Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

BẢO VẬT QUỐC GIA - HẠNH PHÚC VÀ TỰ HÀO!

Chung | xuanlinh39 | October 10, 2010,15:30
Thế là bao nhiêu nghi ngờ, đồn đoán...
Bao nhiêu lo âu, thấp thỏm...
Bao nhiêu nóng giận bởi không thể kiên nhẫn thêm...
Rồi các bảo vật Quốc gia xuất hiện trong Mùa Thu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đẹp lung linh, đẹp diệu kỳ.
Suốt mấy cuộc kháng chiến bom rơi, đạn nổ, máu xương hòa đỏ thắm đất quê hương, đói no mấy lần tuôn nước mắt... ấy vậy mà Bảo vật Quốc gia vẫn còn đây. Đỏ thắm, lung linh, kỳ vĩ.
Văn hóa của dân tộc ta giữa lòng đất Việt này trường tồn trong dòng chảy lịch sử: yêu thương, nhân hậu, hòa bình...
Tự hào về Bảo vật Quốc gia của bao lớp tiền nhân để lại. Tự hào về nét văn hóa đầy sức sống, sáng trong, diệu kỳ qua mấy ngàn năm lịch sử. Tự hào về mỗi con người, mỗi nhành cây ngọn cỏ trên Tổ quốc Việt Nam đã qua bao gian khổ đau thương vẫn thấm sâu tình đất, tình người.  Cháu con thấy bóng tiền nhân càng thêm yêu thương và đoàn kết cho một ngày mai tươi sáng hơn...
 
Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung
Sau hơn 50 năm được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, những bảo vật tượng trưng cho quyền lực của triều đại phong kiến như kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, bảo kiếm... lần đầu được giới thiệu tới công chúng sáng 9/10.

1- Hoàng cung vốn bí ẩn với với người dân và bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn. Hàng trăm năm qua, không nhiều người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này. Chính vì vậy, những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung.

2- Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ năm 1959 đến nay, hàng trăm bảo vật của triều đại Lê, Nguyễn như ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

3- Tại lần trưng bày đầu tiên, dù số lượng bảo vật không nhiều, nhưng để đảm bảo an ninh, Bảo tàng Lịch sử đã nhập tủ trưng bày bằng kính 2 lớp dày 12 ly, đóng mở bằng mật khẩu, bục bệ bằng thép 2 lớp. Phòng trưng bày cũng được lắp camera quan sát 24/24h.

4- Các vị quan khách tham quan tủ trưng bày mũ vàng của vua triều Lê, Nguyễn.

5- Do lần đầu được chiêm ngưỡng những bảo vật này nên hàng trăm người dân đã chen cứng trong phòng trưng bày và đua nhau ghi lại những hình ảnh đáng nhớ.

6-Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19) nặng hơn 700 gam.

7-Mũ vàng triều Nguyễn (thế kỷ 19), nặng 660 gam, được gắn nhiều họa tiết bằng vàng.

8-

9-Cận cảnh đỉnh mũ.

10-Phía sau mũ cũng được trang trí tinh xảo.

Ấn, kiếm vàng triều Nguyễn

11-Từ trái qua phải: Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" bằng vàng ròng nặng 8,5 kg, đúc năm Minh Mạng 8 (1827); ấn ngọc "Đai Nam Thu thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ" của triều Nguyễn; ấn "Quốc gia tín bảo" đúc bằng vàng, nặng gần 5 kg vào niên hiệu Gia Long.

12-

13-Ấn "Sắc mệnh chi bảo" gồm 2 cấp, có hình vuông, trên có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: "Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo". (Nghĩa là: Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).

14-Kiếm vàng triều Nguyễn thế kỷ 19 (bên trên) và kiếm vàng "An dân bảo kiếm" năm Khải Định (1916-1925) ở bên dưới.

15-

16-

17-

18-Các họa tiết chạm khắc tinh xảo trên kiếm.

19-

20-

Chén ngọc, chậu vàng, sách vàng

21-Bộ chén ngọc khảm vàng triều Nguyễn.

22-Chậu vàng của triều Nguyễn, năm Duy Tân 5 (1911), trọng lượng 1,4 kg.

23-

24-

25-Đài vàng cẩn ngọc triều Nguyễn thế kỷ 19.

26-

27-Cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1 kg.
Tiến Dũng Vnexpress.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.