Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

200 TRIỆU VNĐ MUA XE GÌ ĐÂY?


Có thể mua được Corolla đời 99 - 2000
Với tầm tiền 200tr bác nên tìm chiếc Corolla GLi 1.6 sản xuất 1999 - 2000. Dòng xe này là đời corolla đầu tiên lắp ráp trong nước, hầu hết thiết bị nhập khẩu (vì lúc đó tỉ lệ nội địa hoá chưa đến 10%). Tôi chay xe này thấy rất bền, tích kiệm nhiên liệu (trong thành phố 8.5 - 9lít/100km, đường trường 7 - 7.5lít/100km). Tất nhiên so với xe đời mới thì thế là ăn xăng (corolla Altis 1.8 đời 2008 chỉ có 6.5-7lít/100km) nhưng so với xe cùng đời 99 - 2000 thì thế là vô đối rồi.
Về đồ đạc thay thế thì nhiều vô kể, vào gara nào cũng có, ra chợ trời cũng nhiều. Chi phí sửa chữa bảo dưỡng rẻ như bèo (tôi mua cách đây 2 năm rồi, hôm trước mang đi bảo dường điều hoà, máy móc, thay dầu phanh, dầu cầu ... cái list thanh toán gần 1 trang giấy A4 mà hết chưa đến 3tr). Mà dòng xe này thì nồi đồng cối đá điển hình của xe toyota nói riêng và xe nhật nói chung (không phải vô cớ mà trong 25 năm qua hãng toyota đã bán được gần 30triệu chiếc corolla - Dòng xe có lượng xuất xưởng lớn nhất thế giới).
Kiều dáng xe corolla đời 99 - 2000 thì không đẹp nhưng cũng không xấu, nói chung đi trên đường thì cũng chẳng ai thèm nhìn nhưng cũng chẳng ai chê. (Dân buôn xe cũ khá kết dòng này vì dễ bán). Nội thất nguyên bản thì có thể nói là xấu (đện nỉ vằn vện trông bẩn và loè loẹt). Bác mà mua xe thì nên bỏ ra 6 - 7tr bọc lại bộ đệm, thay cái cassetle bằng đầu CD là ok, nhìn nội thất lại ngon ngay thôi. Nếu có điều kiện thay bộ vành lazăng đúc mất khoảng gần chục triệu và lắp quả cánh đuôi nữa thì nhìn ngoại thất cũng được phết đấy
Về giá cả thì dòng này cực kỳ giữ giá, với 200 tr bác có thể mua được 1 con đời 99 đi khoảng trên 15 vạn cây số. Nếu ở tầm 220tr - 250tr thì có thể kiếm được 1 con chạy tầm 10 vạn cây, nội ngoại thất đã làm lại ngon lành (con xe tôi mua chạy được 9 vạn cây giá 240tr cách đây 2 năm, sửa chữa làm nội ngoại thất mất 30tr nữa tổng cộng 270tr. Chạy 2 năm rồi chằng phải sửa chữa gì thêm, giờ có người trả 225tr ko bán :))
Chúc bác mua được xe như ý.
P/s: Ở tầm tiền 200tr ngoài chiếc corolla GLi 1.6 bác có thể nghiên cứu thêm Mazda 323, For Deluxe 1.6 (dòng này đồ đạc hơi đắt), Accord đời 93 - 96 (tuỳ chất lượng xe), Camry xuất Mỹ hoặc xuất Úc đời 93 - 97(dòng này chạy thì ngon lắm nhưng chắc giá phải gần 300tr)...
Hải

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

TOYOTA

Lịch lãm. Tinh tế
Dáng vẻ hiện đại và nổi bật cùng phong cách lịch lãm đầy tinh tế, Corolla Altis mới nâng tầm giá trị dòng sedan danh tiếng toàn cầu lên một đẳng cấp đỉnh cao.

 
Corolla Altis hoàn toàn mới – ngôi sao mới của kỷ nguyên.
Rất ít tên tuổi gợi lên cảm giác tin cậy với mọi người như Corolla. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chiếc xe Corolla của Toyota là chiếc xe bán chạy nhất trên thế giới. Suốt 40 năm kể từ ngày đầu tiên được giới thiệu, thế mạnh của Corolla đã được khai thác và không ngừng phát triển để chiếc xe chứng minh được sự đáng tin cậy của nó. Qua 9 thế hệ, cái tên “Corolla” (tiếng Nhật có nghĩa là tràng hoa) gắn liền với danh tiếng của sức mạnh và công nghệ hiện đại nhất. 30 triệu chiếc xe Corolla đã xuất xưởng kể từ năm 1966 đến năm 2006 cùng đồng nghĩa với 30 triệu khách hàng ở hơn 140 nước trên thế giới được cảm thấy hài lòng với chiếc xe của mình.
Thế hệ thứ nhất 1966-1969



Phiên bản đầu tiên của Corolla được giới thiệu vào tháng 11 năm 1966 là sedan 2 cửa động cơ 1,1 lít. Vào tháng 5 năm 1967, TMC giới thiệu thêm mẫu xe sedan 4 cửa và xe wagon 3 cửa. Năm 1968 chứng kiến sự ra đời của loại xe Corolla kiểu dáng thể thao hai cửa - xe Corolla Sprinter.
 Thế hệ thứ hai 1970-1973






Tháng 5 năm 1970, Corolla thế hệ thứ hai với động cơ 1,2 lít ra đời. Tháng 8 năm 1971, Toyota Sprinter 4 cửa động cơ 1,6 lít với thiết kế mui xe sau khác với những đời xe trước có mặt tại tất cả các đại lý của Toyota tại Nhật.

Tháng 4 năm 1974 chứng kiến sự ra đời của Corolla Series 30 - loại xe Corolla được ưa chuộng nhất. Tháng 1 năm 1976, Sprinter Liftback 3 cửa gia nhập dòng xe Corolla. Cũng trong năm này, chiếc xe Corolla thứ 5 triệu được xuất xưởng. 
Thế hệ thứ ba 1974-1978






Thế hệ Corolla thứ 4 cầu sau chủ động lần cuối cùng xuất hiện vào tháng 4 năm 1979. Đây cũng là seri sedan 2 cửa và wagon 3 cửa cuối cùng.
1979 - 1982

Thế hệ thứ 5 của Corolla (tháng 5 năm 1983) ra đời với mẫu xe Corolla Coupe thể thao 4 xi lanh, động cơ DOHC 16 valve.


Thế hệ thứ năm 1983-1986


Thế hệ thứ sáu 1987-1990

Xe Corolla thế hệ thứ 6 có mặt trên thị trường tháng 5 năm 1987 là chuẩn mực cho các loại xe Corolla hiện nay với túi khí phía người lái và động cơ 1,6 - 1,8 lít.

Tháng 6 năm 1991, Corolla thế hệ thứ 7 ra đời với thiết kế khung xe được bo tròn. Xe Corolla chuyển sang kiểu thiết kế gọn nhẹ, với dáng dấp như chiếc Corolla hiện nay. Cũng trong năm này, Corolla nhận được rất nhiều giải thưởng lớn.


Thế hệ thứ bảy 1991-1994


Thế hệ thứ tám 1995-2000

Corolla thế hệ thứ 8 được giới thiệu ở Nhật Bản vào tháng 5 năm 1995. Chiếc xe có mặt ở trị trường châu Âu vào mùa hè năm 1997. Cũng trong năm này, chiếc xe Corolla thứ 20 triệu xuất xưởng. Thế hệ Corolla thứ 8 được đánh giá là chiếc xe của thế kỷ 20 và được sản xuất ở Nhật, Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Thái Lan, Nam Phi và Brazil.

Corolla thế hệ thứ 9 xuất hiện vào tháng 8 năm 2000. Thuộc thế hệ này có loại xe Corolla Fielder gồm Sedan 4 cửa và Wagon 5 cửa. Tháng 1 năm 2001, mẫu xe Hatchback 5 cửa xuất hiện với tên gọi Corolla Runx. Thời gian này thế hệ kế cận của loại xe Sprinter cũng được tung ra với tên gọi Toyota Allex. Động cơ của Corolla thế hệ thứ 9 được trang bị hệ thống van cảm biến thông minh VVT-i (variable valve timing with intelligence) giúp nâng cao mô-men xoắn của động cơ, cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải độc hại.


Thế hệ thứ chín 2001-nay

ALtis 2006

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

VĂN HOÁ... LẠ KỲ MÀ GẦN GŨI!

Chung | xuanlinh39 | July 09, 2010,00:34
Lễ hội Dương Vật và Sinh Sản Hounen tại Nhật thu hút đông người tham dự
Người dân thị trấn Komaki , khoảng 250 dặm về phía Nam của thủ đô Tokyo , Nhật Bản tổ chức một lễ hội về khả năng sinh sản được gọi là Hounen Matsuri (Lễ hội Hounen).
Lễ hội Hounen được tổ chức mỗi năm vào ngày 15 tháng 3 .
Tương truyền nếu sờ tay vào linh vật thì sẽ đem lại may mắn.
Những người đàn ông khênh trên vai một bức tượng gỗ to , cao khoảng 2,5 mét hình dương vật đang cương cứng và họ hô vang câu ” Hoh-sho, hoh-sho” trên suốt quãng đường dài từ đền thờ tên là Shinmei Sha trên một ngọn đồi rộng tới một đền thờ Thần đạo khác tên là Tagata jinja .
Các cô gái trẻ thì cầm những bức tượng gỗ hình dương vật nhỏ hơn đi hai bên đường .
Lễ hội Hounen rất thu hút khách du lịch trong và ngoài Nhật Bản.
Lễ hội được chuẩn bị và bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng tại đền Tagata , nơi mà tất cả các loại đồ ăn , đồ lưu niệm hầu hết có hình dạng dương vật được bày bán .
Khoảng 2 giờ chiều , mọi người cùng nhau tập trung tại đền Shinmei Sha để bắt đầu cuộc diễu hành.
Lễ hội được kết thúc vào khoảng 4:30 chiều. Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com













 (VTC News) - VÀ THIÊN NIÊN .... Những “của quý” hướng thẳng lên trời khiến người ta nghĩ rằng nó là công trình của những người khổng lồ hoặc do người ngoài hành tinh tạo ra.






Con người nơi rừng thẳm...



 Còn ở Việt Nam ta?


Lễ hội Nõ Nường và trò linh tinh tình phộc Ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ , cách Đền Hùng khoảng 5km về phía đông nam bên bờ tả ngạn có một vùng quê mang tên Tứ Xã . Xã Tứ Xã có 32 xóm trong đó xóm Trám và xóm Bùi có đầu tiên nằm trong vùng di tích đồ đá cũ của người Việt cổ như Gò Mun, Đồng Đậu . Tứ Xã xưa kia thuộc vùng đồng trũng ngập nước, lúa chỉ làm một vụ, quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè, cá mú. Tại nơi đây có một ngôi miếu cổ thờ linh vật ẩn mình bên ngòi nước trong khu rừng Trám, cứ 2 hoặc 4 năm một lần vào đầu xuân, nhân dân mở lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọi là miếu Trò, vì miếu Trò nằm trong rừng Trám nên gọi là miếu Trò Trám (nay rừng Trám không còn)… Nghe tiếng gà gáy là nửa đêm, đến giờ lành (giờ tý) bước vào giờ chính lễ “Lễ mật’’. Trước linh vị thần miếu - thần Nõ Nường, “ đôi trò’’ nam thanh, nữ tú đứng sau chủ tế, hướng mặt vào nhau, sẵn sàng đợi lệnh diễn trò. Chủ tế, sau khi khấn xong bài văn tế (…Cảm tất thông, Cầu tất ứng. Bảo vật hộ dân ,ức niên trường tại .Vạn cổ như tân… tất cả có 21 câu, nội dung ngợi ca vật “hèm’’ Nõ Nường: Anh linh tuấn kiệt, Băng xương cốt cách, Kim ngọc tinh thần… ) Sau lời thần chú - cầu xin, gieo quẻ âm dương và lạy xong ba lạy thì bước lên cạnh bàn thờ, mở hòm lấy vật “hèm’’ (ngày trước vật hèm là cái mo nang và dùi gỗ vông, xong việc thì thả xuống hồ ngâm lấy nước tưới ruộng, để diệt trừ sâu rầy cho mùa màng cây trái xum xuê . Nay làm bằng gỗ, sơn đỏ, xong việc là cất vào hòm đặt trong tủ, để trên gác xép sau bàn thờ, còn gọi là bàn thờ thượng, có cầu thang, ) Nõ trao cho nam, Nường trao cho nữ, rồi bước ngang sang phải (bàn thờ) ba bước, quay lại, chếch hướng về đôi trò, miệng hô: “linh tinh tình phộc’’ đồng thời hai tay khoát lên tạo thanh hình chữ “V’’ trước trán - đèn tắt, tuần tự hô ba lần. Theo lệnh tuần tự của mỗi lần hô, đôi trò vừa múa (đứng tại chỗ, hai tay cầm vật “hèm’’ đưa sang đưa về) miệng hát: Bên kia có nứng cùng chăng. Bên này lủng lẳng như giằng cối xay Hát xong hai câu này thì nữ cầm cái Nường đưa lên, nam cầm Nõ “phộc’’ vào và phải làm ba lần như thế. Trong đêm tối, chủ tế nghe “cạch’’ đủ ba tiếng đèn sáng lại. Phút ấy gọi là phút “thiêng’’, “dập’’ chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết “lễ mật tắt đèn’’ đã thành công. Toàn bộ trò diễn ở đây đều phải tuân theo chức năng hoạt động của Nõ Nường “ linh tinh tình phộc’’ - tức là “Đụ Đị’’. “Đụ Đị’’ là ngôn từ thuộc tầng ngôn ngữ cổ, ngữ nghĩa của nó hiện nay ở miền Trung đang còn hiểu: “Đụ’’ vừa là hành động, vừa là hình vật - cái Nõ, còn “đị’’ là hình ba góc - cái Nường. Dân ca Miền Nam có câu: " Bông xanh bông trắng Rồi lại vàng bông Ơ “Nường’’ ơi ! Tục “Tình phộc’’này đến đầu thế kỷ XX đã không còn diễn ra nữa nhưng theo phong tục ngoài rừng trám các đôi trai gái và dân làng, cũng thực hiện lễ thức “ tình phộc’’ và nữ phải giữ một vật của nam để làm tin như khăn đội đầu. Cô nào có chửa trong dịp đó là lễ “hèm’’ của làng thành công, đem lại điều may mắn cả năm cho gia đình và toàn phường. Phường sẽ đứng ra lo liệu tổ chức lễ cưới cho họ và không phải nộp khoản tiền “cheo’’. Đứa con sinh ra trong dịp “lễ mật’’ này là của quí, vật cưng của gia đình và toàn phường. Ngoài ra, cô gái có chửa ấy, nếu từ chối lấy anh gặp tối qua, mà muốn lấy một anh khác thì dân làng cũng vận động người con trai đó và anh ta cũng rất vui vẻ tự nguyện. Đồng thời những bà mà có chửa trong đêm đó thì gia đình càng phấn khởi với câu châm ngôn: Cá ao ai về ao ta, ta được...
Người Chăm nước Việt ...
 
 THỜ "CỦA QUÍ" Ở THÁI LAN



LINH THIÊNG LIỆT NỮ VÕ THỊ SÁU

Chung | xuanlinh39 | July 26, 2010,22:51

 
Ngôi mộ có bốn tấm bia
Không phải cổ tích hay huyền thoại. Chuyện thật trăm phần trăm. Thật, nhưng cả những lúc tâm hồn thăng hoa, giàu tưởng tượng nhất, tôi cũng không hình dung được trên ngôi mộ chị Võ Thị Sáu trong nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo, có tới 4 tấm bia.
Một gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh tới đây trước tôi ít phút, với một mâm đầy hoa trái, vàng hương thành kính đặt lên mộ của chị. Thấy tôi và các chiến sĩ biên phòng Đồn 540 cùng đi đều tỏ ra rất kính cẩn trong khói hương trầm mặc, cháu gái nhỏ tuổi nhất trong gia đình này đã ngước lên bắt chuyện với tôi: "Chú ơi! Chú thấy có lạ không? Mộ cô Sáu có tới bốn tấm bia! Cháu nghe nói cô Sáu linh thiêng lắm. Chắc là chú biết rõ chuyện đó và sự tích bốn tấm bia này?"
Thì ra hình ảnh hy hữu một ngôi mộ có tới bốn tấm bia ở đây đã không chỉ quá ngỡ ngàng đối với tôi. Nó cũng là trọng điểm quan sát và suy nghĩ của cháu gái Sài Gòn hồn nhiên. Vì thế nên cháu và cả gia đình cùng chúng tôi đã rất thích thú, chăm chú lắng nghe chị Nguyễn Thanh Vân, cán bộ Khu Di tích lịch sử - cách mạng Côn Đảo, người hướng dẫn  đoàn chúng tôi kể lại sự tích đó. Chị bắt đầu từ cội nguồn, tức là từ thân thế, chiến công, hành động anh hùng của chị Sáu.
Ngôi mộ có 4 tấm bia của anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu ở nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo
Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933 ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Được sinh ra ở vùng quê giàu truyền thống cách mạng, năm 1947 khi mới 14 tuổi, chị gia nhập Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ với mong muốn trừng trị bọn ác ôn. Từ đó, chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát làm nhiệm vụ phá tề, trừ gian với nhiều chiến công nổi tiếng.
Tháng 2/1950, chị dẫn đầu một tổ, dùng lựu đạn tập kích diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay. Không may chị bị sa vào tay địch. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, nhưng không khai thác được gì, liền đưa chị về giam ở khám Chí Hòa, Sài Gòn để tiếp tục khai thác và sau đó mở phiên tòa, tuyên án tử hình chị.
Tại phiên tòa đại hình, tuy  mới 17 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang tỏ rõ khí phách anh hùng của một thiếu nữ Việt Nam làm cho lũ quan tòa và đồng bọn đều phải nể sợ. Chị sang sảng khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi tên quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét vào mặt y: "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đả thực dân Pháp!". "Kháng chiến nhất định thắng lợi!".
Thực dân Pháp muốn giết chết ngay người con gái đáng sợ này, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình đối với người chưa đến tuổi thành niên. Chúng phải tiếp tục giam chị ở khám Chí Hòa và  rồi đưa ra Côn Đảo. Ngày 23/1/1952, chúng thi hành bản án, bắn chết chị ở ngoài hòn đảo xa đất liền này sau hai ngày chúng đưa chị ra đây. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị đã gửi lòng mình với đất nước và nhân dân bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh...
Bốn giờ sáng ngày 23/1/1952, sau khi tên chánh án làm thủ tục thi hành án, viên cố đạo liền lên tiếng: "Bây giờ cha rửa tội cho con". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội...". Ông ta kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước".
Đã được mật báo về hành động anh hùng của Võ Thị Sáu và cả ngày giờ giặc Pháp hành hình chị - một nữ tù đầu tiên và duy nhất ở Côn Đảo từ trước tới thời điểm ấy, hàng ngàn trái tim những người tù chính trị từ banh I đến banh II đã thổn thức suốt đêm. Khi lắng nghe thấy bước chân bọn đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát thời ấy dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Ra đến pháp trường, tên chánh án hỏi chị: "Còn yêu cầu gì trước khi chết?". Chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu cất cao tiếng hát. Chị hát bài Tiến quân ca. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét lên: "Đả đảo thực dân Pháp!". "Việt Nam độc lập muôn năm!". "Hồ Chủ tịch muôn năm!".--PageBreak--
Tiếng thét của chị làm bọn đao phủ chùng tay, bảy tiếng súng khô khốc nổ chuệch choạc. Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang đứng đó. Cặp mắt chị trừng trừng nhìn chúng. Tên đội trưởng lê dương không tổ chức bắn loạt đạn thứ hai. Hắn rút súng ngắn lầm lũi bước lại gí vào mang tai chị, bóp cò...
Sau đó, chiến công và nhất là hành động anh hùng lẫm liệt trước kẻ thù của Võ Thị Sáu - người con gái Việt Nam anh hùng - đã được truyền tụng không chỉ trong các banh tù mà còn vào đến phòng ngủ của bọn chúa đảo, chức sắc và các gia đình trên toàn Côn Đảo...
Do cảm phục người con gái anh hùng, ngay tối hôm 23/1, kíp tù làm thợ hồ ở khám 2, banh I đã tìm cách đúc một tấm bia bằng ximăng đề rõ họ tên, quê quán, ngày hy sinh  đặt ở đầu mộ chị. Sáng hôm sau hay tin, tên chúa đảo Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia, san bằng ngôi mộ.
Tưởng thế là đã xóa bỏ được uy linh của Võ Thị Sáu, Jarty không ngờ, sáng hôm sau, mộ chị lại được đắp cao hơn trước và một tấm bia bằng ximăng khác lại được dựng lên trang trọng. Jarty lồng lên, ra lệnh cho giám thị trưởng Passi chỉ huy 20 tên tay sai, mang 10 bó roi mây đến khủng bố kíp tù thợ hồ. Chúng lôi từng người ra đánh, người lủng đầu, rách lưng đổ máu... nhưng không ai hé răng khai báo. Sau trận ấy, nhiều tù nhân phải nằm bệnh xá, những người bị tình nghi phải nằm xà lim. Nhưng những người còn đi làm khổ sai vẫn lén giấu từng nhúm xi măng để dựng lại bia, đắp lại mộ chị Sáu.
Không ai nhớ hết có bao nhiêu tấm bia bằng ximăng được dựng trên mộ chị. Và, cũng không biết có bao nhiêu lệnh của bọn chúa đảo, gác ngục, phái tay sai ra đập mộ Võ Thị Sáu. Nhưng bọn chúng không sao hiểu nổi, cứ mỗi lần chúng đập bia, phá mộ chị, thì sau đó bia mộ chị Sáu lại hiện lên như trước. Họ bắt đầu lan truyền rằng: "Cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể đập phá được mộ của cô", và còn đồn rằng: "Cô đã hiện về, cô sẽ vặn cổ những tên hỗn láo...", và những chuyện như huyền thoại về chị Sáu bắt đầu  truyền đi.
Một điều trùng hợp mà không ai lý giải được là những tên hỗn láo trực tiếp chỉ huy phá mộ chị, hoặc trực tiếp đập bia mộ chị thì vài hôm sau đã chết "bất đắt kỳ tử", hoặc khùng khùng, điên điên. Thấy thế, bọn gác ngục và lũ tù gian bắt đầu chùn tay. Cũng từ đây bọn cai tù, gác ngục, và kể cả vợ con họ khi nhắc tới điều gì đều không thề: "Có trời đất quỷ thần", mà thề: "Có cô Sáu chứng giám". Lời thề ấy đến cả tên chúa đảo cũng phải thốt ra.
Từ đó, không chỉ riêng các tù chính trị mà cả những tù thường phạm, vợ con gác ngục, binh lính, công chức... mỗi lần đi ngang qua nghĩa trang Hàng Dương đều không quên đặt một viên đá, hay cắm một bông hoa, thắp một nén hương lên mộ chị. Thế nên phần mộ chị và tấm bia bằng ximăng đã không mất đi mà cứ cao dần, tồn tại cho tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là tấm bia thứ nhất được đặt ở bên phải phía trước ngôi mộ mới được xây dựng lại khang trang hiện nay.
Tấm bia thứ hai màu trắng và cùng ở phía trước, nhưng bên trái ngôi mộ với các dòng chữ khá rõ: "Liệt nữ Võ Thị Sáu sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952" cũng là một chuyện hiếm có.
Chuyện là, năm 1960 khi Tăng Tư ra Côn Đảo nhận chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Côn Đảo, vợ y đang mắc chứng bệnh nan y. Nghe chuyện về Võ Thị Sáu, vợ chồng y đã âm thầm lập bàn thờ chị Sáu trong nhà, làm thần hộ mệnh và cầu mong chị phù hộ cho vợ y tìm được thầy thuốc chữa khỏi bệnh. Năm 1964, Tăng Tư lên chức tỉnh trưởng, vợ y khỏi bệnh. Vợ chồng Tăng Tư liền làm lễ tạ và gieo quẻ xin phép được trùng tu ngôi mộ của chị Sáu. Rồi vợ Tăng Tư về ngay Chợ Lớn đặt tấm bia có khắc rõ là: "Liệt nữ Võ Thị Sáu..." và tổ chức buổi lễ long trọng đặt bia trên mộ chị.
Tấm bia thứ ba bằng đá đen với những dòng chữ phủ nhũ vàng: "Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu sanh năm 1933..." được đặt ở vị trí trung tâm trang trọng nhất trên mộ phần của chị, đó là tấm bia với danh nghĩa Nhà nước và nhân dân ta ghi công chị - người con gái Việt Nam bất khuất anh hùng.
Tấm bia thứ tư bằng đá, phía sau tấm bia này là một phiến đá hoa cương hình tròn đường kính gần hai mét. Nó vừa làm nền rất bề thế, hài hòa cho phía sau phần mộ, vừa tượng trưng cho ý chí hiên ngang của chị Võ Thị Sáu khi ở tuổi 17. Cũng còn một ý nghĩa là chị mãi mãi vẫn trẻ đẹp và sống mãi cùng non sông gấm vóc như ánh trăng rằm.
Cô hướng dẫn viên Nguyễn Thanh Vân đưa tay hướng tầm mắt chúng tôi về phía tấm bia tròn và ngừng lời kể. Chị Sáu ơi, lâng lâng quá. Từ nãy tới giờ, đúng là chúng tôi đã như được chị ru trong huyền thoại
Hà Bình Nhưỡng

ĐỪNG MUA LÔNG ĐUÔI VOI NHÉ!

Chung | xuanlinh39 | August 05, 2010,21:52


Voi bị chặt trộm đuôi (ảnh Internet) 

 















  Nhẫn có luồn lông voi (ảnh Internet) 
DakLak có thêm một loại hàng lưu niệm thuộc diện độc nhất vô nhị: lông đuôi voi. Mỗi ngày có hàng trăm sợi lông bị bán cho du khách. Hậu quả là trong số những con voi ít ỏi còn lại của DakLak, có con đã bị trộm nhẫn tâm chặt cụt đuôi.
Nhiều người mê chơi lông đuôi voi kể rằng, trước đây các quan trong triều đình thường mang lông đuôi voi bên mình như một thứ bùa hộ mệnh, đặc biệt trong những chuyến công cán xa phải vượt núi băng rừng (như đi sứ chẳng hạn) thì lông đuôi voi là thứ được chuẩn bị đầu tiên. Theo quan niệm của họ, "tượng tu" không những giúp tránh được tà ma chướng khí, thú dữ, mà còn giúp chủ nhân của nó có giác quan thứ sáu, biết trước những trở ngại để đề phòng.
Còn với người M'Nông, lông đuôi voi không những đem lại may mắn, mà còn cả sự... chung thủy. Từ quan niệm đó, các đôi trai gái M'Nông vẫn thường tặng nhau lông đuôi voi để biểu thị tình cảm.
Thực hư về tác dụng của lông đuôi voi thế nào chưa rõ. Nhưng có một thực tế là mỗi ngày có đến hàng trăm sợi lông đuôi voi bị bán đi như một loại hàng lưu niệm đặc biệt quý hiếm ở DakLak. Nhiều người mua lông đuôi voi không phải vì tin vào những điều màu nhiệm mà đơn thuần chỉ vì hiếu kỳ.
Ngày trước, những sợi lông đuôi voi dài hơn gang tay giá chỉ 5.000 đồng. Còn bây giờ một sợi lông ngắn như cái tăm cũng có giá gần 100.000 đồng. Sợi càng dài giá tiền càng cao, có khi lên đến nửa triệu đồng. Đặc biệt những sợi lông đuôi voi có màu trắng giá cao gấp đôi lông đuôi voi đen.
Để tăng thêm giá trị cho sợi lông đuôi voi, người ta đã sáng kiến luồn chúng vào những chiếc nhẫn vàng có nhiều lỗ. Lông đuôi voi đen bóng trong chiếc nhẫn vàng trông rất đẹp mắt. Một thợ kim hoàn chuyên chế tác nhẫn lông đuôi voi bịt vàng cho biết, một chiếc nhẫn vàng trị giá 300.000 đồng, quấn thêm sợi lông đuôi voi vào giá bán thấp nhất cũng 500.000 đồng (Tienphong).

            Cả tỉnh còn mấy con voi? Mỗi đuôi voi được bao nhiêu lông mà nhổ?
            Trong cuộc khảo sát mới đây của nhóm tư vấn khoa Nông-Lâm nghiệp-Trường Đại học Tây Nguyên, năm 2009 còn 61 con voi nhà tập trung chủ yếu ở các huyện: Ea Súp, Buôn Đôn và Lak (tỉnh DakLak). Trong đó, có 3 con voi dưới 15 tuổi, 43 con đang ở tuổi 15-45 và số còn lại là các "cụ voi" già yếu. Đến nay, đàn voi nhà DakLak chỉ còn 56 con.
            Một con voi đối với người Êđê, M'nông là vô giá, chẳng ai lại đi nhổ lông đuôi để bán. Vậy lông đuôi voi lấy ở đâu?
Nhưng đi đâu cũng thấy bán lông đuôi voi, thật lạ kỳ! Thế là công nghệ "sản xuất lông đuôi voi" ra đời. Ai cũng biết là lông đuôi voi có chất sừng. Nhờ sự "khéo léo" của các tay thợ thủ công, sừng trâu, sừng bò được chuốt nhỏ ra thành lông đuôi voi, giá dao động từ 100 000đ đến vài trăm ngàn đồng, tùy theo cái "máu" của khách. Bọn lừa đảo có dịp kiếm tiền!
Tuy nhiên điều đáng bàn là sự mê tín ấy đã làm bùng phát cơn sốt chặt trộm đuôi voi. Một hành động độc ác, tàn bạo!
Những chú voi thông minh, đáng yêu bỗng chốc trở thành mục tiêu chặt trộm đuôi của bọn bất nhân. Trước đây, voi nuôi thả thì nay như "gái cấm cung". Sự trong lành, bình yên của buôn làng ngàn đời nay bỗng nhiên thành nỗi nghi kị, cảnh giác.
            Nếu đến DakLak, bạn nhớ đừng mua đuôi voi. Không tiếp tay cho bọn vô lương trộm lông đuôi voi nhé!

HỘI THAO TRUYỀN THỐNG

KHỐI DOANH NGHIỆP TỈNH DAKLAK - 

KẾT QUẢ

Chung | xuanlinh39 | August 07, 2010,17:12