên đảo Nam Yết.

6 tôn giáo lớn của Việt Nam (Công giáo, Phật giáo, Hòa hảo, Cao đài,
Tin lành, Hồi giáo) cùng bắt tay nhau trên đảo Nam Yết.

Cầu tầu đảo Nam Yết.

Nhà báo Etcetera và thứ trưởng Bộ nội vụ Phạm Dũng.

Với các anh lính đảo trẻ tuổi nhưng rất can trường, lạc quan.

Tại đảo Nam Yết cũng có bia kỷ niệm thời VNCH.

Rời đảo Nam Yết.

Trên đảo Sinh Tồn Đông.

Một khẩu hiệu tuyên truyền trên đảo Sinh Tồn Đông.

Với một sĩ quan hải quân trên đảo Nam Yết.

Tại cột chủ quyền trên đảo Sinh Tồn Đông.

Cầu tầu đảo Sinh Tồn Đông.

Rời đảo Sinh Tồn Đông.

Rời đảo Sinh Tồn Đông đi đảo Đá Lát.

Trên đường đi tới đảo Đá Lát.

Cặp đảo Đá Tây.

Đảo Đá Tây.

Màu xanh trên đảo Đá Tây.

Trồng rau thơm trên đảo Đá Tây.

Nước dự trữ và rau trồng tự cung tự cấp trên đảo Đá Tây.

Chuẩn bị tới đảo Trường Sa Lớn.
Tàu cặp sát đảo Trường Sa Lớn.

Đài liệt sĩ trên đảo Trường Sa Lớn.

Ngọn hải đăng ở đảo Trường Sa Lớn.

Hoàng hôn trên biển Trường Sa Lớn.

Biển đẹp đến não lòng.

Thật tuyệt vời...

Bãi biển đẹp và sạch như cõi thiên thai!

Do vấn đề an ninh của đoàn, không ai được tắm. Chỉ còn biết nằm dài
 trên mặt cát hưởng chút mùi mặn của biển!

Một nén nhang cho mộ các liệt sĩ.

Khung cảnh biển đảo Trường Sa đẹp như một khu du lịch cao cấp.

Biển đảo đẹp quá.

Nước trong suốt.

Màu xanh cũng thật đặc biệt.

Chuẩn bị đi nhà giàn DK1.

Rời đảo Trường Sa Lớn.

Nhà giàn DK1-11.

Leo lên nhà giàn là chuyện không dễ.

Trên nóc nhà giàn DK1-11.

Trên nóc nhà giàn nhìn về tàu HQ-571.

Tàu HQ-571 nhìn từ nhà giàn DK1-11.

Cô văn công QK 7 làm điệu trên nóc nhà giàn DK1-11.

Giúp vui lính đảo nhà giàn DK1-11.

Tặng quà chiến sĩ nhà giàn.

Phỏng vấn sĩ quan chính trị viên.

Cheo leo đỉnh nhà giàn.

Lính nhà giàn câu cá biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.