Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

TỪ "ĐỒNG CHÍ" CÓ TỪ KHI NÀO?

"ĐỒNG CHÍ"
Ngày xưa, từ thời cổ Trung Hoa, có mấy từ xưng hô được dùng nhiều như ‘trưởng lão", "tiên sinh", "đồng chí"...
Thời Xuân Thu (-770 đến - 403), ông Tả Khâu Minh đã giải nghĩa từ "đồng chí" như sau: "Đồng đức tài phải đồng lòng, đồng lòng ắt phải đồng chí".
          Trịnh Huyền đời Đông Hán (khoảng từ năm 25 đến năm 220) nói rõ: "Đồng chí là bạn bè".
          Cùng thời với Trịnh Huyền là Vương Sung trong tập sách "Luận hành" vẫn thường nói: " Hảo hữu đồng chí" (bạn tốt cùng chí hướng).
          Ông Tôn Trung Sơn, năm 1918 đã viết trong hai tập sách "Chí hải nội ngoại đồng chí thư" (thư gửi các đồng chí trong và ngoài nước) và "Chí Nam Dương đồng chí thư" (gửi các đồng chí Indonesia). 
         Trong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc, từ "đồng chí" thường dùng nhiều trong nội bộ đảng.
          Năm 1920, Mao Trạch Đông đã nói và viết từ "đồng chí" khi trao đổi với bạn bè, cộng sự.
          Nắm 1923, các văn bản giao dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng từ "đồng chí thân mến".
          Năm 1949, từ "đồng chí" được dùng để xưng hô tôn kính và thân thiết giữa các dân tộc ở Trung Quốc.
          Năm 1959, Mao Trạch Đông ra chỉ thị phải dùng từ "đồng chí" để xưng hô giữa các đảng viên.
          Ngày 14 tháng 12 năm 1965, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra thông tri chính thức yêu cầu các đảng viên phải xứng hô với nhau là "đồng chí".
          Như vậy, từ "đồng chí" đã có xấp xỉ gần 3000 năm rồi đấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.