Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

BUÔN MA THUỘT

Thành phố Buôn Mê Thuột thành đô thị loại I
16:15 | 09/02/2010 (Chinhphu.vn) -
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận thành phố Buôn Mê Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Buôn Mê Thuột (hay Ban Ma Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên. Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Mê Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn. Là một thành phố năng động nhất Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột được công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân của thành phố đạt 20%; tổng thu ngân sách 1.523 tỷ đồng, trong đó ngân sách được giao thu 717 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 1.326 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo là 2,3%. Tỷ trọng các ngành: Công nghiệp-xây dựng 42%, thương mại-dịch vụ 47% và nông-lâm nghiệp là 11%. Theo Nghị quyết đề nghị công nhận Buôn Mê Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, thành phố đạt các chỉ tiêu cụ thể như: Chức năng đô thị đạt 10,89/15 điểm; quy mô dân số toàn đô thị đạt 8,37/10 điểm; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 3,5/5 điểm; hệ thống công trình hạ tầng đô thị đạt 48,92/55 điểm; kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 8,4/10 điểm. Như vậy, đối chiếu với các quy định phân loại đô thị thì thành phố Buôn Ma Thuột đã cơ bản đạt được các tiêu chuẩn của đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, với tổng số điểm là: 83,58/100 điểm. Thành phố đang tiếp tục phấn đấu phát triển để đến năm 2015 trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
Phương Mai (Nguồn: Quyết định 228/QĐ-TTg)  
                   (RẤT TIẾC LÀ TRANG TIN CHINHPHU.VN CŨNG VIẾT SAI. VIẾT ĐÚNG LÀ BUÔN MA THUỘT)

CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ BUÔN MA THUỘT

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
SỐ 75/HĐBT NGÀY 19-9-1981
VỀ VIỆC PHÂN VẠCH ĐỊA GIỚI CỦA HUYỆN VÀ THỊ XÃ BUÔN MA THUỘT THUỘC TỈNH ĐẮC LẮC
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ điều 107 Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ điều 16 của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/7/1981;
Theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc và Ban tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập huyện Krông Ana trên Cơ sở tách các xã EA Bông, EA Na, EA Tiêu, Quảng Điền của Thị xã Buôn Ma Thuột và các xã Hiệp Hoà, EA EHOK, EA Ktur của huyện Krông Pách cùng tỉnh đưa sang. Trụ sở huyện đóng tại xã EA Bông. Địa giới của huyện Krông Ana ở phía bắc giáp thị xã Buôn Ma Thuột và huyện Krông Pách, phía nam giáp huyện Lắc, phía đông giáp huyện Krông Pách, phía tây giáp huyện Đắc Min.
Điều 2: Thành lập huyện Krông Bông trên cơ sở tác các xã EA Trul, Hoà Sơn, Khuê Ngọc Điền, Krông Bông, Hoà Lễ, Hoà Phong, Hoà Tân, Hoà Thành, Cư Kty, EA Yiêng của huyện Krông Pách cùng tỉnh đưa sang. Trụ sở huyện đóng tại xã Khuê Ngọc Điền. Địa giới của huyện Krông Bông ở phía bắc giáp huyện Krông Pách, phía nam giáp huyện Lắc và huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp huyện M'drăk và huyện Diên Khánh của tỉnh Phú Khánh, phía tây giáp huyện Krông Ana.
Điều 3: Huyện Krông Pách sau khi được phân vạch lại địa giới bao gồm các xã EA Kar, Krông Búk, EA Kuăng, EA Yông, EA Knuéc, Hoà Tiến, Hoà An, EA Uy. Trụ sở huyện đóng tại xã Hoà An. Địa giới của huyện Krông Pách ở phía bắc giáp huyện Krông Búk, phía nam giáp huyện Krông Bông, phía đông giáp huyện M'drăk, phía tây giáp thị xã Buôn Ma Thuột. Điều 4: Các đồng chí Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc và trưởng Ban tổ chức của Chính phủ chịu trách nhiêm thi hành Quyết định này.
Người ký: Tố Hữu
(Theo Xalộ luật)  
 -----------------------------------------------------
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
SỐ: 06/CP NGÀY 21 THÁNG 1 NĂM 1995
VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
GIỮA THÀNH PHỐ VỚI CÁC HUYỆN
CƯ JÚT, EA SÚP, KRÔNG PẮC
THUỘC TỈNH ĐẮK LẮC

CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắc và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH
Điều I.- Nay thành lập thành phố Buôn Ma Thuột, thành lập các phường mới và điều chỉnh địa giới hành chính giữa thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắc thuộc tỉnh Đắk Lắc như sau:
- Thành lập thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở thị xã Buôn Ma Thuột.
- Thành lập phường mới và chuyển một số xã của thành phố Buôn Ma Thuột về các huyện Cư Jút, Ea Súp, Krông Pắc quản lý.
1. Thành lập phường Ea Tam trên cơ sở xã Ea Tam hiện tại. Phường Ea Tam có diện tích tự nhiên 1.199 héc ta với 11.654 nhân khẩu. Địa giới phường Ea Tam: phía Đông giáp phường Tự An và xã Ea Kao; phía Tây giáp phường Khánh Xuân; phía Nam giáp phường Khánh Xuân và xã Ea Kao; phía Bắc Giáp phường Tân Thành và phường Tự An.
2. Thành lập phường Khánh Xuân thuộc thành phố Buôn Ma Thuột trên cơ sở diện tích tự nhiên 628 héc ta, 10.105 nhân khẩu của xã Hoà Khánh và diện tích tự nhiên 1.500 héc ta, 8.777 nhân khẩu của xã Hoà Xuân.
- Phường Khánh Xuân có diện tích tự nhiên 2.128 héc ta, 18.882 nhân khẩu. Địa giới phường Khánh Xuân: phía Đông giáp xã Ea Kao và phường Ea Tam; phía Tây giáp xã Hoà Xuân và xã Hoà Khánh; phía Nam giáp xã Hoà Khánh; phía Bắc giáp phường Thống Nhất, phường Tân Thành và xã Ea Nuôl.
- Xã Hoà Khánh còn lại diện tích tự nhiên 3.682 héc ta và 10.071 nhân khẩu. Địa giới xã Hoà Khánh: phía Đông giáp xã Ea Kao; phía Tây giáp xã Hoà Phú; phía Nam giáp huyện Krông Ana; phía Bắc giáp xã Hoà Xuân và phường Khánh Xuân.
- Xã Hoà Xuân còn lại diện tích tự nhiên 2.495 héc ta và 4078 nhân khẩu. Địa giới xã Hoà Xuân: phía Đông giáp phường Khánh Xuân; phía Tây giáp xã Hoà Phú; phía Nam giáp xã Hoà Phú và xã Hoà Khánh; phía Bắc giáp xã Ea Nuôl.
3. Chuyển 3 xã Cuôr Knia, Ea Nuôl, Ea Bar của thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích tự nhiên 17.928 héc ta, 28.736 nhân khẩu về huyện Ea Súp quản lý (trừ diện tích tự nhiên 400 héc ta, 2.044 nhân khẩu của xã Ea Nuôl giao lại cho phường Thống Nhất).
- Huyện Ea Súp sau khi điều chỉnh địa giới có diện tích tự nhiên 333.528 héc ta, 50.236 nhân khẩu, gồm 10 đơn vị hành chính là các xã: Ea Súp, Ea Bung, Ea Lê, Ea Rôk, Ea Huar, Ea Wer, Krông Na, Cuôr Knia, Ea Nuôl, Ea Bar. Địa giới huyện Ea Súp: phía Đông giáp huyện Ea Hleo và huyện Cư Mgar; phía Tây giáp biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia; phía Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Cư Jút; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.
- Xã Ea Nuôl (thuộc huyện Ea Súp) còn lại diện tích tự nhiên 7.400 héc ta và 5.416 nhân khẩu. Địa giới xã Ea Nuôl: phía Đông giáp xã Ea Bar và xã Cư Êbur; phía Tây giáp huyện Cư Jút; phía Nam giáp xã Hoà Xuân; phía Bắc giáp xã Cuôr Knia.
4. Chuyển các xã Hoà Phú, Hoà Xuân, Hoà Khánh của thành phố Buôn Ma Thuật với diện tích tự nhiên 10.932 héc ta và 24.271 nhân khẩu về huyện Cư Jút quản lý. Huyện Cư Jút sau khi điều chỉnh có diện tích tự nhiên 82.432 héc ta, 62.433 nhân khẩu; bao gồm các xã: Ea Pô, Trúc Sơn, Tâm Thắng, Đăk Drông, Nam Dong, Hoà Phú, Hoà Khánh, Hoà Xuân và thị trấn Ea Tling. Địa giới huyện Cư Jút: phía Đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột; phía Tây giáp huyện Đăk Mil và biên giới Căm-pu-chia; phía Nam giáp huyện Krông Nô, Đăk Mil và huyện Krông Ana; phía Bắc giáp huyện Ea Súp.
5. Chuyển xã Hoà Đông thuộc thành phố Buôn Ma Thuột với diện tích tự nhiên 3.739 héc ta và 7.971 nhân khẩu về huyện Krông Pắc quản lý (trừ diện tích tự nhiên 125 héc ta với 4.481 nhân khẩu giao lại cho phường Tân Lập).
- Huyện Krông Pắc sau khi điều chỉnh có diện tích tự nhiên 62.239 héc ta với 144.329 nhân khẩu gồm 14 đơn vị hành chính là các xã: Ea Uy, Ea Yiêng, Ea Knuếc, Ea Yông, Hoà An, Hoà Tiến, Krông Buk, Ea Kuăng, Ea Phê, Ea Hiu, Ea Kênh, Tân Tiến, Hào Đông và thị trấn Krông Pắc. Địa giới huyện Krông Pắc: phía Đông giáp huyện Ea Kar; phía Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana; phía Nam giáp huyện Krông Bông và huyện Krông Ana; phía Bắc giáp huyện Krông Búk.
- Phường Tân Lập (thuộc thành phố Buôn Ma Thuột) có diện tích tự nhiên 3.500 héc ta; 36.906 nhân khẩu. Địa giới phường Tân Lập: phía Đông giáp xã Ea Tu, xã Hoà Đông, xã Hoà Thắng; phía Tây giáp xã Cư ÊBur và phường Thắng Lợi; phía Nam giáp phường Tự An, xã Hoà Thắng; phía Bắc giáp huyện Cư Mgar.
6. Thành phố Buôn Ma Thuột sau khi điều chỉnh có diện tích tự nhiên 26.985,7 héc ta và 219.333 nhân khẩu, gồm các phường: Thắng Lợi, Thống Nhất, Tân Lập, Tân Thành, Thành Công, Tân Tiến, Tự An, Ea Tam, Khánh Xuân và các xã Cư ÊBur, Hoà Thuận, Ea Tu, Hoà Thắng, Ea Kao. Địa giới thành phố Buôn Ma Thuột: phía Đông giáp huyện Krông Pắc; phía Tây giáp huyện Cư Jút; phía Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Cư Jút; phía Bắc giáp huyện Cư Mgar và huyện Ea Súp.
Điều 2.- Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắc và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

                                                                           (Theo Chinhphu.vn)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.